Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 1 mùa Vọng – Năm A
- In trang này
- Lượt xem: 1,564
- Ngày đăng: 21/11/2022 07:30:06
Mt 24,37-44
1. Trong Tin Mừng Mát-thêu, có mấy Bài Giảng dài của Đức Giêsu ? Đọc Mt 5-7; 10; 13; 18; 24-25.
2. Đọc các dụ ngôn trong Mt 24,37 - 25,46. Có bao nhiêu dụ ngôn trong phần này ? Các dụ ngôn này có điểm chung nào ?
3. Đọc Mt 24,26-44. Tìm những câu Đức Giêsu nói về việc Ngài sẽ đến trong vinh quang vào ngày tận thế.
4. Đức Giêsu có biết khi nào là ngày tận thế không ? Đọc Mt 24,36. Chúng ta có biết ngày Chúa quang lâm không ? Đọc Mt 24,42.
5. Đọc Mt 24,3.27.37.39. Tin Mừng Mát-thêu là Tin Mừng duy nhất dùng từ quang lâm (parousia). Quang lâm nghĩa là gì ? Quang lâm của Đức Giêsu giống và khác với giáng lâm của một vị vua như thế nào ?
6. Đọc Mt 24,38-39. Quang lâm của Đức Giêsu giống nạn hồng thủy thời ông Noe ở điểm nào ? Những người dưới thời ông Noe đã phạm tội gì để bị Thiên Chúa phạt ? Đọc Sáng thế 6,5.11-12.
7. Những người được Đức Giêsu nói đến trong thời ông Noe (Mt 24,38) và những người được Ngài nói đến trong Mt 24,40-41 có điểm nào giống nhau ? Nên hiểu Mt 24,40-41 là được đem đi hay bị đem đi ? bị bỏ lại hay được bỏ lại ?
8. Đọc Mt 24,42 - 25,30. Theo Đức Giêsu, canh thức nghĩa là làm gì ?
GỢI Ý SUY NIỆM: Theo bạn, đâu là mục đích của Mùa Vọng ? Tại sao Giáo hội lại cho đọc bài Tin Mừng này vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng ? Bài Tin Mừng này có giúp bạn chờ Chúa đến không ?
CÂU HỎI GỢI Ý
1/ Tin Mừng Mát-thêu có 5 Bài Giảng dài của Đức Giêsu: Bài Giảng trên núi (chương 5-7); Bài Giảng về Sứ mạng Truyền giáo (chương 10); Bài Giảng bằng Dụ ngôn (chương 13); Bài Giảng về Đời sống trong Giáo hội (chương 18); và Bài Giảng về thời Cánh chung (chương 24-25).
2/ Trong Mt 24,37 – 25,46 có các dụ ngôn sau: dụ ngôn về người chủ nhà chểnh mảng trong việc giữ nhà (Mt 24,43-44); dụ ngôn về những người đầy tớ (Mt 24,45-51); dụ ngôn mười trinh nữ (Mt 25,1-13); dụ ngôn những yến bạc (Mt 25,14-30). Các dụ ngôn này đều nói về việc cần có thái độ sẵn sàng vì không biết ngày nào Chúa quang lâm (x. Mt 24,42).
3/ Trong Mt 24,26-44, Đức Giêsu nhiều lần nói đến việc Ngài sẽ đến trong vinh quang (=quang lâm) vào ngày tận thế : cuộc quang lâm của Con Người (Mt 24,27); Con Người sẽ xuất hiện trên trời, Con Người đầy quyền năng và vinh quang đến trên mây trời (Mt 24,30); Con Người đã đến gần (Mt 24,33); Con Người quang lâm (Mt 24, 37.39); Chúa của anh em sẽ đến (Mt 24,42); Con Người sẽ đến (Mt 24,44).
4/ Đức Giêsu khẳng định nhiều lần về việc Ngài sẽ đến trong vinh quang, nhưng lạ thay Ngài lại nhận là mình không biết khi nào chuyện ấy xảy ra: “Về ngày và giờ đó thì không ai biết, cả các thiên sứ trên trời, cả Người Con (= Đức Giê su) cũng không, chỉ một mình Chúa Cha biết thôi” (Mt 24,36). Khi Con Thiên Chúa nhập thể, Ngài chấp nhận thân phận làm người như chúng ta với những giới hạn. Ngài không biết hết mọi sự và Ngài chấp nhận tùy thuộc Cha (x. Mt 20,23). Dĩ nhiên chúng ta lại càng không thể biết được khi nào Ngài quang lâm (Mt 24,42).
5/ Tin Mừng Mát-thêu dùng danh từ quang lâm nhiều lần (Mt 24,3.27.37.39). Và Mát-thêu là tác giả Tin Mừng duy nhất dùng từ này. Quang lâm (parousia) thường dùng để chỉ về sự giáng lâm của một vị quân vương. Còn trong Tân Ước, quang lâm để chỉ việc Đức Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang, trong tư cách như Đấng đến để phán xét cả thế giới vào ngày tận thế.
6/ Quang lâm của Đức Giêsu giống với nạn hồng thủy thời ông Nôe ở tính chất bất ngờ, không ai biết trước được. Người ta vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, rồi bất ngờ nạn hồng thủy ập xuống cuốn đi hết thảy (Mt 24,38-39), trừ những người trong gia đình ông Noê được ở trong tàu. Đó là hình phạt của Thiên Chúa giáng xuống. Theo sách Sáng thế, những người thời ông Noê bị phạt vì “sự gian ác của loài người thật lớn lao” và lòng của họ “thường xuyên toan tính những ý định xấu xa” (St 6,5), “mặt đất đầy dẫy bạo lực…mọi xác phàm đã theo nếp sống hư hỏng trên mặt đất” (St 6,11-12). Chính vì con ngươi hư hỏng mà đất cũng ra hư hỏng trước nhan Thiên Chúa.
7/ Có ít nhất một điểm giống nhau. Đó là khi cơn hồng thủy ập đến thì các người thời ông Noê đang sống cuộc sống bình thường hàng ngày: ăn uống, cưới vợ lấy chồng (Mt 24,38). Còn trong Mt 24,40-41 ta cũng thấy điều tương tự. Tất cả đều đang làm việc bình thường hàng ngày: hai người đàn ông đang làm ruộng ngoài đồng, họ có thể là anh em hay cha con với nhau; hai người đàn bà đang ngồi kéo cối xay bột, họ có thể là những người trong cùng một gia đình. Chính trong bầu khí có vẻ yên ổn đó mà sự cố xảy ra: mỗi người chịu số phận khác nhau. Vì ý nghĩa của hai câu này không rõ, nên trong tiếng Việt, chúng ta không biết nên dịch là được đem đi hay bị đem đi, được bỏ lại hay bị bỏ lại. Được để chỉ việc khen thưởng, còn bị để chỉ việc phải chịu một hình phạt.
8/ Theo Đức Giêsu, canh thức mang nhiều sắc thái. Canh thức là thái độ của người luôn sẵn sàng trong tư thế chờ đợi Con Người quang lâm (Mt 24,42-44). Canh thức là chu toàn nhiệm vụ được giao, không lạm dụng quyền lực (Mt 24,45-51). Canh thức là lúc nào cũng có đèn sáng để ra đón Chúa ngay, lúc nào cũng có đủ dầu dự trữ (Mt 25,1-13). Canh thức là sử dụng những gì Chúa ban để sinh lợi, chứ không lười biếng chôn giấu yến bạc của mình (Mt 25,14-30).
Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm A (20/03/2023 07:33:40 - Xem: 52)
Bạn nghĩ gì về việc Đức Giêsu phải trả giá cho việc hoàn sinh đó bằng cái chết của chính mình. Có khi nào bạn hy sinh một điều rất quý vì người khác ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay – Năm A (13/03/2023 07:26:27 - Xem: 132)
Người Do-thái hay người Pharisêu hỏi làm sao anh mù được khỏi mấy lần ? Tại sao họ hỏi nhiều lần như vậy ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 mùa Chay – Năm A (06/03/2023 07:19:59 - Xem: 149)
Chị này đã biến đổi như thế nào chỉ sau một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Đức Giêsu bên bờ giếng?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 mùa Chay – Năm A (27/02/2023 05:52:30 - Xem: 179)
Bạn hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Đức Giêsu lúc được biến hình sáng láng, lúc cầu nguyện trong Vườn Dầu và lúc hấp hối trên thập giá. Có nét gì đánh động bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 1 mùa Chay – Năm A (20/02/2023 07:55:51 - Xem: 235)
Hãy nghĩ đến một cơn cám dỗ mà bạn quen gặp trong cuộc sống? Bạn có khi nào thắng được nó không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 7 thường niên – Năm A (13/02/2023 07:27:27 - Xem: 318)
Con người chúng ta thích trả thù, thích dùng bạo lực để chống lại bạo lực, và tin rằng muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh. Lời Chúa hôm nay có làm bạn bị sốc không ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 6 thường niên – Năm A (06/02/2023 10:32:20 - Xem: 327)
Đọc cả bài Tin Mừng, bạn thấy Đức Giêsu có hủy bỏ Luật Môsê không hay Ngài đang làm cho Luật ấy có tính nội tâm hơn?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 5 thường niên năm A (30/01/2023 10:10:38 - Xem: 405)
Thế gian có thể làm người môn đệ của Chúa Giêsu nên “nhạt” không ? Một người bị “nhạt” có thể “mặn” lại được không ? Bằng cách nào để “mặn” lại được ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 thường niên– Năm A (26/01/2023 15:16:17 - Xem: 537)
Người có tâm hồn nghèo khó có phải là người nghèo vật chất không? Họ là ai? Thiên Chúa chúc phúc cho họ như thế nào? Đọc Mt 5,3 và Mt 4,17.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 Thường niên– Năm A (09/01/2023 07:32:07 - Xem: 780)
Ông Gioan làm phép rửa cho dân chúng ở đâu? Đọc Ga 1,28. Bạn có biết vùng đó ở đâu không?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 MC năm A
Nói là sự sống mới vì sự sống cũ của ta đang bị chôn chặt dưới nấm mồ của buồn sầu, nghi nan, thất vọng, vì lo chạy theo vật chất, tiền...
-
Mùa Chay dẫn đến sự chữa lành như thế nào?
Tại sao mùa Chay lại đặt ra một mối nguy thực sự cho vương quốc tối tăm? Bởi lẽ, đây là thời điểm tập trung vào cầu nguyện, thống hối và...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới
Đức tin Công giáo nói gì về cuộc sống trần gian này? Và người Công giáo cần phải sống với thái độ nào?
-
Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội!
Trong số những hậu quả của tội lỗi phải kể đến: sự căng thẳng, hỗn loạn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự ái và lục đục. Ân sủng của Bí tích giải...
-
Tìm Chúa trong Thánh Giuse
Thánh Giuse không tìm nơi nào khác để nhận được những gì mình còn thiếu ngoài Thiên Chúa, Đấng mà ngài luôn mau mắn đáp trả, sẵn sàng làm...
-
Các anh em linh mục yêu quí của tôi (bài cuối)
Đây là những bài suy niệm dành riêng cho các linh mục, tuy nhiên, cũng rất hữu ích cho các tu sĩ, cũng như giáo dân, nhất là những người...
-
Chờ đợi thiên thần đến
Nhà văn, nhà hoạt động Canada Trevor Herriot nói, “Chỉ sau khi chúng ta để hoang mạc làm hết phần việc của nó trên mình, thì thiên thần...
-
Ánh sáng của Thiên Chúa
Giáo hội chia sẻ với ta rằng: “Càng gần gũi Chúa là ánh sáng, thì vùng tối của ta sẽ hiện rõ ràng. Nhưng Chúa không phải thứ ánh sáng đốt...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 MC năm A
Kinh nghiệm thiêng liêng cho chúng ta thấy, nhiều khi mình rất sáng mắt nhưng không sáng lòng; thấy sự việc nhưng mà không thấy sự thật....
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê