Tìm kiếm dạ để sinh hạ Đấng Thiên sai
- In trang này
- Lượt xem: 147
- Ngày đăng: 20/12/2024 06:39:34
TÌM KIẾM DẠ ĐỂ SINH HẠ ĐẤNG THIÊN SAI
Một cách ngôn trong ngụy văn Do Thái giáo đã diễn đạt rất nên thơ rằng: Với nhiều tiếng rên rỉ của xác thịt thì sự sống của linh hồn được sinh ra!
Chính trị gia, triết gia Nikos Kazantzakis (1883-1957) đã viết: “Con người luôn thiếu kiên nhẫn, nhưng Thiên Chúa không bao giờ nóng vội!”. Câu này nêu bật một chân lý quan trọng. Chúng ta cần kiên nhẫn, kiên nhẫn vô hạn với Thiên Chúa. Chúng ta cần để mọi chuyện phát triển đúng thời điểm của nó, đúng thời điểm của Thiên Chúa.
Nhìn vào lịch sử tôn giáo qua hàng thế kỷ, chúng ta không khỏi choáng váng trước sự thật Thiên Chúa dường như thong thả trước sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta. Kinh Thánh thường ghi lại những khao khát bị nản lòng, những điều không viên mãn, và sự thiếu kiên nhẫn của con người. Việc Thiên Chúa can thiệp trực tiếp và dứt khoát giải quyết một căng thẳng nào đó của con người là chuyện hiếm hơn cả mức ngoại lệ. Chúng ta luôn mãi khao khát một Đấng Thiên sai đến cất đi nỗi đau, báo oán những áp bức, nhưng hầu hết những lời cầu nguyện này dường như rơi vào hư không.
Vì thế trong Kinh Thánh triền miên có lời cầu khẩn đau đớn: Lạy Chúa, xin hãy đến! Xin cứu chúng con! Chúng con còn phải chờ bao lâu nữa! Lúc nào, lạy Chúa, đến lúc nào!
Chúng con luôn thiếu kiên nhẫn, nhưng Chúa lại không vội vàng. Vì sao? Vì sao Chúa dường như hành động quá chậm trễ? Chẳng lẽ Chúa nhẫn tâm nhìn chúng con khổ sao? Thiên Chúa chai đá trước đau khổ của chúng con sao? Vì sao Chúa hành động quá đỗi chậm trễ trước sự mất kiên nhẫn của nhân loại?
Trong ngụy văn của Do Thái giáo, có một câu giúp trả lời câu hỏi này một cách ẩn dụ: Mọi giọt nước mắt sẽ đưa Đấng Thiên sai đến gần hơn! Có vẻ có một mối liên kết cố hữu giữa sự chán nản và khả năng Đấng Thiên sai ra đời. Đấng Thiên sai chỉ có thể ra đời sau khi con người khao khát suốt một thời gian dài. Tại sao?
Việc sinh hạ có thể cho chúng ta thấy được đôi điều. Không thể đẩy nhanh thời kỳ thai nghén, và có mối liên kết giữa cơn đau mà người mẹ chịu lúc sinh con. Việc hạ sinh của Chúa Giêsu cũng vậy. Với tiền đề không thể đẩy nhanh quá trình thai nghén. Nước mắt, nỗi đau, và thời gian cầu nguyện lâu dài là điều cần thiết để tạo điều kiện cho sự thai nghén sẽ hạ sinh Đấng Thiên sai vào thế giới chúng ta. Vì sao? Vì có một dạng tình yêu và sự sống chỉ có thể nảy sinh sau khi kiên nhẫn chịu đựng lâu dài, tạo nên một không gian thích đáng cho dạ người trinh nữ, để từ đó hạ sinh sự siêu phàm. Sự siêu phàm luôn dựa vào một sự thăng hoa trước đó.
Một vài ẩn dụ có thể giúp chúng ta hiểu chuyện này.
Khi cố gắng giải thích về cách con người có thể được thổi bùng với tình yêu vị tha, Thánh Gioan Thánh Giá đã dùng hình ảnh một khúc gỗ cháy thành ngọn lửa trong lò. Khi khúc gỗ khô được đặt vào lò, nó không cháy ngay lập tức. Trước hết, nó cần được làm khô đã. Do đó, suốt một thời gian dài, nó chỉ kêu xèo xèo trong lò, màu xanh và độ ẩm sẽ mất và chỉ khi đến nhiệt độ cháy, nó mới có thể bắt lửa và cháy bùng thành ngọn.
Một cách ẩn dụ, trước khi khúc gỗ có thể bùng cháy, nó phải qua thời kỳ chờ đợi, một tình trạng khô héo, một thời gian chán nản và khao khát. Động lực để một tình yêu đặc biệt sinh ra trong đời chúng ta cũng vậy. Chúng ta chỉ có thể khơi lên dạng tình yêu này khi chúng ta bị là những khúc củi ẩm ướt, còn xanh, kêu xèo xèo trong ngọn lửa của khao khát bất đạt.
Thần học gia Pierre Teilhard de Chardin cho chúng ta một ẩn dụ thứ hai. Ngài nói về điều mà ngài gọi là “tăng nhiệt độ tâm linh”. Trong phòng thí nghiệm hóa học, bạn có thể đặt hai chất trong cùng một ống mà không bị hợp nhất. Những chất đó vẫn tách biệt, không hợp nhất với nhau được. Chỉ sau khi được nung đến một nhiệt độ đủ cao, chúng mới phản ứng hợp lại với nhau. Chúng ta cũng vậy. Thường chỉ khi nhiệt độ tâm linh của chúng ta lên đến mức hợp nhất đó, nghĩa là khi khao khát bất đạt làm tăng nhiệt độ tâm hồn của chúng ta đến mức chúng ta có thể hướng về sự hòa hợp và hợp nhất.
Tóm lại, đôi khi chúng ta phải đi đến cơn sốt mến tâm linh bằng chán nản và nỗi đau, trước khi sẵn sàng buông bỏ ích kỷ và để mình được kéo vào thông hiệp.
Thần học gia công giáo Thomas Halik từng nói, người vô thần đơn giản chỉ là một từ khác để gọi một người không đủ kiên nhẫn với Thiên Chúa. Cha nói đúng. Thiên Chúa không bao giờ vội vã, và Ngài làm thế vì những lý do chính đáng. Đấng Thiên sai chỉ có thể được thai nghén trong một dạng cung lòng nhất định, cụ thể là một cung lòng đủ kiên nhẫn và sẵn lòng chờ đợi, để mọi chuyện diễn ra theo kỳ hạn của Thiên Chúa chứ không phải kỳ hạn của chúng ta.
Mọi giọt nước mắt đưa Đấng Thiên sai đến gần hơn. Đây là một bí ẩn không thể dò thấu. Về lý thuyết, mỗi một chán nản nên làm chúng ta sẵn sàng yêu thương hơn. Về lý thuyết, mỗi một giọt nước mắt nên làm chúng ta sẵn sàng tha thứ hơn. Về lý thuyết, mỗi một lần đau lòng nên làm chúng ta sẵn sàng buông bỏ phần nào sự tách biệt của mình. Về lý thuyết, mỗi một khao khát bất đạt nên dẫn chúng ta đi vào lời cầu nguyện sâu sắc hơn và thành tâm hơn. Và về lý thuyết, mọi sự thiếu kiên nhẫn đau đớn của chúng ta hướng đến sự sự kết hợp vốn luôn mãi tránh né chúng ta, làm cho chúng ta đủ nhiệt tâm để cháy bùng thành ngọn lửa tình yêu. Một cách ngôn trong ngụy văn Do Thái giáo đã diễn đạt rất nên thơ rằng: Với nhiều tiếng rên rỉ của xác thịt thì sự sống của linh hồn được sinh ra!
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Tháp Babel (16/12/2024 10:48:43 - Xem: 214)
Thế giới chia rẽ chúng ta ở mọi cấp độ: gia đình, láng giềng, nhà thờ, đất nước và thế giới. Tất cả chúng ta hiện đang nói những ngôn ngữ khác nhau giống như người dân đầu tiên của Tháp Babel sống rải rác trên khắp thế giới.
Bốn cách để noi gương Thánh Giuse trong Mùa Vọng này (11/12/2024 07:45:00 - Xem: 360)
Mùa Vọng này mang đến cơ hội để chúng ta gia tăng ước muốn noi gương vị thánh vĩ đại được Đức Mẹ và Đấng Cứu Độ của chúng ta yêu mến.
Một thực tại căn tính kép trong nội tâm (10/12/2024 09:28:04 - Xem: 233)
Những lựa chọn chính trong cuộc sống đã là một căng thẳng lớn vì những lựa chọn này cố gắng trung thành với hai căn tính nguyên thủy trong tôi, người lương dân và người thiêng liêng.
Bánh và Rượu (26/11/2024 08:39:30 - Xem: 266)
Bánh và rượu tạo nên một tổng thể cân bằng cho cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó. Trên thực tế, khi chủ tế dâng bánh và rượu, thì đây là những gì đang được nói: Lạy Chúa, những gì con dâng lên Chúa hôm nay là tất cả những gì có trên thế gian này.
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 215)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 537)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 283)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 344)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 327)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 286)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
-
Món Quà Giáng Sinh – Suy tư Tin Mừng CN 4 Mùa Vọng năm C
Nếu bạn đã từng nhận ra những hồng ân cao cả mà Chúa đã thương ban, thì đã bao giờ bạn ngạc nhiên về điều ấy chưa?
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 149 - Thao thức với Giáo hội địa phương
Mọi công việc mục vụ của Giáo hội nhằm giúp giáo dân, người trẻ gặp gỡ Thiên Chúa. Đó là sứ mạng chính của Giáo hội.
-
Gia vị cho bài giảng CN 4 mùa Vọng năm C - 2024
Trong hoạt cảnh thăm viếng được mô tả trong Tin Mừng hôm nay, hai người phụ nữ tầm thường nhận ra họ quan trọng như thế nào khi họ được...
-
Tìm kiếm dạ để sinh hạ Đấng Thiên sai
Một cách ngôn trong ngụy văn Do Thái giáo đã diễn đạt rất nên thơ rằng: Với nhiều tiếng rên rỉ của xác thịt thì sự sống của linh hồn được...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 4 mùa Vọng năm C - 2024
Đẹp thay những bước chân trên con đường phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Biết rằng trên con đường này nhiều chông gai giăng mắc và gian...
-
Giá trị của việc nói “Không”
Học cách nói “không” cho phép chúng ta tôn vinh thánh ý Chúa về một cuộc sống mà nơi đó chúng ta phát triển không chỉ về mặt nghề nghiệp...
-
Tìm lại ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng
Đôi khi, chúng ta nỗ lực hoàn thành danh sách những việc phải làm trong mùa Giáng Sinh, mà lại quên đi ý nghĩa thực sự của Mùa Vọng và...
-
Tháp Babel
Thế giới chia rẽ chúng ta ở mọi cấp độ: gia đình, láng giềng, nhà thờ, đất nước và thế giới. Tất cả chúng ta hiện đang nói những ngôn ngữ...
-
Tại sao ngày Chúa Giêsu ra đời được gọi là Christmas?
Thuật từ tiếng Anh cho ngày sinh của Chúa Giêsu rất độc đáo, vì từ này không hề liên quan đến cách chúng ta thường gọi ngày sinh nhật của...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 146 - Thiên Chúa yêu thương đến cùng
Em thấy trên mạng hoặc đôi lần biết có người bị Thiên Chúa trừng phạt vì dám xúc phạm đến Ngài. Nếu ai đó làm điều tàn ác, họ sẽ gặp tai...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất