Giáo hội toàn cầu

Để mừng 10 năm triều giáo hoàng của tôi, xin cho tôi hòa bình

  • In trang này
  • Lượt xem: 893
  • Ngày đăng: 14/03/2023 07:58:35

Nhân kỷ niệm 10 năm ở ngai Thánh Phêrô, Đức Phanxicô nói với cơ quan truyền thông Vatican về những gì đã làm ngài thay đổi và một số khoảnh khắc đã đánh dấu ngài trong mười năm qua.

 

 

Khi nhắc đến ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngài nói: “Chữ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí tôi ‘chuyện này như mới xảy ra hôm qua’. Thời gian trôi nhanh. Và khi mình muốn giữ lại ngày hôm nay thì nó đã là ngày hôm qua. Và khi mình ở trong căng thẳng của ngày hôm nay thì nó đã là ngày hôm qua và không phải là ngày mai. Sống như thế, đó là điều mới. Khi tôi nghĩ lại mười năm qua, nó luôn là một căng thẳng, tôi đã sống trong căng thẳng.”

 

Một căng thẳng, theo như ngài nói, là có hàng ngàn buổi tiếp kiến chung, hàng trăm chuyến đi thăm các giáo phận và giáo xứ, 40 chuyến tông du vòng quanh thế giới. Đi Iraq, giáo hoàng đầu tiên đến vùng đất của Áp-ra-ham mà theo ngài là “rất đẹp”. Nhưng các cuộc gặp làm ngài xúc động nhất vẫn là cuộc gặp với những người lớn tuổi, tại Vatican ở Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài nhớ lại: “Người lớn tuổi là minh triết và họ giúp tôi rất rất nhiều. Tôi cũng già, đúng không? Nhưng người già giống như rượu ngon. Những cuộc gặp với người già làm tôi trẻ lại và đổi mới, tôi không hiểu tại sao. Đó là những khoảnh khắc đẹp, thực sự đẹp.”

 

Cái bóng thường trực của chiến tranh

Nhưng kỷ niệm buồn vẫn còn đó và tất cả đều liên quan đến chiến tranh. Ngài nói: “Tôi xin tổng hợp những chuỗi khoảnh khắc buồn liên hệ đến chiến tranh. Bắt đầu là ở Re di Puglia (nghĩa trang quân đội trong Thế chiến thứ nhất của Ý), sau đó là ở Anzio (địa điểm đổ bộ của quân Đồng minh năm 1944) trong thánh lễ ngày 2 tháng 11. Và rồi tôi cảm nhận điều này trong lễ kỷ niệm ngày đổ bộ ở Normandy. Tất cả các nguyên thủ quốc gia và chính phủ đến tưởng niệm, và tôi nghĩ trên những bãi biển này vẫn còn 20-30.000 ngàn người.”

 

Chiến tranh như một đường hướng trong 10 năm qua. Từ buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria ngày 7 tháng 9 năm 2013 từ đầu triều, cho đến ngày dâng hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ ngày 25 tháng 3 năm 2022, Đức Phanxicô không ngừng cầu nguyện và cổ động cho hòa bình. Theo ngài, tất cả những xung đột này trên khắp thế giới chỉ là các khía cạnh của một Thế chiến thứ ba duy nhất.

 

Đừng từ bỏ ước mơ

Ngài giải thích: “Khi đó tôi không nghĩ tôi là giáo hoàng của Thế chiến thứ ba này. Tôi nghĩ cuộc xung đột ở Syria là duy nhất nhưng sau đó đến Yemen, rồi thảm kịch Rohingya và tôi thấy đó là cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng đằng sau các cuộc chiến tranh là ngành công nghiệp vũ khí, và điều đó thật ác quỷ. Một chuyên gia nói với tôi, nếu chúng ta ngừng sản xuất vũ khí trong một năm, thì thế giới sẽ không còn nạn đói.”

 

Những thảm kịch đa dạng này luôn để lại dấu vết. “Tôi đau lòng khi nhìn người chết, những người trẻ tuổi, dù họ là người Nga hay người Ukraine thì họ cũng đau khổ như nhau. Họ sẽ không trở về. Và thật cay nghiệt.” Nếu ngài mong nhận một món quà cho ngày kỷ niệm này, thì câu trả lời của ngài rõ ràng: “Hòa bình, chúng ta cần hòa bình”.

 

Lời thú nhận cuối cùng của ngài: ước mơ của ngài cho Giáo hội, cho thế giới và người cầm quyền, cho nhân loại, ngài tóm tắt trong ba chữ: tình huynh đệ, nước mắt và nụ cười: “Tình huynh đệ nhân loại, tất cả chúng ta là anh em của nhau, là tái tạo lại tình huynh đệ. Học để biết khóc, biết cười: khi một người biết khóc, biết cười, đó là người có đôi chân đặt trên mặt đất và ánh mắt hướng về chân trời tương lai. Nếu chúng ta quên khóc, thì có một cái gì đó không ổn trong tâm hồn. Và nếu chúng ta quên mỉm cười thì quá tệ.”

 

Sau đó Đức Phanxicô ban phép lành cho thính giả của Đài phát thanh Vatican.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam  (29/09/2023 17:40:13 - Xem: 336)

Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam.

Đức Thánh Cha đã nói gì về tính hiệp hành (27/09/2023 07:34:46 - Xem: 183)

Tính hiệp hành, như là một yếu tố cấu thành của Giáo hội, cung cấp cho chúng ta khuôn khổ giải thích thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ phẩm trật.

Trước ngưỡng cửa Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 (26/09/2023 08:18:56 - Xem: 262)

Theo Đức Hồng Y Hollerich, khóa họp tháng 10 này chỉ là chuẩn bị một lộ trình những vấn đề cần được giải quyết trong khóa họp vào tháng 10 năm tới.

Giáo hội Đức tài trợ 673 triệu euro cho các dự án của Giáo hội toàn cầu trong năm 2022 (19/09/2023 09:45:32 - Xem: 229)

Các cơ quan viện trợ quốc tế của Đức đã tài trợ cho các dự án mục vụ, xã hội và phát triển trên khắp thế giới khoảng 673 triệu euro.

Đức Thánh Cha phê chuẩn việc thiết lập thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn ở Philippines (15/09/2023 05:48:22 - Xem: 375)

Giống như thừa tác vụ của các Giám mục và linh mục, thừa tác vụ của các phó tế là tham gia vào sứ mạng tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô.

ĐTC Phanxicô đau buồn về số người thiệt mạng do lũ lụt ở Libya (14/09/2023 07:43:30 - Xem: 200)

Cuối buổi tiếp kiến chung sáng 13/9/2023, Đức Thánh Cha đã kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lũ lụt nghiêm trọng ở Libya.

Thánh lễ phong chân phước cho một gia đình Ba Lan 9 người, gồm một thai nhi 7 tháng tuổi (13/09/2023 16:24:00 - Xem: 433)

Một gia đình có khả năng biến ngôi nhà của họ thành nơi mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “sự thánh thiện ở ngay bên cạnh”.

Động đất ở Ma-rốc: một đất nước cầu nguyện (11/09/2023 07:14:41 - Xem: 342)

Nước Ma-rốc tuyên bố để tang ba ngày, sau trận động đất kinh hoàng ngày 8 tháng 9, tín hữu mọi tôn giáo được huy động để giúp đỡ nạn nhân.

Hội nghị các Tân Giám mục tại Rôma năm 2023 (09/09/2023 05:27:26 - Xem: 530)

Hội nghị dành cho các Tân Giám mục thuộc Bộ Truyền Giáo được Đức Thánh Cha bổ nhiệm hằng năm.

ĐHY Marengo: Người dân Mông Cổ có ấn tượng tốt đẹp về Đức Thánh Cha Phanxicô (07/09/2023 09:59:14 - Xem: 309)

Đức Hồng y Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa Ulaanbaatar, cho biết rằng nhiều người đã viết thư cho ngài vì họ xúc động bởi những lời của Đức Thánh Cha.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7