Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 Mùa Vọng Năm B
- In trang này
- Lượt xem: 607
- Ngày đăng: 04/12/2023 11:02:35
1. Đức Giêsu được gọi là Đấng Kitô. Bạn có biết ý nghĩa của từ “Kitô” không? Tìm một từ đồng nghĩa với “Kitô”.
2. Đức Giêsu được gọi là “Con Thiên Chúa” trong Mc 1,1. Khi nào Chúa Cha gọi Đức Giêsu là Con yêu dấu? Đọc Mc 1,11; 9,7. Quỷ có biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa không? Đọc Mc 3,11; 5,7. Trong Tin Mừng Máccô, ai là người cuối cùng tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa? Đọc Mc 15,39.
3. Đọc Mc 1,2-3 và cho biết sứ mạng của Gioan Tẩy giả là gì?
4. Đọc Mc 1,4-5 và cho biết công việc chính của Gioan trong hoang địa là gì?
5. Ông Gioan mặc giống với ai trong Cựu ước? Đọc 2 Vua 1,8. Ăn châu chấu và mật ong có ý nghĩa gì?
6. Đọc Mc 1,7-8. Đây là lời giảng của Gioan cho những người tuôn đến với ông. Bạn có thấy Gioan nói về chính mình không? Ông mô tả Đấng đến sau ông là người thế nào?
7. Cứ đến mùa Vọng chúng ta lại gặp khuôn mặt của Gioan Tẩy giả. Trong Tin Mừng Máccô, hình ảnh ông Gioan có nổi bật không? Đọc 1,6-9.14; 2,18; 6,14-29; 8,28; 11,30-33.
GỢI Ý SUY NIỆM
Theo bạn, để làm chứng về Chúa Giêsu cho con người hôm nay, chúng ta có cần sống trong hoang địa và ăn mặc như Gioan không? Đời sống của người Kitô hữu hôm nay cần khác biệt về mặt nào để có thể đưa con người hôm nay gặp Chúa? Cụ thể trong Mùa Vọng này, tôi muốn quyết tâm sửa đổi điều gì?
PHẦN TRẢ LỜI
1. Đấng Kitô, tiếng Hy Lạp là Christos, có nghĩa là Đấng được (Thiên Chúa) xức dầu. Bản Bảy Mươi dịch “Mêsia” (Mashiakh) trong tiếng Do Thái cổ thành “Kitô”. Đấng Mêsia hay Đấng Kitô là Đấng được (Thiên Chúa ) xức dầu. Người được xức dầu là người được Thiên Chúa tuyển chọn để thi hành một sứ mạng của Thiên Chúa, cho dân của Ngài. Các vị vua Do Thái như Đavít, Salomon, thậm chí cả vị vua ngoại giáo là Kyrô (Is 45,1), được gọi là đấng được xức dầu. Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái nóng lòng mong đợi một vị lãnh đạo là Đấng Mêsia hay Đấng Kitô, là người được Thiên Chúa xức dầu. Trong Tin Mừng Máccô, khi bị tra vấn trước Thượng Hội đồng, Đức Giêsu đã nhận mình là Đấng Kitô (Mc 14,62).
2. Trong Mc 1,1 ngoài tước vị “Kitô”, thánh sử Máccô còn giới thiệu Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Chúa Cha đã gọi Đức Giêsu là “Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” khi Đức Giêsu chịu phép rửa bởi ông Gioan ở sông Giođan (Mc 1,11). Và khi Đức Giêsu được hiển dung trên núi, Cha cũng giới thiệu “Đây là Con Ta yêu dấu” (Mc 9,7). Quỷ cũng biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 3,11; 5,7). Viên đại đội trưởng ngoại giáo là người cuối cùng tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa khi chứng kiến Ngài tắt thở như vậy (Mc 15,39). Thật ra Đức Giêsu đã nhận mình là Con Đấng đáng chúc tụng, nghĩa là Con Thiên Chúa, khi đứng trước Thượng Hội Đồng (Mc 14,61-62). Không thấy các môn đệ tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong Tin Mừng Máccô (khác với Mt 16,16).
3. Để nói về vai trò của Gioan Tẩy giả, thánh sử Máccô (1,2-3) đã đưa ra hai trích dẫn trong Cựu Ước, tuy không trích nguyên văn: - sách Xuất hành 23,20 về biến cố dân Ítraen được Thiên Chúa cho vào Đất Hứa, có thiên sứ được sai đi trước để giữ gìn họ trên đường; và - sách Isaia 40,3 về tiếng hô hãy làm một con đường thẳng trong hoang địa cho ĐỨC CHÚA để từ đất lưu đày Babylon về lại Ítraen. Vậy theo Máccô, Gioan Tẩy giả là sứ giả được Thiên Chúa sai đến để dọn đường cho Đức Giêsu. Ông chính là tiếng kêu trong hoang địa, mời mọi người chuẩn bị con đường thẳng cho Đức Giêsu đến. Như thế có một điểm khác biệt: thiên sứ được sai đi dọn đường cho ĐỨC CHÚA, còn Gioan được sai đi dọn đường cho Đức Giêsu.
4. Dựa trên Mc 1,4-5, ta thấy ông Gioan ở trong hoang địa, mời gọi người ta đến chịu phép rửa của ông để tỏ lòng hối cải, hầu được tha thứ tội lỗi. Đoàn người từ khắp vùng Giuđê và Giêrusalem đến với ông. Họ xưng thú tội lỗi và được ông ban phép rửa ở sông Giođan. Như thế công việc chính của Gioan là kêu gọi dân chúng đến với mình, đi vào hoang địa với tinh thần ăn năn hối cải. Ông mời người ta thú tội và ông ban phép rửa cho họ để họ được tha thứ. Có thể nói Gioan đã khai mở một phong trào canh tân trong cả nước. Ông mời mọi người chỉnh đốn lại con đường đời mình cho Chúa đến, cho Nước Thiên Chúa đến. Con đường cần phải đi gồm: hối cải, xưng thú tội lỗi, đón nhận phép rửa, và được tha thứ. Cần có sự khiêm tốn mới đi được con đường này. Có những người Pharisêu đã không làm được (Mt 21,32).
5. Gioan mặc áo bằng lông thú như một ngôn sứ (Dacaria 13,4), và thắt dây lưng bằng da giống ngôn sứ Êlia trong sách 2 Vua 1,8. Châu chấu là thức ăn được coi là “sạch” và được phép ăn theo sách Lêvi 11,20-23. Châu chấu và mật ong rừng là thức ăn có thể kiếm được tại hoang địa, nơi Gioan sống. Có thể coi đây là thức ăn của một người sống khổ hạnh, dù không hẳn Gioan chỉ ăn hai thức ăn này.
6. Khi nghe lời giảng của ông Gioan, ta thấy ông không nói về mình. Ông chỉ rao giảng về Đấng đến sau ông nhưng quyền thế hơn ông, cao cả hơn ông đến nỗi ông không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người (Mc 1,7). Ông còn cho thấy phép rửa của Đấng ấy thì trổi vượt hơn phép rửa trong nước của ông hiện nay, vì đó là phép rửa trong Thánh Thần (Mc 1,8). Rõ ràng Gioan biết chỗ đứng của mình. Ông không phải là nhân vật trung tâm lôi kéo sự chú ý. Mọi sự ông làm chỉ nhằm chuẩn bị cho Đấng cao cả đến sau ông. Phép rửa của ông là cần thiết trong thời điểm này, nhưng ông lại đề cao phép rửa sắp tới trong Thánh Thần của Đấng đến sau ông (Mc 1,8).
7. Trong Tin Mừng Máccô, khuôn mặt của Gioan Tẩy giả khá nổi bật. Gioan sống trong hoang địa, sống một đời sống khắc khổ. Ông xóa mình trước Đấng đến sau ông (Mc 1,6-9); ông là một vị ngôn sứ, có môn đệ riêng (Mc 2,18); ông bị bắt và bị chém đầu vì can ngăn nhà vua lấy vợ của anh mình (Mc 6,14-29); dân chúng tin ông thật là vị ngôn sứ của Thiên Chúa (Mc 8,28), và tin phép rửa của ông là phép rửa bởi trời (Mc 11,30-33).
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về tất cả những điều Chúa đòi hỏi nơi con trong suốt cuộc đời. Chúc tụng Chúa về thời đại con đang sống. Chúc tụng Chúa về những giờ phút sướng vui và những ngày tủi thân buồn bã. Chúc tụng Chúa về cả những gì Chúa đã không cho con được hưởng.
Lạy Chúa, xin đừng sa thải người tôi tớ bất xứng và lười biếng của Chúa đây. Ôi lạy Chúa khôn ngoan, nhân hậu và yêu thương, xin đừng đuổi con xa Chúa. Xin giữ con để con luôn phụng sự Chúa trong suốt đời con. Xin giữ con để con phục vụ bất cứ điều gì Chúa muốn. Dù khi mỏi mệt, dù khi chán chường, con xin Chúa vẫn luôn kiên nhẫn, để không bao giờ mỏi mệt về con, và giữ con luôn luôn phụng sự Chúa.
Xin Chúa đến giúp con, ban cho con ơn bắt đầu và lại bắt đầu, cho con biết cậy trông cả những khi cùng đường tuyệt vọng, cho con tin chắc rằng Chúa sẽ thắng, một chiến thắng huy hoàng nơi con. (Karl Rahner)
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 35)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 114)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 120)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 155)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 179)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 285)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 183)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 241)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 271)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 349)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất