Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân?
- In trang này
- Lượt xem: 8,870
- Ngày đăng: 06/09/2021 08:52:09
Trả lời:
Hôn nhân Kitô giáo là hôn nhân độc nhất và bất khả phân ly. Khi bí tích Hôn Phối đã được cử hành hợp pháp với những điều kiện cần thiết (sự tự do, không lừa dối…) và đã hoàn hợp, thì không gì có thể chia cắt được. Vợ và chồng trong một cuộc hôn nhân như thế không thể ly dị và kết hôn với người khác. Chỉ khi nào một trong hai người chết, người còn lại mới được tái hôn. Đây là điều cần phải khẳng định lại để không dẫn đến hiểu nhầm đối với một số người cho rằng Giáo Hội cho phép ly dị.
Tuy nhiên, liên quan đến việc tháo gỡ dây hôn phối, Giáo Hội có nói đến hai đặc ân: Đặc ân Phaolô và đặc ân Phêrô. Đặc ân Phaolô dựa trên giáo huấn của Thánh Phaolô trong 1 Cr 7,12-15 và Giáo Hội đã quy định trong Giáo Luật số 1143 cho phép giải gỡ hôn phối của hai người chưa rửa tội khi cưới nhau, mà nay, một trong hai người này xin Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo và/để kết lập một hôn phối mới, khi người phối ngẫu không rửa tội kia đã đoạn tuyệt với người này. Đặc ân này có thể do Đức Giám Mục giáo phận ban.
Khác với đặc ân Phaolô, đặc ân Phêrô không được nói rõ trong Giáo Luật và cũng không xuất phát từ giáo huấn nào của Thánh Phêrô, nhưng có ý muốn nói đến đặc ân mà Đức Giáo Hoàng (người kế vị Thánh Phêrô) ban cho tín hữu vì lợi ích đức tin của người ấy.
Sắc lệnh Potestas Ecclesiae của Bộ Giáo Lý Đức Tin, công bố ngày 30.4 .2001, nói rằng: “Trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hôn nhân giữa những người không công giáo hoặc ít là một trong hai người không phải là người Công Giáo, có thể bị tiêu trừ vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban.” Vì thế, một hôn nhân hợp pháp giữa một tín hữu Công Giáo và một người không phải Công Giáo có được bị tiêu trừ “vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban”.
Nhưng làm sao để biết là mình có thể xin đặc ân Phêrô không? Một vài gợi ý sau đây được soạn thảo bởi Tổng Giáo Phận New Orleans, Mỹ, có thể trợ giúp:
1. Ít là một trong hai người chưa được rửa tội (theo Giáo Hội Công Giáo) trước khi kết hôn và vẫn giữ nguyên tình trạng như thế trong suốt thời kỳ hôn nhân.
2. Thực sự là không còn hy vọng gì để cả hai hòa giải với nhau
3. Người xin đặc ân Phêrô không phải là người gây ra nguyên do khiến cuộc hôn nhân bị đổ vỡ
4. Dù bên không rửa tội đã rửa tội sau đó, nhưng hai người đã không có quan hệ vợ chồng từ khi người này chịu phép rửa, vì lý do nào đó.
5. Nếu người xin đặc ân Phêrô hay người-phối-ngẫu-tương-lai không là người Công Giáo, thì bên không phải là người Công Giáo ấy phải sẵn sàng cam kết là sẽ nuôi dưỡng con cái của mình theo đường hướng Công Giáo và không ngăn cản bên Công Giáo thực hành đức tin Công Giáo của mình.
6. Người mà người xin đặc ân Phêrô có muốn cưới có phải là Công Giáo.
7. Nếu bên không rửa tội, trước đó đã cưới một người Công Giáo, và bên Công Giáo được miễn trừ khỏi mọi ràng buộc để cưới bên không Công Giáo, thì bên không rửa tội phải có ý định xin rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. (Potestas Ecclesiae, Điều 7, triệt 2)
8. Người phối ngẫu của người xin đặc ân có tự do để cưới trong Giáo Hội Công Giáo.
9. Người phối ngẫu không phải là nguyên nhân gây ra đổ vỡ cho hôn nhân của người xin đặc ân.
10. Bên Công Giáo được chủ động thực hành đức tin của mình.
11.Việc ban đặc ân sẽ không gây ra cớ vấp phạm hay làm hoang mang cho các tín hữu.
Nếu tất cả mọi điều kiện trên được thỏa mãn thì có thể làm hồ sơ để xin đặc ân Phêrô. Tuy nhiên, phải nhớ rằng việc xin là một chuyện, việc có được chấp nhận hay không lại là chuyện khác.
Ngoài ra, thiết nghĩ, cũng nên trình bày ở đây một vài quy định của Giáo Luật liên quan đến việc tháo cởi hôn nhân trong một số trường hợp đặc biệt:
Ðiều 1148:
Một người nam chưa được rửa tội có nhiều vợ cũng không được rửa tội, sau khi lãnh Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo, nếu khó sống mãn đời với người vợ thứ nhất, thì ông có thể chọn sống với một trong các bà vợ và bỏ những bà khác. Ðiều này cũng có giá trị cho một người nữ chưa được rửa tội mà có một lúc nhiều chồng không được rửa tội.
Ví dụ: Anh A (không rửa tội) đã cưới chị B, chị C, chị D (cả ba đều không rửa tội) làm vợ. Một thời gian sau, anh A xin chịu phép rửa tội để theo Công Giáo. Là một người Công Giáo, anh ta không thể sống đời sống đa thê được. Trong trường hợp này, anh A phải chọn một trong ba người vợ kia là người vợ chính thức của mình và có quyền rẫy những người còn lại.
Trong những trường hợp nói ở triệt 1, sau khi đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, hôn phối phải được kết lập theo thể thức hợp lệ, và nếu cần, còn phải giữ những quy định về hôn phối hỗn hợp và những điều khác theo luật.
Ví dụ: Trong trường hợp trên, anh A có thể chọn chị C làm vợ chính thức của mình. Lúc đó, hai người này phải tuân theo những quy định về hôn phối của Giáo Hội.
Sau khi đã thẩm định về điều kiện luân lý, xã hội, kinh tế của địa phương và nhân sự, Bản Quyền sở tại (Đức Giám Mục địa phận) phải lo liệu để người vợ cả và những người vợ khác bị rẫy, được chu cấp theo lẽ phải bác ái Kitô giáo, và sự công bình tự nhiên.
Ðiều 1149: Một người chưa rửa tội, sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo và không có thể lặp lại đời sống chung với người phối ngẫu không rửa tội vì lý do tù đày hay bắt bớ, thì có thể kết lập một hôn phối khác, cho dù trong thời gian ấy người phối ngẫu kia cũng đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, miễn là giữa điều 1141.
Ví dụ: Anh A (chưa rửa tội) đã cưới chị B (chưa rửa tội). Một khoảng thời gian sau, anh A xin rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Từ ngày được rửa tội đến nay, vì chiến tranh, anh bị bắt đi lính hoặc đi tù khổ sai, nên không thể chia sẻ đời sống vợ chồng với chị B được nữa. Trong trường hợp này, anh A có thể cưới chị C làm vợ, ngay cả khi lúc ấy, chị B cũng đã xin rửa tội để theo Công Giáo. Khi cưới chị C, anh A phải tuân theo những quy định về hôn phối.
Ðiều 1150: Trong trường hợp hồ nghi, pháp luật suy đoán thuận lợi cho đặc ân Ðức Tin.
Bài cùng chuyên mục:

Lời Chúa lớn lên với người đọc (20/09/2023 08:49:51 - Xem: 30)
Theo mạc khải Do Thái – Kitô giáo, Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa lên tiếng nói, đối thoại với nhau và với tạo vật.

Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? (20/08/2023 07:19:51 - Xem: 95)
Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? Câu trả lời ngắn gọn là “Có”. Câu trả lời dài là, điều này rất hấp dẫn.

Câu chuyện “con lừa” và “người thợ vườn nho” (09/08/2023 05:44:01 - Xem: 184)
Tôi tiến bước, như con lừa vùng Giêrusalem mà Đấng Mêsia, vào ngày Lễ Lá, đã cưỡi lên như một ông vua hiền lành.

Chủng sinh giữa môi trường sống hôm nay (31/07/2023 07:52:48 - Xem: 363)
Các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế này...

Các bai Thường huấn dành cho Giáo dân (03/07/2023 08:02:47 - Xem: 684)
Tại Giáo Hội địa phương, người giáo dân không có chỗ để lên tiếng và hành động, “do một chủ trương giáo sĩ trị thái quá khiến họ không được tham gia vào việc làm các quyết định

Lịch sử của bánh lễ: Từ ổ bánh mì đến bánh lễ hiện nay (11/06/2023 14:27:24 - Xem: 1,505)
Bánh lễ hiện đại: Do một tu sĩ phát minh khi đưa ra quyết tâm cho Mùa Vọng (theo truyền thuyết)

Lịch sử và ý nghĩa của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (28/05/2023 07:33:56 - Xem: 1,341)
Giáo Hội đã minh nhiên sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như là sự phó thác hoàn toàn cho một Tình Yêu cao cả.

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Mẹ. Tại sao vậy? (27/04/2023 08:48:01 - Xem: 1,346)
Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc (12-2022) (24/04/2023 09:41:23 - Xem: 1,142)
WHĐ đăng tải bản cập nhật mới nhất (tháng 12.2022) tài liệu này của Ủy ban Thánh Nhạc.

Tuần Thánh: Tam Nhật Vượt Qua là gì ? (06/04/2023 15:29:36 - Xem: 858)
Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...
-
Ađam và Evà có thật hay không?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không?
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ