Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 16 Thường niên– Năm A
- In trang này
- Lượt xem: 1,042
- Ngày đăng: 17/07/2023 07:35:13
Mt 13,24-43
1. Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay có mấy dụ ngôn? Đức Giêsu nói với dân chúng những dụ ngôn nào? Và Ngài đã giải thích cho các môn đệ dụ ngôn nào?
2. Dụ ngôn người gieo hạt (Mt 13,3-8) với dụ ngôn cỏ lùng (Mt 13,24-30) có gì khác nhau và giống nhau?
3. Đọc Mt 13,25-26. Kẻ thù trong câu này là ai? Bạn biết gì về tính chất của cỏ lùng?
4. Đọc Mt 13,27-28. Những đầy tớ phản ứng thế nào khi thấy cỏ lùng mọc đầy ruộng?
5. Đọc Mt 13,29-30. Bạn nghĩ gì về những mệnh lệnh của ông chủ? Ông chủ là người thế nào?
6. Đọc Mt 13,36. Đức Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn cỏ lùng ở đâu và cho ai? Đọc Mt 13,1.
7. Đọc Mt 13,37-42. Lời giải thích của Đức Giêsu về từng hình ảnh trong dụ ngôn ở Mt 13,24-30 có gì đánh động bạn?
8. Đọc Mt 13,31-33. Bạn thấy hai dụ ngôn này có gì giống nhau? Đâu là nội dung của chúng?
GỢI Ý SUY NIỆM
Bạn có thấy “cỏ lùng” trong cánh đồng thế giới, trong Giáo Hội hay ngay trong cộng đoàn nhỏ của bạn không? Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa, nhưng “con cái của ác thần” có thể trở thành “con cái của Nước Trời” không?
PHẦN TRẢ LỜI
1. Bài Tin Mừng hôm nay có 3 dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột. Cả ba đều là dụ ngôn về Nước Trời, đều bắt đầu bằng câu “Nước Trời được ví như” hay “Nước Trời giống như” (Mt 13, 24.31.33). Đức Giêsu nói ba dụ ngôn này với dân chúng (Mt 13,24-35). Sau đó khi về nhà, các môn đệ hỏi về ý nghĩa của dụ ngôn cỏ lùng nên Ngài mới giải thích riêng cho họ về dụ ngôn trên (Mt 13,36-43). Có lẽ dụ ngôn cỏ lùng khá khó hiểu đối với họ.
2. Hai dụ ngôn có một số điểm giống nhau và khác nhau. Cả hai đều là những dụ ngôn của Đức Giêsu về Nước Trời. Cả hai đều nói đến chuyện một người đi gieo hạt giống (Mt 13,3.24). Tuy nhiên, cũng có những điểm khác nhau. Trong dụ ngôn người gieo giống, chỉ có một người gieo, và anh ấy gieo cùng một loại hạt giống trên những loại đất có chất lượng khác nhau, từ đó có kết quả khác nhau. Trong dụ ngôn cỏ lùng, có hai người gieo, một là ông chủ nhà, hai là kẻ thù của ông (Mt 13,25.27). Ở đây đất chỉ có một loại, đó là thửa đất ruộng của ông chủ (Mt 13,27), nhưng lại có hai loại hạt được gieo: hạt giống tốt và cỏ lùng (Mt 13,24-25). Trong dụ ngôn cỏ lùng, ta không thấy rõ cỏ lùng đã ảnh hưởng thế nào trên lúa, chỉ biết cuối cùng thì cỏ lùng bị đốt đi còn lúa được thu vào kho lẫm (Mt 13,30).
3. Trong dụ ngôn cỏ lùng có sự xuất hiện và hoạt động của “kẻ thù” của ông chủ ruộng lúa. Hẳn kẻ thù là người muốn làm hại ông chủ, không muốn cho ruộng lúa của ông được thành công. Lợi dụng lúc mọi người ngủ, anh ta lén lút đến gieo cỏ lùng vào giữa lúa, rồi chuồn đi (Mt 13,25).
Cỏ lùng (zizánia) là một loại cỏ dại, có độc tố, mọc mạnh hơn lúa và làm hại lúa. Trong giai đoạn đầu, cỏ lùng rất giống cây lúa, bởi đó gần như không thể phân biệt được cỏ với lúa. Khi lúa trổ bông, người ta mới nhận ra cỏ lùng (Mt 13,26). Hơn nữa, khi mọc chung với lúa, rễ của cỏ và lúa quấn vào nhau, tách ra không dễ (Mt 13,29). Ngày xưa chưa có thuộc diệt cỏ nên nhà nông phải luôn vất vả để loại bỏ thứ cỏ này.
4. Những đầy tớ của ông chủ ngạc nhiên vì sự xuất hiện của có lùng trong ruộng lúa. Họ biết chắc ông chủ chỉ gieo giống lúa tốt, vậy bởi đâu mà có cỏ lùng. Khi biết kẻ thù đã làm chuyện đó, họ muốn đi ra để gom cỏ lùng, vì họ sợ cỏ lùng làm hại lúa (Mt 13,27-28). Thái độ của những đầy tớ được coi là tự nhiên. Họ muốn tìm cho ra nguyên nhân của hiện tượng cỏ lùng. Và hơn nữa, khi tìm thấy nguyên nhân, họ lập tức muốn giải quyết ngay vấn đề. Nếu kẻ thù đã gieo cỏ lùng vào, thì họ muốn nhổ ra ngay. Tuy nhiên, họ cũng sẵn sàng làm theo ý chủ: “Ông có muốn…” (Mt 13,28).
5. Thái độ của ông chủ là ngăn cản không cho họ vội vã đi gom cỏ lùng. Ông sợ khi dọn cỏ lùng, họ lại làm bật luôn cả rễ lúa (Mt 13,29). Vậy chi bằng cứ để cả cỏ lẫn lúa sống chung với nhau cho đến mùa gặt. Khi ấy, ông sẽ sai người đi gom cỏ lùng trước, bó lại và đốt đi. Rồi sau đó mới cắt lúa để thu vào kho lẫm (Mt 13,30). Lời của ông chủ cho thấy ông không phản ứng vội vã trước hiện tượng cỏ lùng. Đối với ông, cây lúa thì quan trọng hơn. Ông không muốn vì diệt cỏ lùng mà làm chết cây lúa. Đó là lý do tại sao ông chấp nhận để cho lúa sống chung với cỏ lùng, dù ông biết cỏ lùng có ảnh hưởng không tốt trên cây lúa. Ông chủ kiên nhẫn đợi đến mùa gặt, khi cây lúa đã đến thời điểm thu hoạch, lúc ấy ông mới đốt cỏ lùng.
6. Khi từ Biển Hồ về nhà (x. Mt 13,1), theo lời yêu cầu của các môn đệ (Mt 13,36), Đức Giêsu đã giải thích riêng cho họ dụ ngôn cỏ lùng, cẩn thận từng chi tiết một (Mt 13,37-39). Vậy lúc mới nghe, các môn đệ không hiểu dụ ngôn này, nhưng sau khi được Thầy Giêsu giải thích lúc ở nhà, họ đã hiểu (Mt 13,51).
7. Đức Giêsu đã giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong Mt 13,37-43. Cả thế giới này (kosmos) là ruộng lúa của ông chủ, tức là của Đức Giêsu hay của Con Người. Ngài đã gieo hạt giống tốt là con cái của Nước Trời trong thế giới này, còn quỷ thì gieo cỏ lùng là con cái của ác thần. Đó là tình cảnh của thế giới xưa cũng như nay, một thế giới vàng thau lẫn lộn. Quỷ (diabolos) có mặt và hoạt động trong thế giới, lôi kéo được một số người đứng về phe nó và làm tay sai cho nó. Quỷ đã biến họ thành “con cái của ác thần”, đứng ở thế đối nghịch với “con cái của Nước Trời”.
Đức Giêsu khuyên chúng ta có thái độ bao dung, nhẫn nhịn, chấp nhận tình trạng “con cái của Nước Trời” sống chung với “con cái của ác thần” như lúa sống chung với cỏ lùng trong ruộng. Án phạt cho “con cái của ác thần” chỉ diễn ra vào ngày tận thế. Vào ngày ấy những kẻ làm điều gian ác mới bị trừng phạt nặng nề (Mt 13,40-42). Họ sẽ bị tống ra khỏi Nước của Con Người, còn những người công chính được nhận vào Nước Cha (Mt 13,41.43).
8. Dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột (Mt 13,31-33) là hai dụ ngôn nói về bước đầu nhỏ bé và sự lớn mạnh của Nước Trời. Việc rao giảng của Đức Giêsu lúc đầu chỉ nhỏ như hạt cải, nhưng chẳng bao lâu nó trở thành cây to bóng cả cho chim trời đến trú ngụ. Nắm men nhỏ được vùi vào “ba thúng bột”, lượng bột lớn đủ cho cả trăm người ăn. Vậy mà nắm men đó có khả năng làm cả khối bột lớn lên men. Tuy được “vùi” trong âm thầm, nhưng lời loan báo Nước Trời của Đức Giêsu có sức biến đổi mạnh mẽ và phổ quát.
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 mùa Vọng - Năm C - 2024 (04/12/2024 08:20:22 - Xem: 65)
Dám hoán cải và dám mời gọi mọi người hoán cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm.
Học hỏi Phúc âm Chúa Nhật 1 Mùa Vọng - Năm C - 2024 (30/11/2024 09:49:20 - Xem: 47)
Nếu mai là Ngày Tận thế, Ngày Chúa Quang Lâm, bạn sẽ làm gì hôm nay? Đâu là những cám dỗ trần tục khiến con người thời nay quên chuẩn bị cho Ngày Chúa trở lại?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 123)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 157)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 162)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 201)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 215)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 312)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 199)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 267)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
-
+ Chúa Nhật 08/12/2024 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C. – Dọn đường cho Chúa.
08/12 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C.
- Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
- Thứ Sáu đầu tháng, tuần 1 mùa...
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất