Tiếp tục đứng sau khi hát long trọng ba lần Alleluia
- In trang này
- Lượt xem: 879
- Ngày đăng: 27/03/2023 14:17:40
Hỏi: Trong Lễ Đêm Canh Thức Vượt Qua, cộng đoàn tiếp tục đứng hay ngồi xuống khi hát Thánh vịnh 117/118 sau phần hát long trọng 3 lần Alleluia?
Đáp: Sở dĩ có câu hỏi này vì rất nhiều cộng đoàn phụng vụ bị lúng túng/phân vân không biết ở phần này, tức là sau khi hát long trọng 3 lần Alleluia và khi bắt đầu hát Thánh vịnh [Tv 117/118, 1-2. 16ab-17. 22-23], thì nên ngồi xuống hay tiếp tục đứng. Kết quả là có nơi thì ngồi có nơi lại đứng mà hầu hết đã chọn tư thế ngồi vì nghĩ rằng như trong mọi Thánh Lễ khác, cứ khi đọc/hát “Thánh vịnh Đáp ca” thì cộng đoàn phải ngồi.
Đúng là trong mọi Thánh Lễ, cộng đoàn ngồi khi đọc/hát Thánh vịnh Đáp ca, thậm chí cũng phải áp dụng như thế cho cả phần Phụng vụ Lời Chúa trước Kinh Vinh Danh trong chính Lễ Đêm Vọng Phục Sinh mà chúng ta đang bàn. Tuy nhiên, trong Đêm Canh Thức Vượt Qua này, ngay sau khi vừa hát xong Alleluia 3 lần cách long trọng, cộng đoàn phải tiếp tục đứng chứ không ngồi xuống để hát Thánh vịnh 117/118 cùng với đáp ca Alleluia. Đây là những lý do:
1/ Thứ nhất, Hội Thánh hướng dẫn trong Lễ Đêm Vọng Phục Sinh rằng “Sau bài Thánh thư, mọi người đứng lên. Linh mục, nếu cần thì phó tế hoặc ca viên giúp, long trọng xướng Alleluia và mọi người lặp lại. Hát ba lần, mỗi lần lên giọng cao hơn. Giáo dân đáp theo giọng được xướng. Rồi ca viên hát Thánh vịnh Đáp ca và dân chúng hát Alleluia đáp lại.”[1] Như vậy, chúng ta được mời đứng lên để long trọng hát Alleluia và tất nhiên cộng đoàn vẫn tiếp tục đứng để công bố Thánh vịnh 117/118 cùng với đáp ca (Alleluia, Alleluia, Alleluia) bởi lẽ luật chữ đỏ đã không nói gì đến việc cộng đoàn ngồi xuống lúc này, ngoại trừ ĐGM ngồi xuống vào lúc bỏ hương vào bình hương, chúc lành cho hương trong thinh lặng cũng như chúc lành cho thầy phó tế trước khi thầy di chuyển sang giảng đài để công bố Tin Mừng. Sau những lễ nghi này, ĐGM cũng đứng lên có thể là giữa lúc cộng đoàn vẫn đang còn hát Thánh vịnh 117/118.[2]
2/ Thứ hai, do vị trí [ở trước phần công bố Tin Mừng] cũng như do cấu trúc [Alleluia (3 lần) + Tv 117/118 [= câu xướng] + Alleluia (3 lần) + Tv 117/118 + Alleluia (3 lần) + Tv 117/118 + Alleluia (3 lần)], cả 3 lần hát Alleluia cách long trọng cùng với Thánh vịnh [117/118] được cộng đoàn hát tiếp ngay sau đó gộp lại được coi là tương đương với yếu tố Tung Hô Tin Mừng điển hình của bất cứ Thánh Lễ nào.[3] Nhưng còn hơn thế nữa, đây như thể là một loại Tung Hô Tin Mừng đặc biệt dành riêng cho Đêm Canh Thức Vượt Qua bởi lẽ cấu trúc của nó không đơn thuần bao gồm Alleluia [1] + Alleluia [2] + Câu xướng trước Tin Mừng [3] + Alleluia [4] mà đã tăng lên đến 3 lần hát Alleluia cách long trọng [mỗi lần lên giọng cao hơn] và hát thêm cả 3 triệt của Thánh vịnh 117/118 nữa xét như là 3 câu tung hô trước Tin Mừng cùng với đáp ca là 3 tiếng “Alleluia, Alleluia, Alleluia” được lập lại sau mỗi triệt/đoạn của Thánh vịnh.[4] Chúng ta càng thấy rõ hơn phần hát Thánh Vịnh Đáp Ca này như thể là một Tung hô Tin Mừng trong các trường hợp sau. Một là khi ca viên giúp vị chủ tế long trọng xướng Alleluia cũng chính là người hát Thánh vịnh 117/118 luôn: “[Ca đoàn hoặc] ca xướng viên xướng trước Alleluia, mọi người đứng hát, và nếu cần thì lặp lại. Còn câu tung hô thì [ca đoàn hoặc] ca xướng viên hát.”[5] Hai là âm nhạc của Alleluia được hát 3 lần cách long trọng cũng như của đáp ca Alleluia là như nhau và âm nhạc cho cả phần Tung hô Tin Mừng này (Alleluia + Tv 117/118 + Alleluia) có thể được sáng tác và tấu lên như một bản nhạc/yếu tố âm nhạc duy nhất.[6] Chính vì thế cha Edward McNamara cho rằng tư thế đứng trong khi hát Thánh vịnh 117/118 trong Đêm Vọng Phục Sinh là một ngoại lệ đối với quy tắc chung, vì nó đi theo và mở rộng theo câu xướng ba lần Alleluia long trọng của linh mục (Zenit.org 11/06/2019).[7] Sau nhiều tuần Mùa Chay vắng bóng tiếng Alleluia, nay trong niềm vui dạt dào của Lễ Đêm Vọng Phục Sinh, tiếng Alleluia được chào đón trở lại, sẽ vang lên trở lại một cách long trọng hơn, đặc biệt hơn và mạnh mẽ hơn so với mọi Thánh Lễ khác trong cả năm phụng vụ.[8] Đây là bài ca mới, bài ca khải hoàn mà cộng đoàn dưới thế hân hoan hát lên để tán dương và ngợi khen Chúa vì Người đã chiến thắng tử thần và Satan, đã sống lại, đang ngự bên hữu Chúa Cha, và cũng để hòa nhập với bài ca của các thần thánh trên thiên quốc kính mừng hôn lễ của Con Chiên (Kh 19,1-16).[9] Đối với yếu tố Tung Hô Tin Mừng của Thánh Lễ, chúng ta biết rằng nó phải được thực hiện ở tư thế đứng. Do đó, sau phần hát Alleluia long trọng, mọi người vẫn phải tiếp tục đứng để hát Thánh vịnh [117/118]/Tung Hô Tin Mừng, vì cộng đoàn tín hữu chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức tin bằng bài ca.[10]
3/ Thứ ba, hát 3 lần long trọng Alleluia xong, chắc chắn cộng đoàn phải bắt đầu tiến hành một số hành động phụng vụ ngay lập tức hoặc trễ hơn chút ít đang khi mọi người đứng công bố Thánh vịnh 117/118, và tốt nhất, tất cả những hành động ấy nên nằm gọn trong phần Tung Hô Tin Mừng chứ không chờ cho đến khi hát xong Thánh vịnh Đáp ca [117/118] thì mới thực hiện những lễ nghi ấy.[11] Những hành động đó là: (i) sự di chuyển của những người giúp lễ tiến đến vị chủ tế để chuẩn bị hương; (ii) vị linh mục chủ tế đứng/ngồi[12] lấy hương bỏ vào bình hương, chúc lành cho hương;[13] (iii) sự di chuyển của thầy phó tế sắp công bố Tin Mừng đến xin vị chủ tế chúc lành, chủ tế đứng chúc lành[14] cho thầy như thường lệ đang khi giúp lễ cầm tầu hương và bình hương ra đứng trước bàn thờ chuẩn bị cho cuộc rước sang giảng đài; (iv) sự di chuyển của đoàn rước Sách Tin Mừng từ bàn thờ sang giảng đài, hay đơn giản hơn, chỉ là sự di chuyển của vị linh mục tiến đến giảng đài để công bố Tin Mừng.[15] Ở đây, có hai điều phải lưu ý. (i) Một là đoàn rước của phó tế/linh mục cùng với những người giúp lễ tiến đến giảng đài không nên quá vội vã và không nên diễn ra trong thinh lặng, vì theo truyền thống có từ thời thánh Augustinô, đoàn rước nên đi trong âm nhạc và ca hát, cụ thể là di chyển trong lúc cộng đoàn đang hát Tv 117/118 (Tung hô Tin Mừng).[16] (ii) Hai là cộng đoàn không ngồi xuống để hát Thánh vịnh 117/118. Tư thế đứng của cộng đoàn lúc này mới đúng ý nghĩa và phù hợp với những lễ nghi ấy. Nói cách khác, việc cộng đoàn ngồi xuống hát Thánh vịnh 117/118 xét như là một Tung hô Tin Mừng hay là thành phần của Tung hô Tin Mừng giữa những sự di chuyển như vậy trên cung thánh, nhất là giữa cuộc rước kiệu Sách Tin Mừng sang giảng đài đang diễn ra,[17] là không phù hợp và thiếu ý nghĩa phụng vụ bởi lẽ cuộc rước này như là một sự biểu lộ ra bên ngoài Đức Kitô đang đến, là một biểu tượng loan báo Ngài sẽ lại đến lần cuối cùng trong vinh quang cũng như sắp đến ngay bây giờ trong Lời của Ngài.[18] Đối với cuộc rước Sách Tin Mừng từ bàn thờ tới giảng đài, hoặc là cuộc rước sang giảng đài để công bố Tin Mừng, mọi người phải đứng để chào đón Chúa Kitô, nhìn nhận và tuyên xưng Đức Kitô đang hiện diện và nói với họ.[19]
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Sách Lễ Rôma (1992), “Canh Thức Vượt Qua” số 34, 294; Sách Lễ Nghi Giám Mục [= LNGM], số 352; Thư Luân Lưu Về Việc Chuẩn Bị Và Cử Hành Đại Lễ Phục Sinh [= TLL] (1988), số 87.
[2] Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [= QCSL], số 212; LNGM 353, 140.
[3] X. Ed Broom, “Easter Vigil: Solemnity of Solemnities,” https://catholicexchange.com/easter-vigil-the-solemnity-of-solemnities/.
[4] Sách Lễ Rôma (1992), “Canh Thức Vượt Qua” số 34; LNGM 352; TLL 87.
[5] X. QCSL 62.
[6] X. Jeremy Helmes, Three Great Days: Preparing the Liturgies of the Paschal Triduum (Collegeville: The Liturgical Press, 2016), 50.
[7] X. Edward McNamara, “Có đặc quyền phụng vụ không? Nói thêm về tư thế đúng khi đọc ca tiếp liên,” (Zenit.org 11-6-2019), https://dcvxuanloc.net/giai-dap-phung-vu-co-dac-quyen-phung-vu-khong-noi-them-ve-tu-the-dung-khi-doc-ca-tiep-lien/.
[8] X. I. H. Dalmais, “Time in the Liturgy,” The Church at Prayer: The Liturgy and Time, vol IV, ed. Martimort, trans. Matthew J. O’ Connell (Collegeville: The Liturgical Press, 1986), 43; Bernard Raas, SVD, Liturgical Year, vol. 2 (Manila: Logos Publications, Inc, 2006), 203.
[9] X. Clifford Howell, SJ, Preparing for Easter (Collegeville: The Liturgical Press, 1972), 110; Charles E. Miller, The Celebration of the Eucharist (New York: Alba House, 2010), 123.
[10] QCSL 62; Mục Lục Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ [= MLBĐ] (1981), số 23.
[11] X. Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year (San Francisco: Ignatius Press, 2002), no. 286.
[12] Khi bỏ hương và chúc lành cho hương, QCSL [2002] số 212 nói linh mục đứng nhưng Chử đỏ của Ordo Missae (Nghi thức Thánh Lễ) [1965] số 42 lại nói linh mục ngồi.
[13] QCSL 132.
[14] X. Cæremoniale Episcoporum (1752 à 1948), II-V, n. 7, and II-VI, n. 12; Ordo Missae [1965], n. 42.
[15] X. André Mutel et Peter Freeman, Cérémonial de la sainte Messe, “La Vigile pascale”; Sách Lễ Rôma (1992), “Canh Thức Vượt Qua” số 35.
[16] X. QCSL 62-63.
[17] X. Nghi Thức Thánh Lễ (2002), số 14-15; QCSL 175; MLBĐ 17, 23.
[18] X. QCSL 62; Reinhard Messner, “La Liturgie de la Parole,” 57, trích lại trong John D. Laurance (ed.), The Sacrament of the Eucharist (Collegeville: The Liturgical Press, 2012), 136.
[19] Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1373; QCSL 60, 62, 131; MLBĐ 23.
Bài cùng chuyên mục:
Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,354)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm
Cử hành Thánh thể: bài 43 - Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (15/08/2024 07:32:09 - Xem: 215)
Ðang khi vị tư tế bẻ bánh và bỏ một phần vào chén thánh thì ca đoàn hay ca viên hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, và giáo dân đáp lại.
Cử hành Thánh Thể: Bài 41 - Nghi thức bẻ bánh (22/07/2024 14:32:34 - Xem: 252)
Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt, tử đạo (ngày 18/7) (17/07/2024 07:17:04 - Xem: 2,180)
Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu).
Cử hành Thánh Thể: Bài 40 - Nghi thức chúc bình an (16/07/2024 09:53:12 - Xem: 395)
Sau câu tung hô của cộng đoàn “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” (NTTL 125; QCSL 153) là đến nghi thức chúc bình an.
Thánh Rose Venerini (1656-1728) (06/07/2024 07:13:02 - Xem: 4,327)
Thánh Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.
Thánh Irênê Giám mục Tử Đạo (ngày 28/06) (27/06/2024 08:16:11 - Xem: 1,876)
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
Lễ Trái tim vẹn sạch Đức mẹ Maria (24/06/2024 08:56:02 - Xem: 3,417)
Phúc âm Thánh Luca ba lần trực tiếp nói về Trái Tim Mẹ là nền tảng chính yếu lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ:
Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, ngày 19/06 (18/06/2024 10:20:24 - Xem: 5,264)
Ngài là Viện Phụ của Đan Viện Camaldoli, là nhà sáng lập và là người cải tổ của nhiều Đan Viện Tại Ý.
Lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, ngày 06/6 (06/06/2024 07:59:26 - Xem: 5,602)
Ngày 03/03/2018, Toà thánh đã công bố Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích – ký ngày 11 tháng 2 năm 2018, ngày kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức– về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...