Tiếng cười có tầm mức nghiêm trọng như thế nào?
- In trang này
- Lượt xem: 841
- Ngày đăng: 28/01/2023 07:42:03
TIẾNG CƯỜI CÓ TẦM MỨC NGHIÊM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
Tiếng cười cũng có thể rẻ tiền, quá trớn và sai trái. Niềm vui cuối cùng của thiên đàng không phải lúc nào cũng được tìm thấy trong căn phòng nơi mọi người ở đó đang cười phá lên.
Trong một bài giảng, linh mục Dòng Tên, thần học gia người Đức Karl Rahner nhận xét trong Mối Phúc Thật theo Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã có một câu ấn tượng: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.” Linh mục Rahner gợi ý Chúa Giêsu dạy trạng thái hạnh phúc cuối cùng của chúng ta trên thiên đàng sẽ không chỉ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi buồn và lau khô nước mắt, mà còn mang lại tiếng cười, “niềm vui say sưa” cho chúng ta. Tiếng cười là không thể thiếu cho sự ngất ngây cuối cùng.
Hơn nữa, nếu tiếng cười tạo nên hạnh phúc cuối cùng trên thiên đàng, thì điều đó có nghĩa, bất cứ khi nào chúng ta cười, chúng ta đều có quan hệ tốt với thực tại. Theo linh mục Rahner, tiếng cười là một phần của lời ca ngợi vĩnh cửu về Chúa vào ngày tận thế.
Tuy nhiên, điều này có thể đi quá trớn và gây hiểu lầm. Không phải tất cả tiếng cười đều ca ngợi Chúa và không phải tất cả tiếng cười đều cho thấy chúng ta có quan hệ tốt với thực tế. Tiếng cười cũng có thể rẻ tiền, quá trớn và sai trái. Niềm vui cuối cùng của thiên đàng không phải lúc nào cũng được tìm thấy trong căn phòng nơi mọi người ở đó đang cười phá lên.
Có nhiều kiểu cười và không phải kiểu cười nào cũng tốt cho sức khỏe hay về mặt thiêng liêng. Đó là tiếng cười của say xỉn, của che lấp giác quan, của vứt bỏ la bàn đạo đức và nhạy cảm bình thường. Tiếng cười kiểu này sẽ không được nghe dù ở một góc nhỏ thiên đàng. Sau đó là tiếng cười châm biếm, tiếng cười coi thường người khác, thích thú với những vấn đề của người khác và tự cho mình là cao siêu. Tiếng cười này cũng không được nghe thấy trên thiên đàng. Kế đó là tiếng cười vô cảm và mù quáng trước nỗi đau của người khác, có thể vui cả khi ông Ladarô đang chết đói ngoài cửa. Các sách Phúc âm nói rõ nơi tiếng cười dễ chịu đưa chúng ta đến. Đồng thời, cũng có tiếng cười của đơn thuần hời hợt, chuyện gì cũng cười vì nó thực sự chẳng để ý đến chuyện gì. Tiếng cười như vậy, mặc dù vô hại, nhưng chẳng nói lên được điều gì.
Nhưng cũng có những tiếng cười khác nói về sự lành mạnh và về Chúa. Có tiếng cười của năng lượng tự phát thuần khiết, được thấy rõ nhất trong niềm sôi sục vui vẻ tự nhiên của một quy tắc sống nội tâm nơi một người trẻ tuổi, giống như niềm vui chúng ta thấy nơi một em bé chập chững bước những bước đầu tiên. Đó là tiếng cười của niềm vui tuyệt đối, tiếng cười nói lên: Thật đáng quý khi được sống! Khi chúng ta cười như thế này, là chúng ta đang tôn vinh Chúa và tạ ơn Chúa vì món quà sự sống và năng lượng – vì cách tốt nhất để cám ơn người tặng quà là tận hưởng món quà cách trọn vẹn và thích thú với nó.
Loại tiếng cười này tự phát nhất là khi chúng ta còn trẻ và đáng buồn thay, chúng ta thường khó cười hơn khi những vết thương, thất bại, áp lực và lo lắng của tuổi trưởng thành bắt đầu làm suy giảm năng lượng tự phát của chúng ta. Chúng ta vẫn cười dù chúng ta không còn cảm thấy vui vẻ tự nhiên trong cuộc sống, dù tiếng cười lành mạnh đã cạn kiệt, dù chúng ta có khuynh hướng chuyển sang loại cười thiếu lành mạnh để cố gắng thoát trầm cảm. Vì thế tiếng cười ồn ào, huyên náo, quá độ chúng ta nghe thấy trong các bữa tiệc của chúng ta thường chỉ là cố gắng để chúng ta ngăn chặn trầm cảm. Nhìn xem, tôi rất hạnh phúc!
Thần học gia tin lành Peter Berger đã viết, tiếng cười là một trong những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của Chúa, vì khả năng cười của chúng ta trong mọi tình huống chứng tỏ, trong sâu thẳm, chúng ta nhận thức được không có tình huống nào cuối cùng trói buộc chúng ta. Khả năng cười của chúng ta trong bất kỳ tình huống nào, bất kể nghiêm trọng hay đe dọa đến mức như thế nào, cho thấy ở một mức độ nào đó, chúng ta ý thức được mình vượt qua hoàn cảnh đó. Đó là lý do vì sao một tù nhân bị dẫn đến nơi hành quyết vẫn có thể đùa với đao phủ của mình và vì sao một người sắp chết lại có thể tận hưởng giây phút trớ trêu này. Tiếng cười lành mạnh không chỉ thần thánh. Nó thể hiện sự siêu việt bên trong chúng ta.
Nhưng không phải tiếng cười nào cũng phát sinh như nhau. Có tiếng cười chỉ đơn thuần là hời hợt, nhẹ nhàng gượng gạo, vô cảm, say xỉn hoặc một thứ ngụy trang trong nỗ lực mong manh chống trầm cảm. Đó không phải là tiếng cười của thiên đàng. Nhưng có một kiểu cười khác, được Chúa Giêsu nói đến trong Các Mối Phúc, đó là tiếng cười đơn sơ vui sướng vì được sống, trong niềm vui sướng cảm nhận được sự siêu việt này bằng trực giác. Loại tiếng cười này là thành phần quan trọng trong tình yêu và thánh thiện. Đó sẽ là một trong những “niềm vui say sưa” mà chúng ta sẽ cảm thấy trên thiên đàng.
Nếu điều này là đúng, thì người thánh thiện nhất mà bạn biết sẽ không phải là người không hài hước, người khắc nghiệt, dễ bị xúc phạm, quá mộ đạo mà bạn cho là nghiêm túc, sâu sắc và tâm linh, người mà bạn không nhất thiết muốn ngồi cùng bàn. Người linh thiêng nhất mà bạn biết có lẽ là người mà bạn muốn ngồi cạnh mình trên bàn ăn.
Khi tôi còn là tập sinh mới vào tu, giám đốc phụ tá nhà tập là người rất nghiêm túc, hay sợ hãi, thường cảnh báo chúng tôi về sự nhẹ nhàng và hài hước, cha nói với chúng tôi không có đoạn nào trong các sách phúc âm nói Chúa Giêsu cười. Bây giờ linh mục đã qua đời, tôi nghi cha đã ở trên thiên đàng. Tôi cũng nghi từ vị trí thuận lợi này, cha sẽ bỏ qua sự thận trọng đó.
Ronald Rolheiser,
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài cùng chuyên mục:

Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường (27/03/2023 07:42:46 - Xem: 186)
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội tâm.

Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini (26/03/2023 07:47:05 - Xem: 296)
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng.

Giảng lễ thế nào cho hay? (24/03/2023 16:16:02 - Xem: 463)
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của các bài giảng là giúp giáo dân hiểu thêm về Lời Chúa.

Chờ đợi thiên thần đến (18/03/2023 10:23:33 - Xem: 201)
Nhà văn, nhà hoạt động Canada Trevor Herriot nói, “Chỉ sau khi chúng ta để hoang mạc làm hết phần việc của nó trên mình, thì thiên thần mới đến và nâng đỡ chúng ta”.

Bài học từ kẻ ngoài vòng pháp luật (14/03/2023 10:16:50 - Xem: 320)
Tôi cho là chúng ta cũng sẽ trở nên người tốt hơn nếu như có ai đó ở bên cạnh bắn chúng ta liên tục trong đời.

Mất đi tính ngây thơ (09/03/2023 16:13:00 - Xem: 410)
Như Sa-un, chúng ta có thể đầy ghen tị mà không biết, và như Hagar, chúng ta có thể cay đắng và xấu xí mà không biết. Nhưng người khác lại nhận ra.

Mẹ Têrêsa: Thinh lặng và Cầu nguyện (28/02/2023 10:02:38 - Xem: 454)
Chúng ta không thể đặt mình trước sự hiện diện của Chúa nếu chúng ta không tập luyện thinh lặng bên trong cũng như bên ngoài.

Ngày cứu độ gần tới (26/02/2023 06:29:30 - Xem: 231)
Chúa lại nhắc nhở chúng ta rằng “ngày Chúa cứu chuộc thế gian đã gần đến”. Ta có sẵn sàng để đón Chúa đến cứu độ ta chưa, hay ta vẫn còn bận bịu với những thú vui đang có?

Phải lòng yêu (07/02/2023 13:20:38 - Xem: 547)
Thiên Chúa tạo nên phải lòng yêu! Khi phải lòng yêu, chúng ta được nếm trước thiên đàng, dù cho không phải là không có những nguy cơ.

Chức năng nhân học của tin đồn (12/01/2023 05:35:23 - Xem: 817)
Bạn không tự nhiên mà quyết định đi ăn tối cùng nhau, đúng ra, bạn đều bị hoàn cảnh đẩy đưa và cố tận dụng tối đa hoàn cảnh đó.
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê