Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Ý nghĩa đích thực mùa Giáng Sinh

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,855
  • Ngày đăng: 21/12/2021 10:34:29

Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC MÙA GIÁNG SINH

 

Lễ Giáng Sinh luôn được Giáo hội Công giáo tổ chức và được xem là một trong những ngày linh thiêng nhất trong năm chỉ sau lễ Phục sinh.

 

 

Giáng Sinh là ngày lễ của người Kitô hữu mừng ngày Đức Trinh Nữ Maria sinh hạ Chúa Giêsu Kitô. Giáng Sinh đã trở nên một trong những ngày lễ lớn nhất trên toàn thế giới, cả người Kitô hữu lẫn người không cùng tín ngưỡng cũng cử hành ngày lễ này.

 

Christmas được kết hợp bởi từ “Christ’ Mass”, nghĩa là Lễ của Chúa Kitô được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12. Giáng sinh đã có từ rất lâu trong dòng lịch sử

 

Lễ hội Giáng Sinh kéo dài đến lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng giêng. Nhiều người nghĩ rằng mùa Giáng Sinh kết thúc ngày lễ Hiển Linh, 12 ngày sau lễ Chúa Giáng Sinh. Nhưng điều này không đúng, mùa Giáng Sinh cũng là mùa của năm phụng vụ, và nó kết thúc vào Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh. Theo truyền thống lâu đời, mùa Giáng Sinh kéo dài 40 ngày, giống như Mùa Chay cũng trải dài 40 ngày.

 

Trong giới sử gia, họ quan tâm thảo luận về lý do tại sao ngày Chúa Giáng Sinh trong lịch lại rơi vào ngày 25 tháng 12. Theo giới học giả chú giải Kinh Thánh, Chúa Giêsu dường như sinh vào mùa xuân, hoặc sớm hơn là vào mùa thu, không phải là tháng 12 mà nhiều người thường tin.  Tuy nhiên, Giáo Hội chính thức xác nhận ngày Chúa Giáng Sinh là vào ngày 25 tháng 12 trong suốt thời kỳ sau của Đế Quốc Rôma. Nhiều người suy đoán ngày này được chọn vì trùng khớp với những lễ hội của người ngoại giáo, chẳng hạn như, đó là ngày người Rôma mừng lễ Mặt Trời. Và số người ngoại giáo khác có những lễ hội giữa mùa đông.

 

Dựa theo những lý thuyết khác thì Giáo Hội sơ khai thảo luận trước khi ấn định ngày lễ này. Trong thời Giáo Hội sơ khởi, người ta tin rằng Đức Kitô được thụ thai vào ngày 25 tháng 3, nên việc chọn 25 tháng 12 là hợp lý, vì 9 tháng sau đó Hài Nhi Giêsu mở mắt chào đời. Nên chú ý rằng Giáo Hội sơ khởi dùng lịch khác với ngày nay, và những ngày lễ Giáng Sinh sớm nhất theo lịch cũ, cũng rơi vào ngày 25 tháng 12, mà chiếu theo lịch ngày nay thì Giáng Sinh rơi vào ngày 7 tháng 1.

 

Dù nguồn gốc của Lễ Giáng Sinh và chọn ngày như thế nào đi nữa, vào Lễ Giáng Sinh, người Kitô hữu luôn mong chờ để tưởng nhớ ngày Đức Giêsu Kitô mở mắt chào đời. Và việc tưởng nhớ này có tâm quan trọng hơn là những thảo luận xoay quanh nguồn gốc của ngày lễ.

 

Giáng sinh được tổ chức khác nhau trong suốt lịch sử. Giáng sinh thường xem là một ngày hạnh phúc được chào đón với nhiều mong đợi và nhiều niềm vui. Mùa Vọng đi trước mùa Giáng sinh, đây là thời gian để thanh tẩy và được xem như là mùa Chay ngắn. Trong thời gian này người Kitô hữu sám hối và thanh tẩy bản thân trước khi Chúa Giêsu giáng thế.

 

Giáng sinh không phải lúc nào cũng được tổ chức ở thế giới Tây phương. Tin lành, đặc biệt là sự trỗi dậy Anh giáo đã dẫn đến các lệnh cấm tạm thời ngày lễ này, mặc dù các lệnh cấm nói chung không phổ biến. Giáng sinh đã không trở thành một ngày lễ lớn giữa một số người theo đạo Tin Lành cho đến thế kỷ 19 khi nó trở nên thịnh hành với tầng lớp thượng lưu ở Anh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lễ Giáng Sinh luôn được Giáo hội Công giáo tổ chức và được xem là một trong những ngày linh thiêng nhất trong năm chỉ sau lễ Phục sinh.

 

Ngày nay lễ Giáng Sinh đã mất đi nhiều ý nghĩa trong văn hóa của chúng ta. Sự trượt dài sang chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa thương mại này thực sự bắt đầu vào thế kỷ 19 khi các thương gia quảng bá ý tưởng tặng quà như một phần của ngày lễ. Tặng quà là một truyền thống lớn trên khắp thế giới. Mặc dù nhiều người vẫn chờ đợi cho đến Lễ Hiển Linh vào tháng Giêng để trao đổi những món quà cho nhau như là để tỏ lòng tôn kính ngày lễ này.

 

Ngày nay, tổ chức lễ Giáng Sinh bao gồm chưng bày đèn nến, cây thông,và diễu hành. Các nhà bán lẻ dựa vào thời gian này tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, mùa Giáng sinh được phổ biến  rộng rãi. Trong khi đó, những người Kitô hữu đạo đức thường làm hang đá giáng sinh, một phong tục phổ biến là không trưng bày Chúa Hài đồng cho đến đêm Giáng Sinh hoặc sau Thánh lễ nửa đêm. Các phong tục và cách tổ chức Giáng sinh rất khác nhau trên khắp thế giới. Không có quy tắc nào trong Giáo Hội điều chỉnh những truyền thống này, ngoài việc tuân giữ những nghĩa vụ của ngày thánh này qua việc thực hành các nghi thức và nghi lễ. Sự phổ biến rộng rãi là điều đáng được tôn vinh, vì Giáng Sinh minh họa cho bản chất đa dạng phong phú và tính phổ quát thực sự của Giáo hội Công giáo.

 

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=kPzRLOZsevk

(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh (20/11/2024 07:32:12 - Xem: 100)

Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi (18/11/2024 07:48:28 - Xem: 109)

Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con làm gì để bỏ tật thủ dâm?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện (13/11/2024 10:51:58 - Xem: 162)

Cha ơi có cách nào để mình không bị phạm tội về tư tưởng không ạ. Đặc biệt lúc mình đọc kinh đi lễ cầu nguyện thì lúc đó mình suy nghĩ rất nhiều không chú tâm lắm đến việc nhà chúa.

Sinh nhật nào quan trọng nhất? (11/11/2024 19:25:35 - Xem: 302)

Nói qua nói lại, cái cần nhất Nhỏ nói sau cùng nè. Sinh nhật, ngày hiện diện trên đời cũng quan trọng như sinh nhật trên Nước Trời...

Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ? (05/11/2024 07:31:46 - Xem: 233)

Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của năm tháng viết.

Các Thánh – Họ là ai? (31/10/2024 05:53:13 - Xem: 405)

Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh đích thực nào lại đi tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 201)

Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 271)

Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?

Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 339)

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 226)

Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7