Tài liệu - Giáo huấn

Đâu là điểm khác biệt giữa đạo Công Giáo và Tin Lành trong lĩnh vực am hiểu Kinh Thánh?

  • In trang này
  • Lượt xem: 40,492
  • Ngày đăng: 27/11/2022 15:30:37
Hỏi: Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đạo Công Giáo chưa hoặc rất ít đọc Kinh Thánh nên sự hiểu biết về Kinh Thánh vô cùng hạn chế. So sánh với đạo Tin Lành thì họ học Kinh Thánh rất thuộc và cũng tìm hiểu rất sâu về Kinh Thánh. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa đạo Công Giáo và Tin Lành trong lĩnh vực am hiểu Kinh Thánh?
 

Catholic_Bible.jpeg

 

Đáp:

Trước hết, xin lưu ý về nhận định của bạn. Thiết nghĩ, vì chưa có bằng chứng xác thực nên chúng ta cũng đừng vội khẳng định rằng “Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đạo Công Giáo chưa hoặc rất ít đọc Kinh Thánh nên sự hiểu biết về Kinh Thánh vô cùng hạn chế. So sánh với đạo Tin Lành thì họ học Kinh Thánh rất thuộc và cũng tìm hiểu rất sâu về Kinh Thánh.” Có thể nơi môi trường bạn sinh sống có những bạn trẻ như thế, nhưng biết đâu nơi khác, nhiều bạn trẻ Công giáo vẫn miệt mài đọc và học hỏi Kinh Thánh thì sao?

 

Giờ đây, xin trả lời cho phần hỏi chính của bạn về “điểm khác biệt giữa đạo Công Giáo và Tin Lành trong lĩnh vực am hiểu Kinh Thánh.” Có thể ý bạn hỏi liên quan đến hai điểm: khác biệt về kiến thức Kinh Thánh, và những khác nhau về Kinh Thánh nói chung giữa Công giáo và Tin lành. Vậy xin tạm trả lời bạn như thế này:

 

-  Xét về kiến thức thì tôi chưa thấy có thống kê nào so sánh kiến thức Kinh Thánh giữa Công giáo và Tin lành. Nếu như nhận định trên của bạn là đúng thì chắc người Tin lành có kiến thức nhiều hơn Công giáo chăng? Tuy nhiên, thiết nghĩ trong thời đại ngày nay, chúng ta nên quan tâm đến việc cùng nhau hiểu biết Kinh Thánh, giúp nhau gia tăng kiến thức thì sẽ tốt hơn. Và thực tế, các nhà chuyên môn Kinh Thánh của Công giáo và Tin lành đã chia sẻ và giúp nhau rất nhiều về kiến thức Kinh Thánh.

 

-   Về nội dung và việc nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta có thể nêu hai khác biệt căn bản sau đây:

 

ii. Thứ nhất là về Quy điển: Quy điển Cựu ước của Tin lành nhận 39 cuốn. Còn Công giáo là 46 cuốn. Vậy, Công giáo nhiều hơn 7 cuốn, đó là: Tobia, Giuđitha, 1 và 2 Macabê, Khôn ngoan (của Salômôn), Huấn ca (Ecclesiasticus) và Barúc (kể cả Thư của tiên tri Giêrêmia). Và chính xác hơn có thể kể đến một phần của các sách Esther và Daniel (x. Raymond E. Brown, 101 Questions & Answers On The Bible, (New York: Paulist Press, 1990), Q. 5).

 

i.  Thứ hai là về việc giải thích Kinh Thánh: Công đồng Vaticanô II, qua Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Thiên Chúa – Dei Verbum, xác nhận: “Nhiệm vụ chính thức giải thích Lời Chúa đã được ghi chép hay lưu truyền, đã được ủy thác riêng cho Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, một quyền hạn được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô” (số 10); và Công đồng kết luận: “những gì liên hệ đến việc giải thích Thánh Kinh, cuối cùng đều phải lệ thuộc vào phán quyết của Giáo Hội, vì Thiên Chúa đã truyền lệnh và trao cho Giáo Hội nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Ngài” (số 12). Như vậy, có thể nói gọn, đối với Công giáo, việc giải thích và hiểu Lời Chúa phải được đặt trong truyền thống đức tin sống động của Giáo Hội và “phải lệ thuộc vào phán quyết của Giáo Hội.” Nói cách khác, đối với nhà chú giải Công giáo, khi ông đưa ra những giải thích của mình về Thánh Kinh, thì những giải thích này không nên vượt ra khỏi truyền thống đức tin và phải được sự chấp nhận của Huấn quyền Giáo Hội.

 

Hỏi: Kinh Thánh bản tiếng Việt được dịch ra từ ngôn ngữ của nước nào? Nếu được dịch ra từ tiếng Anh hoặc một thứ tiếng khác với tiếng Do Thái thì liệu có bị sai lệch chút nào so với bản gốc không? Và nếu không có sai lệch với bản gốc thì do đâu mà giữ được nguyên ý nghĩa như vậy?

Đáp:

-    Kinh Thánh bản tiếng Việt được dịch ra từ ngôn ngữ của nước nào là do người dịch hay nhóm dịch chọn lựa. Nếu bạn muốn biết rõ thì có thể dựa trên những thông tin được ghi trong bản dịch.

 

-   Xin lưu ý với bạn về từ ngữ “bản gốc.” Thật ra, hiện nay không còn bản gốc mà chỉ có những bản sao chép lại. Và trong những bản sao chép này, chúng ta có ngôn ngữ gốclà tiếng Do thái hoặc Hy lạp. Còn việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì chắc chắn phải có sai lệch, hay đúng hơn phải nói là bản dịch thường không thể diễn tả hết được trọn vẹn ý nghĩa so với bản ngôn ngữ gốc. Điều này cũng không khó hiểu. Chẳng hạn, Việt Nam chúng ta có ngôn ngữ, văn hóa, tập tục… khác rất nhiều so với người Do thái, nên việc chuyển dịch từ ngôn ngữ Do thái sang ngôn ngữ Việt chắc hẳn phải có nhiều sai lệch, thiếu sót. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, các bản dịch thường được chú thích hay giải nghĩa thêm bởi các dịch giả để người đọc có thể hiểu rõ hơn. Theo đó, kiến thức chuyên môn của người dịch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự chính xác của bản dịch.

 

 Lm. Phêrô Bùi Sĩ Thanh

giaophanmytho.net

Bài cùng chuyên mục:

Lịch sử và ý nghĩa của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (28/05/2023 07:33:56 - Xem: 127)

Giáo Hội đã minh nhiên sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như là sự phó thác hoàn toàn cho một Tình Yêu cao cả.

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Mẹ. Tại sao vậy? (27/04/2023 08:48:01 - Xem: 337)

Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc (12-2022) (24/04/2023 09:41:23 - Xem: 235)

WHĐ đăng tải bản cập nhật mới nhất (tháng 12.2022) tài liệu này của Ủy ban Thánh Nhạc.

Tuần Thánh: Tam Nhật Vượt Qua là gì ? (06/04/2023 15:29:36 - Xem: 298)

Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Sứ điệp của Gioan (30/03/2023 10:25:16 - Xem: 351)

Qua Cuộc Khổ Nạn, Tin Mừng Gioan công bố rằng cái chết của Chúa Giêsu, như một hành động tự hiến hoàn toàn,

Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu sứ điệp của Mátthêu (26/03/2023 15:41:11 - Xem: 411)

Sau khi đọc kỹ trình thuật về Cuộc Khổ Nạn của Mátthêu, đã đến lúc chúng ta cần ghi nhớ sứ điệp của Mátthêu.

Linh mục của Chúa Kitô (15/02/2023 05:34:54 - Xem: 918)

Sự sống trong ơn thánh và sự sống vinh quang, đức tin và sự chiêm ngưỡng không khác nhau bao nhiêu – nhưng tiếp nối nhau. Những việc thiêng liêng chúng ta làm là một cách sống trước ở thiên đàng.

Tân Phúc âm hóa trong chính đời sống Giáo hội (08/02/2023 07:46:18 - Xem: 898)

Khi nói đến Phúc âm hóa chính mình chính là nói đến việc Giáo hội phải nỗ lực canh tân chính mình

Vùng đất - Tên gọi đi qua những thăng trầm: “Đàng Trong” - “Đàng Ngoài” (10/01/2023 05:28:33 - Xem: 1,364)

Xin được góp một số chi tiết để những ai, khi giải trình hoặc chuyển dịch những vấn đề liên quan đến hai địa danh nầy, có thể tham khảo.

Đôi nét về Tuần Bát nhật (26/12/2022 05:46:32 - Xem: 1,538)

Giáo hội cử hành 2 ngày Lễ Trọng có kèm theo Tuần Bát nhật là Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh.. Tuần Bát nhật là gì, và tại sao Tuần Bát nhật lại được cử hành kèm theo 2 ngày lễ trọng này?

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7