Đặc ân Phaolô là gì?
- In trang này
- Lượt xem: 4,777
- Ngày đăng: 13/08/2021 08:50:05
Trả lời:
Đặc ân Phaolô có nguồn gốc từ giáo huấn của Thánh Phaolô, được ghi lại trong thứ nhất gửi tín hữu Corinto: “Còn với những kẻ khác thì tôi nói – chính tôi, chứ không phải Chúa – nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy thì người ấy đừng rẫy vợ. Người nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy thì đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại thì được thánh hóa nhờ chồng … Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia thì cứ bỏ. Trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc. Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau.” (1 Cr 7,12-15)
Dựa trên nền tảng này, xuất phát vì lợi ích đức tin của tín hữu, Giáo Hội đã quy định trong Giáo Luật số 1143 cho phép giải gỡ hôn phối của hai người chưa rửa tội khi cưới nhau, mà nay, một trong hai người này xin Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo và/để kết lập một hôn phối mới, khi người phối ngẫu không rửa tội kia đã đoạn tuyệt với người này.
Ví dụ 1: Anh A và chị B, cả hai đều không Công Giáo, cưới nhau. Sau một khoảng thời gian chung sống, anh A lãnh Bí Tích Rửa Tội và trở thành người Công Giáo. Chị B vẫn là người ngoài Công Giáo. Sau đó, vì lý do này mà hai người không thể sống chung hòa thuận với nhau, chị B nhất quyết đòi chia tay. Trong trường hợp này, anh A và một người Công Giáo hoặc không Công Giáo khác có thể cưới nhau với phép của Bản Quyền địa phương [Đức Giám Mục Giáo Phận].
Nhưng hiểu thế nào về từ “đoạn tuyệt” trong quy định trên?
Giáo Luật 1143 trả lời rằng: Hiểu là đoạn tuyệt khi:
* Người không rửa tội không muốn chung sống với người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội
Ví dụ 2: Anh A và chị B, cả hai đều không Công Giáo, cưới nhau. Sau một khoảng thời gian chung sống, anh A được ơn hoán cải và muốn chịu Phép Rửa để gia nhập Công Giáo. Nhưng chị B không đồng ý khiến đời sống vợ chồng lục đục. Anh A chịu Phép Rửa và chị B quyết định ly hôn. Trong trường hợp này, anh A và một người Công Giáo hoặc không Công Giáo khác có thể cưới nhau với phép của Bản Quyền địa phương [Đức Giám Mục Giáo Phận].
* Người không rửa tội không muốn chung sống thuận hòa mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa.
Ví dụ 3: Anh A và chị B, cả hai đều không Công Giáo, cưới nhau. Sau một khoảng thời gian chung sống, anh A được ơn hoán cải và muốn chịu Phép Rửa để gia nhập Công Giáo. Chị B không đồng ý. Dù không ly hôn nhưng sau khi anh A chịu Phép Rửa, chị B luôn lớn tiếng xúc phạm đến Chúa khiến cho đời sống của hai vợ chồng không thể tốt đẹp được. Họ quyết định ly hôn. Trong trường hợp này, anh A và một người Công Giáo hoặc không Công Giáo khác có thể cưới nhau với phép của Bản Quyền địa phương [Đức Giám Mục Giáo Phận].
Nhưng Giáo Luật cũng nói thêm rằng “việc đoạn tuyệt này không phải do người chịu phép Rửa Tội gây ra để kiếm cớ mà đoạn tuyệt với người đó.”
Ví dụ 4: Anh A và chị B, cả hai đều không Công Giáo, cưới nhau. Sau một khoảng thời gian chung sống, anh A, vì muốn cưới cô C là người Công Giáo, nên đã xin gia nhập Công Giáo, rồi về kiếm cớ gây gỗ, khiến cô B phải ly hôn anh để anh có thể cưới cô C, hoặc kiếm cớ gây gỗ khiến cô B phải ly hôn mình, rồi sau đó xin Rửa Tội để gia nhập Công Giáo. Đây là điều không được phép và đặc ân Phaolô không áp dụng trong trường hợp này.
Hoặc:
Ví dụ 5: Anh A và chị B, cả hai đều không Công Giáo, cưới nhau. Sau một khoảng thời gian chung sống, anh A muốn chịu Phép Rửa để gia nhập Công Giáo. Chị B không có ý kiến gì và đời sống của họ không có gì trục trặc. Nhưng không lâu sau đó, anh A, vì muốn cưới chị C là người Công Giáo, nên về nhà kiếm cớ gây chuyện để ép chị B phải ly hôn. Đây là điều không được phép và đặc ân Phaolô không áp dụng trong trường hợp này.
Bản quyền địa phương là người có thẩm quyền ban đặc ân này. Thường, ngài sẽ cử người điều tra để xác minh những điều kiện vừa nói ở trên. Cụ thể, sẽ phải có một cuộc chất vấn dành cho người không rửa tội (chị B trong các ví dụ trên), hỏi xem chị ta có muốn chịu phép rửa giống người kia (anh A) không hoặc ít ra là có muốn sống hòa thuận với anh A mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa không. Giáo Luật 1144 còn nói rõ: “Sự chất vấn như vậy được thực hiện sau khi [anh A] rửa tội. Vì lý do quan trọng, Bản Quyền sở tại [Đức Giám Mục] có thể cho phép thực hiện sự chất vấn trước khi rửa tội, hay kể cả miễn chuẩn việc chất vấn hoặc trước hoặc sau khi rửa tội, miễn là ngài thấy rõ ràng, ít là sau một thủ tục đơn giản ngoài tố tụng, rằng việc chất vấn không thể thực hiện được, hay sẽ vô ích.”
Bài cùng chuyên mục:

Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu sứ điệp của Mátthêu (26/03/2023 15:41:11 - Xem: 38)
Sau khi đọc kỹ trình thuật về Cuộc Khổ Nạn của Mátthêu, đã đến lúc chúng ta cần ghi nhớ sứ điệp của Mátthêu.

Linh mục của Chúa Kitô (15/02/2023 05:34:54 - Xem: 401)
Sự sống trong ơn thánh và sự sống vinh quang, đức tin và sự chiêm ngưỡng không khác nhau bao nhiêu – nhưng tiếp nối nhau. Những việc thiêng liêng chúng ta làm là một cách sống trước ở thiên đàng.

Tân Phúc âm hóa trong chính đời sống Giáo hội (08/02/2023 07:46:18 - Xem: 367)
Khi nói đến Phúc âm hóa chính mình chính là nói đến việc Giáo hội phải nỗ lực canh tân chính mình

Vùng đất - Tên gọi đi qua những thăng trầm: “Đàng Trong” - “Đàng Ngoài” (10/01/2023 05:28:33 - Xem: 793)
Xin được góp một số chi tiết để những ai, khi giải trình hoặc chuyển dịch những vấn đề liên quan đến hai địa danh nầy, có thể tham khảo.

Đôi nét về Tuần Bát nhật (26/12/2022 05:46:32 - Xem: 1,298)
Giáo hội cử hành 2 ngày Lễ Trọng có kèm theo Tuần Bát nhật là Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh.. Tuần Bát nhật là gì, và tại sao Tuần Bát nhật lại được cử hành kèm theo 2 ngày lễ trọng này?

Đôi nét về phép lành Urbi et Orbi (20/12/2022 05:50:52 - Xem: 1,570)
Theo truyền thống Giáo hội, hằng năm, Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi trong dịp Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh.

Đâu là điểm khác biệt giữa đạo Công Giáo và Tin Lành trong lĩnh vực am hiểu Kinh Thánh? (27/11/2022 15:30:37 - Xem: 12,329)
Về nội dung và việc nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta có thể nêu hai khác biệt căn bản sau đây:

Hội nhập Văn hoá trong việc Tôn kính Tổ Tiên (17/11/2022 05:27:28 - Xem: 2,503)
Việc tôn kính tổ tiên vừa là bổn phận của chúng ta, vừa là cách để chúng ta giới thiệu về đạo chúng ta cho những người ngoại.

Ít điều cần chú ý trong Mục vụ Hôn phối (15/11/2022 07:53:29 - Xem: 1,781)
“Trước khi cử hành bí tích hôn phối, phải chắc chắn không có gì cản trở việc cử hành hữu hiệu và hợp pháp” (Can. 1066). Để được biết chắc như thế, một trong các phương thế giáo luật dạy, là điều tra kỹ lưỡng trước khi kết hôn.

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (12/11/2022 14:38:03 - Xem: 1,375)
Có có 118 Thánh Tử đạo, với 117 vị được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 và Á Thánh An-rê Phú Yên, phong Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 MC năm A
Nói là sự sống mới vì sự sống cũ của ta đang bị chôn chặt dưới nấm mồ của buồn sầu, nghi nan, thất vọng, vì lo chạy theo vật chất, tiền...
-
Mùa Chay dẫn đến sự chữa lành như thế nào?
Tại sao mùa Chay lại đặt ra một mối nguy thực sự cho vương quốc tối tăm? Bởi lẽ, đây là thời điểm tập trung vào cầu nguyện, thống hối và...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới
Đức tin Công giáo nói gì về cuộc sống trần gian này? Và người Công giáo cần phải sống với thái độ nào?
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê