Thông Điệp là gì?
- In trang này
- Lượt xem: 321
- Ngày đăng: 26/10/2024 07:50:20
Theo thông cáo từ phòng Báo chí Toà thánh, Đức Giáo hoàng sẽ ký bản văn quan trọng thứ tư của ngài, mang tựa đề Dilexit nos (“Người yêu thương chúng ta”): một thông điệp về tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng vừa mang bản tính nhân loại vừa mang bản tính Thiên Chúa. Thông điệp bàn về linh đạo Thánh Tâm này sẽ được ban hành vào Thứ Năm, ngày 24 tháng 10 năm 2024.
Các tài liệu được chính Đức Giáo hoàng ký như chỉ dụ (rescrit), đoản sắc (bref), sắc chỉ (bulla), hoặc tông huấn (exhortation apostolique), v.v., có ý nghĩa theo thuật ngữ riêng của chúng. Trong số các tài liệu này, các thông điệp (encycliques) được chú ý nhiều nhất. Thật vậy, khi Đức Giáo hoàng quyết định viết một thông điệp là khi ngài muốn đặt một thẩm quyền có ý nghĩa vào những điều mà ngài bày tỏ trong đó, nhưng không liên quan tới tính bất khả ngộ của Giáo hoàng.
Thuật ngữ “thông điệp” (tiếng La-tinh: littera encyclica) có nguồn gốc từ chữ Hy-lạp “enkuklios” (tròn, vòng tròn). Theo giải thích của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), thông điệp là “một lá thư quan trọng mà Đức Giáo hoàng gửi đến toàn thể Giáo hội Công giáo, hoặc gửi đến một trong các thành phần đặc biệt của Giáo hội như: các giám mục, các giáo sĩ, các tín hữu.”
Thông điệp đầu tiên, theo ý nghĩa hiện nay của thuật ngữ này, được ban hành bởi Đức Thánh Cha Bêđêđictô XIV (1740-1758). Đó là thông điệp Ubi primum, được ký ngay sau khi ngài được bầu làm Giáo hoàng, đề cập đến tác vụ giám mục. Vị Giáo hoàng này đã viết tổng cộng 44 thông điệp trong suốt 18 năm triều đại của ngài.
Hơn 300 thông điệp trong ba thế kỷ
Theo Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), “thông điệp là các bản văn thường có giá trị giảng dạy nhất và có thể nhắc lại đạo lý của Giáo hội về một vấn đề hiện thời.” Trên thực tế, các chủ đề được đề cập rất đa dạng, tùy theo mỗi thông điệp, chẳng hạn từ sự biến tướng trong lễ hội hóa trang (Inter Caetera năm 1748), đến tình hình tôn giáo của một quốc gia (Nobilissima Gallorum Gens năm 1884), bao gồm cả vấn đề nô lệ (Catholicae Ecclesiae năm 1890), hoặc Hội Tam điểm (Custodi di quella Fede năm 1892).
Nếu tính luôn cả cả Ubi primum thì không dưới 338 thông điệp đã được các Đức Giáo hoàng kế tiếp nhau công bố trong vòng chưa đầy 300 năm. Một số Giáo hoàng đặc biệt sử dụng rộng rãi loại văn kiện này, bắt đầu từ Đức Lêô XIII: trong suốt triều đại Giáo hoàng từ năm 1878 đến 1903, ngài đã công bố 86 thông điệp, trung bình hơn 3 thông điệp mỗi năm! Những vị tiếp theo trong bảng xếp hạng là Đức Piô XII (1939-1958) với 41 thông điệp và Đức Piô IX (1846-1878) với 38 thông điệp.
Các thông điệp ngày càng ít được sử dụng
Các Giáo hoàng dường như đang hạn chế dần dần việc dùng đến các thông điệp. Chẳng hạn, Đức Phaolô VI (1963-1978) ban hành duy nhất thông điệp Humanae vitae năm 1968, mặc dù triều đại Giáo hoàng của ngài vẫn kéo dài thêm hơn một thập kỷ nhưng không có một thông điệp nào nữa được ban hành. Trong suốt 26 năm trên cương vị Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II “chỉ” ban hành 14 thông điệp. Đức Bênêđictô XVI thì ban hành 3 thông điệp.
Về phần Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài đã ban hành thông điệp đầu tiên mang tựa đề Lumen fidei, vào tháng 7 năm 2013, chỉ vài tháng sau khi được bầu chọn. Tuy nhiên trên thực tế, văn kiện này đã được chuẩn bị dưới triều đại vị tiền nhiệm của ngài, vì thế Lumen fidei thực sự không thể được coi là của ngài! Chỉ có Laudato si’ (2015) mới đích thực được tính trong số các thông điệp của ngài. Kế đến, Fratelli tutti (2020) được coi là thông điệp thứ hai.
Gioan Nguyễn Long Quân, O.P.
chuyển ngữ từ: la-croix.com
Nguồn: daminhvn.net (24/10/2024)
Bài cùng chuyên mục:
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 13)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 24)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 230)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 186)
"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.
Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 238)
Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.
Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 550)
Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.
Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 229)
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 985)
Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne
Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 133)
Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 198)
Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất