Vì sao các chủng sinh Pháp không được mặc áo chùng?
- In trang này
- Lượt xem: 2,937
- Ngày đăng: 14/06/2022 19:09:18
Trong cộng đồng Thánh Martinô, các chủng sinh được phép mặc áo chùng kể từ năm thứ tư. Ngày 23 tháng 4 năm 2019. JEAN-MATTHIEU GAUTIER / CIRIC
Trong số tất cả các cuộc tranh luận nội bộ trong Giáo hội Pháp, câu hỏi liệu các giáo sĩ có nên mặc áo chùng hay không, mặc dù công đồng đã loại bỏ cách đây sáu mươi năm, vẫn là một chủ đề luôn còn đó. Ví dụ cuối cùng gần đây, sau một lễ thêm sức, tổng giám mục Guy de Kerimel, giáo phận Toulouse đã gởi thư cho các chủng sinh trong giáo phận để bày tỏ sự không chấp thuận của ngài.
Ngài viết: “Trong buổi tối hôm nay, tôi đưa ra câu hỏi (…) khi đối diện với một số người mặc áo chùng và áo các phép và tôi nói với các bạn, tôi không muốn các sinh viên mặc một cách quá giáo sĩ.”
Tổng giám mục cương quyết, rằng các chủng sinh chưa phải là giáo sĩ và không được phép mặc áo chùng trong thời gian đào tạo. Trong thư ngài cũng viết, các phó tế cũng không được mặc, và tố cáo sự âu lo của một số người “muốn biểu lộ một bản sắc quá rõ”, theo ngài điều này làm phương hại đến “tinh thần phục vụ và chất lượng của mối quan hệ mục vụ”.
Phẩm phục của giáo sĩ
Bức thư của giám mục De Kerimel gây chú ý trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, đã có các tranh luận giữa một bên ủng hộ và một bên phản đối thói quen này. Và cũng đặt câu hỏi về giáo luật liên quan đến áo chùng. Tổng giám mục Toulouse nhắc đến điều luật 284: “Các giáo sĩ sẽ mặc phẩm phục phù hợp theo quy tắc do hội đồng giám mục thiết lập và các phong tục hợp pháp của nơi này”. Như thế các chủng sinh chưa được xem là giáo sĩ khi họ chưa chịu chức, chỉ được phong vào cuối quá trình đào tạo của họ. Theo thông lệ được Hội đồng Giám mục Pháp thiết lập, như thế họ không được mặc phẩm phục giáo sĩ.
Trước đòi hỏi của một số sinh viên của giáo phận Toulouse, linh mục René Fischer, bề trên đại chủng viện Đức Bà Cả ở Strasbourg tỏ ra bối rối: “Tổng giám mục Toulouse chỉ nhắc lại quy tắc áp dụng cho các chủng sinh Pháp. Họ chỉ mới trong tư cách là những người được rửa tội và không thể mặc phẩm phục giáo sĩ. Nếu không, sẽ chỉ là một đánh lừa bề ngoài…”
Dù không được tổng giám mục De Kerimel cho phép nhưng ở một số nơi, các chủng sinh ở giai đoạn phó tế đã được phép. Một số cộng đồng cho phép mặc sớm hơn, như chủng sinh của cộng đồng Thánh Martinô, họ mặc áo chùng đen làm đồng phục, nhưng phải đợi đến năm thứ tư, và được công nhận chính thức về ơn gọi của họ mới được mặc. Cộng đồng Thánh Martinô đặc biệt xem trọng loại phẩm phục này vì giúp cho công chúng dễ nhận diện các linh mục.
Một quá khứ đầy biến động
Việc mặc áo chùng là một phần trong truyền thống Giáo hội: từ Công đồng Trent năm 1542, các giáo sĩ phải mặc phẩm phục để phân biệt với giáo dân. Dần dần áo chùng trở thành bắt buộc trong đa số các giáo phận. Nhưng trang phục này là chủ đề gây tranh cãi ở Pháp từ cuộc Cách mạng, khi Nhà nước hạn chế nghiêm ngặt việc cấp phép năm 1792. Đầu thế kỷ 20, trong bầu khí chống chủ nghĩa giáo sĩ, nhiều thành phố đi đến việc cấm mặc ngoài đường như Kremlin-Bicêtre năm 1900. Sau đó luật năm 1905 ra đời để làm dịu tinh thần và duy trì Quốc gia trong sự tôn trọng tín ngưỡng, cho phép lựa chọn phẩm phục tương ứng.
Việc mặc áo chùng của các giáo sĩ sau đó vẫn tồn tại nhưng yếu đi vào hậu bán thế kỷ 20: sau Công đồng Vatican II năm 1962, Giáo hội bãi bỏ việc mặc áo chùng. Linh mục Luc Forestier, giáo sư chuyên ngành Giáo hội học và thần học Mục vụ tại Học viện Công giáo Paris lưu ý: “Xét về lịch sử áo chùng ở Pháp, chúng ta không thể nói đây là phẩm phục trung lập và phi chính trị. Nó không trong cùng bối cảnh như ở Ý, các chủng sinh Ý tự nguyện mặc. Ở Pháp, nó có thể gây sốc cho các thế hệ lớn tuổi, những người xem đó là biểu tượng của một thể chế giáo quyền, độc tài.”
Một biểu tượng chính trị?
Não trạng người Pháp cũng bị tác động bởi mong muốn duy trì truyền thống và sự ly giáo của tổng giám mục Marcel Lefebvre trong những năm 70 và 80. Tổng giám mục bất đồng chính kiến đã triển khai cả một huyền bí về chiếc áo chùng cho đến tận các chủng viện của Hội Thánh Piô X. Vì thế trong vài thập kỷ, chiếc áo chùng đã trở thành một trong những dấu hiệu của chủ nghĩa truyền thống hiện tại giữa các linh mục công giáo.
Một linh mục thuộc giáo phận Versailles lưu ý: “Ngày nay cổ áo la-mã được xem là trung tâm, còn áo chùng đại diện cho truyền thống. Nhưng không nên nhầm về điều này: không nhất thiết một linh mục mặc áo chùng là người phản kháng. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề về việc cấm chủng sinh mặc áo chùng vì họ không phải là sinh viên như các sinh viên khác…”
Như thế, chiếc áo chùng có hàm ý gì không? Chủ đề được các linh mục tranh luận, linh mục Luc Forestier giải thích: “Ngày nay, ngày càng có nhiều chủng sinh trẻ gán cho bộ áo này những lý do chủ quan và bản sắc của mình. Họ dường như ở trong đường lối truyền thống nhưng trên thực tế được thúc đẩy bởi một lựa chọn cá nhân, rất hiện đại, ngược với quy tắc của Giáo hội.”
Theo linh mục giáo sư, “vấn đề phẩm phục ở trong các chủ đề được nêu ra trong bối cảnh thượng hội đồng về tính hiệp hành, đặc biệt là chủ nghĩa giáo quyền và sự thái quá của nó”, chiếc áo chùng cũng phản ánh sự căng thẳng nội bộ trong sứ vụ giáo hội. Trang phục nào cho phép mình cho công chúng thấy mình đang phục vụ mà không bị phô trương? Đó là cả một vấn đề.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn 13.06.2022/ lavie.fr, Caroline Celle, 2022-06-10)
Bài cùng chuyên mục:
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 140)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 109)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 416)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 268)
"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.
Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 255)
Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.
Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 568)
Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.
Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 237)
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 993)
Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne
Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 141)
Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 205)
Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất