Ủy Ban Mục vụ Giới Trẻ: Hội thảo Lòng bừng cháy, Chân bước đi (Lc 24, 13-35)
- In trang này
- Lượt xem: 390
- Ngày đăng: 30/08/2024 13:05:41
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên – Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Quý cha trong Ủy ban đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề: “LÒNG BỪNG CHÁY, CHÂN BƯỚC ĐI”, với ước mong nhìn ra được các thuận lợi và khó khăn, các thách đố cũng nhưng những đòi hỏi và cùng đưa ra được các phương hướng hành động để giúp cho công việc mục vụ giới trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
ỦY BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ
HỘI THẢO
“LÒNG BỪNG CHÁY, CHÂN BƯỚC ĐI” (Lc 24, 13-35)
“Mục vụ giới trẻ luôn là mục vụ truyền giáo” – đây chính là tâm tư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến trong Tông huấn Christus Vivit - Đức Kitô Đang Sống (CV 240). Thao thức cho đời sống và sự phát triển của người trẻ cả về phương diện tự nhiên và siêu nhiên, vì thế, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên – Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Quý cha trong Ủy ban đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề: “LÒNG BỪNG CHÁY, CHÂN BƯỚC ĐI”, với ước mong nhìn ra được các thuận lợi và khó khăn, các thách đố cũng nhưng những đòi hỏi và cùng đưa ra được các phương hướng hành động để giúp cho công việc mục vụ giới trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Hội thảo được diễn ra dưới sự điều hành của Cha Gioan Lê Văn Việt (Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh) – Thư ký Ủy ban. Hội thảo diễn ra từ thứ Ba 27/8/2024 – đến thứ Tư 28/8/2024 tại Tòa Giám mục Xã Đoài – Giáo phận Vinh. Thành phần tham dự bao gồm: Quý cha đặc trách giới trẻ các giáo phận trong các giáo tỉnh và các tham dự viên là những người cộng tác trực tiếp trong công việc mục vụ giới trẻ.
I/ NGÀY 27/8: BƯỚC ĐI CÙNG NHAU
Khởi đầu cho ngày hội thảo đầu tiên là thánh lễ do Đức cha chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ tế. Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí hiệp hành trang nghiêm với sự hiện diện đông đủ của các tham dự viên. Trong bài giảng, Cha Thư ký Ủy ban Gioan Lê Văn Việt nhấn mạnh đến công cuộc Tân Phúc Âm Hoá cho người trẻ. Qua đó khai mở cuộc hành trình làm mới lại trong việc đồng hành với người trẻ. Để tạo bầu khí cho giờ hội thảo đầu tiên, Cha đặc trách Giới trẻ Giáo phận Vinh đã giúp cho các tham dự viên có thêm năng lượng bằng sức sống của người trẻ.
Sáng ngày 27/8: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên chia sẻ: giới trẻ tham gia vào đời sống Giáo hội
Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XV năm 2018: Dựa trên câu chuyện của hai môn đệ trên đường Emmau là chủ đề, là sức sống và là nền tảng (Lc 24, 3-35). Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI năm 2021-2024 cũng nhấn mạnh thêm về cụm từ: “Đi cùng nhau” – Thiên Chúa đi cùng chúng ta và mọi thành phần được mời gọi hiệp thông thi hành sứ vụ. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đúc kết Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI với 4 mục chính: Giáo hội luôn trẻ trung; Nhãn quan Giáo hội về người trẻ; Người trẻ tham gia vào đời sống Giáo hội; Một số lĩnh vực tham gia chính yếu: siêng năng cầu nguyện; suy niệm Lời Chúa; cử hành bí tích; loan báo Tin mừng.
Hội thảo chủ đề: Giáo hội luôn trẻ trung
Nhìn vào nền tảng Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều gương mặt trẻ như: Giuse (con Giacop), Samuel, Đavit, Salomon, Đức Maria (vâng phục khi tuổi còn rất trẻ), Chúa Giêsu (hằng vâng phục cha mẹ) 12 tuổi: Chúa Giêsu đã trở nên bậc thầy dạy (trong đền thờ).
Đức Giêsu là một người trẻ, người trưởng thành trẻ. Tại sao Giáo hội luôn trẻ trung? Vì Giáo hội là Bí tích của Đức Kitô, Đức Kitô luôn trẻ trung nên Giáo hội luôn trẻ trung.
Giáo hội là sự trẻ trung đích thực của thế giới. Đức Giêsu trẻ, Giáo hội trẻ, ai thuộc về Giáo hội thì cũng trẻ trung. Trẻ trung không mang theo nghĩa thời gian, tuổi tác nhưng là vấn đề của tâm hồn. Ai thuộc về Giáo hội thì không chỉ quan tâm đến lịch sử mà quan trọng hơn là thời gian theo nghĩa định tính (thời gian liên quan đến biến cố).
Tuổi trẻ đích thực phải có một trái tim yêu thương và Giáo hội không bao giờ là thực thể già cỗi. Giáo hội không phải là thực thể chạy theo cái mới, cũng không ở lại quá khứ nhưng là cả hai. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi con người: không nên coi Giáo hội như viện bảo tàng hoặc coi Giáo hội như trung tâm thương mại trưng bày hàng hóa. Nền tảng cuối cùng của sự không thay đổi là Đức Kitô (hôm qua, hôm nay và mãi mãi). Chúng ta không thể lớn lên nếu không có rễ bám chắc chắn. Giáo hội luôn trẻ trung vì: Giáo hội luôn trở về nguồn; Đọc được dấu chỉ của thời đại; Không ngừng đổi mới.
Giờ thảo luận nhóm theo từng Giáo tỉnh được diễn tiếp ngay sau giờ chia sẻ của Đức cha Chủ tịch. Mỗi Giáo tỉnh ngồi lại với nhau, bầu Ban điều hành và cùng nhau thảo luận các thuận lợi, khó khăn, cũng như đưa ra những phương hướng nhằm giúp cho công việc mục vụ giới trẻ đạt kết quả tốt nhất. Kết thúc giờ thảo luận, các Giáo tỉnh đã bầu ra được Ban điều hành:
1/ Ban điều hành Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội
Đặc trách: Lm. Phêrô Đoàn Văn Khải
Thư ký 1: Sr. Têrêsa Đỗ Thị Thu Trang
Thư ký 2: Maria Bùi Thị Tố Uyên
2/ Ban điều hành Giới trẻ Giáo tỉnh Huế
Đặc trách: Lm. Bênêđictô Ngô Văn Hài
Thư ký: Lm. Gioan Baotixita Phạm Văn Phong
3/ Ban điều hành Giới trẻ Giáo tỉnh Sài Gòn
Đặc trách: Lm. Gioakim Phạm Công Chính
Thư ký: Lm. Giuse Nguyễn Thành Công
Đức cha Chủ tịch đã đúc kết phần thảo luận và thuyết trình của 3 giáo tỉnh dựa trên hành trình Emmau trong Tin mừng của Thánh Luca (24, 3-35) dưới hình thức ba pha:
+ Lời Chúa
+ Thánh Thể
+ Loan báo Tin mừng
Và biến cố Emmau tái hiện lại một cách rõ nét nhất qua Thánh lễ.
Việc loan báo Tin mừng phải được nói bằng ngôn ngữ của tình yêu.
Chiều ngày 27/8: Lắng nghe trong Thần Khí
Sau giờ nghỉ trưa, các tham dự viên tập trung trở lại để tham gia buổi thảo luận tiếp theo. Không khí được khuấy động bằng những bài cử điệu náo nhiệt của các bạn linh hoạt viên. Mở đầu buổi thảo luận, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn - Tổng tuyên uý Thiếu nhi Thánh Thể Toàn quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mỗi tham dự viên cần phải có nền tảng LỜI CHÚA và THÁNH THỂ. Chỉ khi mỗi người có được nền tảng vững chắc thì mới cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống cá nhân. Khi đó chúng ta mới có thể chia sẻ và truyền đạt đức tin một cách chân thành và hiệu quả đến người khác.
Tiếp đó, Cha Gioan Lê Quang Việt - Thư ký Ủy ban Mục vụ Giới trẻ cũng đã có những chia sẻ thêm: một trăn trở được đặt ra là làm sao sau khi lãnh nhận BÍ TÍCH THÊM SỨC các em vẫn tham gia sinh hoạt. Vì thế, rất cần có sự phân định. Những người phụ trách giới trẻ cần thấy việc đồng hành với người trẻ là một ơn gọi và là sứ vụ. Đồng thời giúp các bạn trẻ phân định nhận ra ơn gọi phục vụ. Vậy nên, cả người đồng hành và người được đồng hành cần phải tìm ra tiếng gọi của THẦN KHÍ cho chính mình.
Sau một ngày làm việc cùng nhau, các tham dự viên cũng có cơ hội để cùng chơi, giao lưu giữa các giáo tỉnh qua trận giao hữu bóng đá.
Tối ngày 27/8: cầu nguyện
Một ngày làm việc đang dần khép lại, các tham dự viên lại có cơ hội được ngồi bên nhau, được ngồi bên Chúa để cùng mở cửa tâm hồn của mình ra, trao ban cho những người xung quanh bằng những nén bạc mà Chúa đã trao tặng cũng như những giới hạn của bản thân để cùng nhau đón nhận. Qua đó, các tham dự viên luôn xác tín rằng Chúa luôn nâng đỡ, ủi an, giúp chúng con biết quên bớt những khó khăn muộn phiền và không ngừng hăng hái trở nên những cánh tay nối dài đưa người trẻ đến gần với Chúa hơn.
II/ NGÀY 28/8: GIỚI TRẺ THAM GIA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI
Ngày làm việc thứ 2 được khởi sự với một Thánh lễ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự. Các tham dự viên tham dự Thánh lễ với tâm tình tạ ơn và cầu nguyện cho người trẻ, cho những người tham gia vào công cuộc đồng hành với người trẻ. Trong bài giảng, Đức cha chia sẻ về Bí tích Thánh Thể là nguồn sức sống cho Giáo hội, cho người trẻ. Ngài nhấn mạnh đến 3 khía cạnh: Hiện diện – Hiệp thông – Hành động.
Sáng ngày 28/8: Hội thảo chủ đề “nhãn quan Giáo hội về người trẻ”
Dưới nhãn quan của Thánh Irênê: “Đức Giêsu là một người trẻ cho những người trẻ, trở nên gương mẫu cho những người trẻ và thánh hiến họ cho Đức Chúa”. Trong Tông huấn Christus Vivit Đức Kitô Đang Sống, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định người trẻ là “hiện tại của Thiên Chúa” (you are the now of God). Thông thường, chúng ta cho rằng người trẻ là tương lai của Giáo hội, của xã hội, của đất nước, của thế giới.
Giáo hội không chỉ hy vọng vào người trẻ hay khuyến khích người trẻ cố gắng chuẩn bị cho tương lai mà còn nhận diện năng lực phong phú nơi người trẻ và mời gọi họ tham gia tích cực cũng như đóng góp phần mình trong việc xây dựng Giáo hội. Đức Cha Chủ tịch cũng nhấn mạnh thêm: chính những người đồng hành cũng cần nhìn nhận lại những khiếm khuyết của mình để nhận ra những tài năng của người trẻ. Như vậy, Giáo hội mới trở nên: “Là Một” thân thể liên kết mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chiều 28/8: Cùng nhau bước đi
Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chia sẻ:
Muốn bước chân đi tiếp thì chân phải vững và đi cùng nhau.
Để cho người trẻ thu hút thì cần phải sự sáng tạo, biến tấu của từng người đồng hành để phù hợp với giáo phận, giáo xứ của mình, và từng bước đi vào đời sống cầu nguyện. Nhưng trước tiên mình phải xác định mục tiêu mình muốn hướng đến và giữ người đồng hành và người được đồng hành cần phải thấu hiểu nhau, lắng nghe và đối thoại với nhau nhiều hơn. Và cần đồng cảm giữa hai bên rồi hai bên cùng nhau tìm ra những cách thức mới mẻ và thu hút hơn, càng biết về nhau nhiều thì càng dễ làm việc và mang lại kết quả hữu hiệu.
Tiếp theo là giờ chia sẻ của Cha Thư ký Ủy ban. Sau đó, ba giáo tỉnh có cơ hội ngồi lại cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như lắng nghe những tâm tư của người trẻ. Sau khi các giáo tỉnh lên trình bày những thao thức và mong muốn, Đức cha Chủ tịch cũng đã đúc kết lại và đưa ra những phương hướng, những cách thức để giúp cho việc mục vụ giới trẻ được dễ dàng hơn.
Kết thúc 2 ngày hội thảo, các tham dự viên được chiêm ngắm, tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể với một niềm xác tín Chúa đang hiện diện trước mặt chúng con. Trong giờ chầu này, mỗi tham dự viên nhận ra được “tiếng gọi phục vụ người trẻ” dựa trên nền tảng “Đức Kitô đang sống, Ngài là niềm hy vọng của chúng ta và là sự trẻ trung đẹp nhất của thế giới này. Tất cả những gì Ngài đã chạm đến để trở nên trẻ, tươi mới và đầy sức sống”.
Sau 2 ngày cùng nhau hội thảo, các tham dự viên cũng để lại cho nhau nhiều kinh nghiệm mục vụ, nhiều kỷ niệm đáng quý và cả những bức ảnh chung cho các tham dự viên trong 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Bài cùng chuyên mục:
Thư mục vụ năm 2025 của HĐGMVN gửi cộng đồng Dân Chúa (20/09/2024 12:13:10 - Xem: 16)
Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa với chủ đề: “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Sau đây là nguyên văn Thư mục vụ năm 2025 của Hội đồng Giám mục Việt Nam:
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Biên bản Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 (20/09/2024 10:51:35 - Xem: 42)
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, giáo phận Phan Thiết, từ ngày 16 đến 20 tháng 9 năm 2024.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Phan Thiết (20/09/2024 05:46:08 - Xem: 160)
Lúc 06g30 ngày 20/9/2024, Thánh lễ mừng Kim khánh Giáo phận Phan Thiết sẽ được diễn ra tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
HĐGMVN: Ngày III - Hội nghị thường niên kỳ II/2024 (20/09/2024 05:37:27 - Xem: 83)
Hội nghị đã lắng nghe chia sẻ thông tin từ Uỷ ban Giáo dục và các góp ý mục vụ hướng đến Năm Thánh 2025.
Video Nghi thức làm phép Linh Đài Đức Mẹ Tàpao & Đêm diễn nguyện (20/09/2024 05:30:22 - Xem: 35)
Vào lúc 16g00 ngày 19/9/2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, sẽ làm phép Linh đài Đức Mẹ Tàpao
HĐGMVN: Ngày II - Hội nghị thường niên kỳ II/2024 (19/09/2024 05:20:21 - Xem: 326)
Hội nghị đã lắng nghe Đức TGM Marek Zalewski, Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, chia sẻ thông tin của Toà Thánh và trao đổi một số nội dung cần thiết với Hội đồng Giám mục Việt Nam.
HĐGMVN: Ngày thứ I: Hội nghị Thường niên kỳ II/2024 (18/09/2024 05:33:50 - Xem: 335)
Hội nghị đã dành ngày thứ nhất cho các nội dung nghị sự: sứ vụ loan báo Tin Mừng, Năm Thánh 2025: cử hành và mục vụ.
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị Thường niên kỳ II/2024 (17/09/2024 19:36:45 - Xem: 187)
Mở đầu phiên họp khai mạc, Đức Tổng Giám mục Chủ tịch HĐGM đã mời gọi quý Đức cha cầu nguyện và lưu tâm đến anh chị em đang gánh chịu hậu quả bão lũ
Chào đón các Giám mục Việt Nam đến dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (17/09/2024 07:16:36 - Xem: 475)
Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), kéo dài từ ngày 16 đến ngày 20/9/2024.
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (15/09/2024 09:34:26 - Xem: 278)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
-
Thứ Bảy 21/09/2024 – Thứ Bảy tuần 24 thường niên – THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. – Đứng dậy, đi theo Chúa.
THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
- Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung...
- Thứ Năm tuần 24 thường niên.
-
Độc thân – Nên nói gì đây?
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ...
-
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho...
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học