Phụng vụ

Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu?

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,727
  • Ngày đăng: 03/07/2021 09:11:31
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

 

 

 

Hỏi: Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu? Linh mục của chúng tôi nâng Bánh thánh và Chén thánh gần hai phút mỗi khi truyền phép. Sau đó có hai lần ngài nâng Bánh thánh và Chén thánh. Mỗi lần như thế, ngài nâng Bánh và Chén cao hết cả cánh tay, càng cao càng tốt. - H.B., Bethlehem, Pennsylvania, Mỹ

 

Đáp: Trước tiên độc giả của chúng tôi nên tri ân vì có một linh mục nhiệt tâm, mặc dầu phải nhìn nhận rằng hai phút là quá lâu cho mỗi lần nâng Bánh thánh và Chén thánh. Tôi vẫn nghi ngờ về thời gian này trong thực tế, mặc dầu độc giả này nói chắc là đúng thôi.

 

Chữ đỏ nói có ba lần nâng Bánh thánh và Chén thánh, mặc dầu nhiều chuyên viên phụng vụ cho rằng thực ra chỉ có một lần nâng cao xét về kỹ thuật mà thôi.

 

Lần đầu tiên là ngay lập tức sau khi linh mục thánh hiến bánh rượu. Chữ đỏ nói rằng linh mục "nâng Bánh thánh cho tín hữu nhìn ngắm, sau đó đặt Bánh vào Đĩa thánh, và bái gối thờ lạy." Tương tự như vậy cho Chén thánh, "Linh mục nâng Chén thánh cho các tín hữu nhìn ngắm, rồi đặt Chén thánh trên khăn thánh, và bái gối thờ lạy."

 

Không có dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian nâng Bánh và Rượu, hoặc thời gian bái gối. Ở đây người ta phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc chung của nghi thức Rôma, vốn tránh các cử chỉ phóng đại hoặc có tính sân khấu. Bởi vì việc nâng là nhằm cho các tín hữu nhìn thấy Bánh thánh và Chén thánh, và sự quỳ gối là một hành động tôn thờ, các cử chỉ này không nên được thực hiện cách vội vàng, nhưng với một mức độ kéo dài vừa phải và đàng hoàng, vốn nhấn mạnh chức năng phụng vụ của việc này.

 

Có lẽ độ cao tốt nhất là Linh mục nâng Bánh và Rượu ở ngang đầu của ngài, để ngài có thể chiêm ngưỡng Bánh Rượu một cách tự nhiên.

 

Việc nâng cao Bánh thánh và Chén thánh ở mức cao nhất có thể, là tốt nhất dành cho khi linh mục dâng lễ ad orientem (hướng mặt về bàn thờ theo kiểu cũ, chứ không hướng về cộng đoàn). Nếu việc nâng cao được thực hiện trong khi linh mục hướng về cộng đoàn, việc ấy có thể là vô duyên và là nguyên nhân gây chia trí hơn là xây dựng.

 

Việc nâng cao cho phép Bánh Rượu được chiêm ngắm, nhưng không nên kéo dài quá mức, vì đó không phải là lần nâng quan trọng nhất xét về mặt phụng vụ.

 

Lần nâng Bánh Rượu quan trọng nhất về mặt phụng vụ là lần nâng thứ hai trong Vinh tụng ca ở cuối Kinh Nguyện Thánh Thể. Nghi thức này được thực hiện bởi bản thân linh mục, hoặc cùng với một thầy phó tế hoặc một linh mục đồng tế. Chữ đỏ nói rằng linh mục cầm Chén thánh, Đĩa thánh có Bánh thánh, nâng cao cả hai, và đọc: "Chính nhờ Người, ..." Một thầy phó tế hoặc một linh mục đồng tế hiện diện, nâng Chén thánh.

 

Về việc nâng này, cần chú ý các điểm sau đây:

- Chỉ Đĩa thánh có Mình Thánh được nâng lên; Mình thánh không được hiển thị rõ cho cộng đoàn tại thời điểm này.

 

- Chỉ có một Chén thánh và Đĩa thánh có Mình Thánh được nâng cao. Nếu có nhiều Bình thánh bên cạnh Bình thánh chính, chúng đều được để yên trên bàn thờ.

 

- Cả Chén thánh và Đĩa thánh được nâng cao cho đến khi cộng đoàn kết thúc chữ "Amen" cuối cùng của Kinh Nguyện Thánh Thể, dù khi chữ Amen được hát hoặc được lặp đi lặp lại lâu hơn thường.

 

Bản chất của cử chỉ này, thường đi kèm với việc linh mục hát Vinh tụng ca, thường có nghĩa là Chén thánh và Đĩa thánh được nâng lên hơi thấp một chút so với lần thánh biến Bánh Rượu. Một luật là ngón tay cái của linh mục ở ngang tầm mắt của linh mục, hoặc hơi cao hơn một chút.

 

Lần nâng thứ ba cũng là lần cuối diễn ra ngay trước khi linh mục rước lễ. Chữ đỏ nói rằng, sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian...”, trong đó linh mục thầm lặng dọn mình rước lễ, và bẻ chút Bánh cho vào Chén thánh, “linh mục bái gối, rồi cầm bánh, và nâng Bánh hơi cao trên Đĩa thánh hay trên Chén thánh, hướng về phía cộng đoàn, và đọc to: “Đây chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”

 

Sự chọn nâng Bánh thánh trên Đĩa thánh hoặc trên Chén thánh là tùy ý của linh mục, mặc dù cử chỉ này có vẻ thích hợp về mặt thẩm mỹ hơn.

 

Vị linh mục nên giữ cao Bánh thánh cho đến khi ngài và cộng đoàn đọc xong câu: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con..."

 

Một lần nữa, tốt hơn là không nên nâng Bánh thánh quá cao, nhưng ở mức như lần nâng thứ hai là vừa.

 

Sẽ có lỗi phụng vụ khi nâng Bánh mà không có Đĩa thánh hoặc Chén thánh ở phía dưới, tức là chỉ nâng Bánh trên Khăn thánh. Bởi vì vào lúc này, Bánh đã được bẻ ra, khả năng vụn bánh có thể rơi ra nhiều hơn, do đó tốt hơn vụn bánh cần rơi trực tiếp lên Đĩa thánh hoặc vào Chén thánh. (Zenit.org)

 

Nguyễn Trọng Đa

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,618)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Cơ-Lê-Men-Tê I, giáo hoàng, tử đạo (Ngày 23/11) (22/11/2024 07:15:36 - Xem: 4,479)

Thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô vào cuối thế kỷ thứ nhất.

Thánh Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo (Ngày 22/11) (21/11/2024 07:12:08 - Xem: 4,699)

Thánh Xê-xi-li-a là một trong muôn vàn thánh đã bảo vệ đức khiết tịnh của mình đến nỗi đã trở nên con người anh hùng, đã hân hoan được phúc tử vì đạo.

Ðức Mẹ dâng mình trong Ðền Thờ(Ngày 21/11) (20/11/2024 08:08:45 - Xem: 4,794)

Mẹ Maria đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Giavê trong đền thánh.

Thánh ELISABETH Nước Hungaria (Ngày 17/11) (16/11/2024 08:17:06 - Xem: 3,979)

Em bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy

Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (Ngày 15-11) (14/11/2024 08:06:37 - Xem: 3,699)

Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục sinh vào năm 1193 (có tài liệu nói vào năm 1200, hay 1206) trong một gia đình quý tộc tại Lauingen, Donau, Bayern, Đức Quốc.

Thánh Giô-Sa-Phát, giám mục, tử đạo( Ngày 12/11) (11/11/2024 08:36:40 - Xem: 4,964)

Thánh Gio-sa-phát là một người đã hiểu được đường lối huyền nhiệm của Chúa. Ngài đã chấp hành ý Chúa hơn vâng lời cha mẹ trần gian.

Thánh Mac-ti-nô, Giám mục (ngày 11/11) (10/11/2024 08:33:43 - Xem: 3,459)

Tìm hiểu xem Chúa Giêsu là ai mà các bạn bè sinh viên của thánh Mac-ti-nô đang hằng ngày đề cập tới là nỗi khát khao của thánh nhân.

Cung Hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Lateran (Ngày 9 tháng 11) (08/11/2024 08:31:06 - Xem: 7,347)

Ngôi Đại Thánh Đường này được Đức Giáo Hoàng Silvester I cung hiến vào ngày mồng 09 tháng 11 năm 324,

Thánh Carôlô Borrêmêô, giám mục (Ngày 04/11) (03/11/2024 08:24:35 - Xem: 3,921)

Thánh Carôlô Borrêmêô luôn có tấm lòng muốn nên hoàn thiện. Ngài đã bỏ rất nhiều công sức để giúp Giáo Hội thăng tiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7