Thấy Thánh lễ nhàm chán? Phương pháp bảy bước giúp khắc phục điều đó
- In trang này
- Lượt xem: 562
- Ngày đăng: 02/08/2024 08:37:10
THẤY THÁNH LỄ NHÀM CHÁN?
PHƯƠNG PHÁP BẢY BƯỚC GIÚP KHẮC PHỤC ĐIỀU ĐÓ
Nhiều bạn trẻ thật sự mong muốn tham dự Thánh lễ một cách ý nghĩa hơn, nhưng lại thấy khó tập trung và chú ý.
Một trong những lời phàn nàn nhất mà tôi nghe từ những bạn trẻ là “Thánh lễ thật nhàm chán. Bài giảng thì tẻ nhạt. Tôi không hiểu tại sao mình phải đi lễ vào mỗi Chúa nhật nữa.” Một số bạn trẻ ngồi ở những dãy ghế phía sau còn bị phân tâm bởi điện thoại trong Thánh lễ. Có một lần khi tôi hỏi họ đang làm gì, một người trong số họ đã trả lời tỉnh bơ rằng cậu ấy đang đăng ảnh Thánh lễ lên Instagram và tweet lại những câu trích dẫn từ bài giảng của tôi! Cậu bé láu cá (cười), nhưng cậu ấy đã khiến tôi suy nghĩ.
Nhiều người trẻ thực sự muốn tham dự Thánh lễ một cách ý nghĩa hơn – họ hiểu rằng Bí tích Thánh Thể rất có ý nghĩa và phong phú – nhưng họ lại thấy khó tập trung và chú ý. Dưới đây là 7 bước bạn có thể thực hành để giúp Thánh lễ trở nên ý nghĩa hơn đối với bạn:
1. Đến nhà thờ đúng giờ
Đến nhà thờ ít nhất 10 phút trước Thánh lễ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Nó giúp tâm trí bạn có thời gian giảm bớt các hoạt động nhịp độ nhanh mà bạn vừa trải qua. Việc để cho những bận tâm thường ngày lởn vởn trong đầu sẽ thường xuyên khiến bạn mất tập trung, và vì Bài đọc (Phụng vụ Lời Chúa) diễn ra sát đầu Thánh lễ, bạn sẽ bỏ lỡ và ít chú ý hơn. Hãy dùng thời gian trước Thánh lễ để quỳ gối và nói chuyện với Chúa từ tận đáy lòng. Hãy dâng lên Ngài tất cả những niềm vui và thử thách mà bạn đang gặp phải, và bạn sẽ cảm nhận được Chúa trò chuyện với bạn trong Bí tích Thánh Thể.
2. Mẹ Hội Thánh cần bạn
Đã từng có những người trẻ nói với tôi rằng họ cảm thấy mình hiệp thông nhiều hơn trong Thánh lễ khi họ được giao một vai trò nào đó. Có một số lựa chọn có sẵn – ca viên, người đọc sách, hướng dẫn chỗ ngồi, tiếp tân, giúp lễ hoặc trang trí nhà thờ. Trở thành thành viên của một trong những nhóm này sẽ giúp bạn tập trung chú ý vào những gì đang diễn ra, khiến bạn nhập tâm và dấn thân hơn. Thứ nữa, việc trở thành thành viên của một trong những nhóm trên cũng có nhiều tác động tích cực khác đối với đời sống cá nhân và xã hội của bạn.
3. Chọn chỗ cầu nguyện “hạng thương gia”
Tại sao mọi người lại muốn ngồi ở hàng ghế đầu trong một buổi hòa nhạc hoặc một trận đấu, nhưng lại chọn những ghế cuối cùng trong nhà thờ? Tránh tìm chỗ ở những dãy ghế cuối cùng của nhà thờ ngay phía sau, đặc biệt là khi có nhiều chỗ trống ở phía trước. Người ta nói rằng những dãy ghế phía trước nhận được nhiều ơn phúc hơn! Nghiêm túc mà nói, ngồi ở phía trước sẽ giúp bạn tránh được những thứ gây mất tập trung. Muốn thử thách hơn? Hãy cân nhắc việc lịch sự xin phép bạn bè để bản thân tách khỏi họ và ngồi riêng – tức là một mình – trong suốt Thánh lễ, đặc biệt nếu bạn bè bạn thường xuyên khiến bạn mất tập trung. Bạn luôn có thể tham gia cùng họ sau Thánh lễ mà! Lúc đầu, bạn bè bạn có thể trêu chọc bạn, nhưng cuối cùng họ sẽ tôn trọng bạn. Hãy cầu nguyện cho bạn bè của bạn!
4. Cất giọng hát “trong phòng tắm” của bạn
Hãy lấy sách thánh ca và hát theo. Hiểu những ca từ mà bạn đang hát. Đừng lo lắng nếu bạn không có năng khiếu ca hát; hầu hết mọi người đều không có. Những người có năng khiếu thường tham gia trong ca đoàn. Bạn có thể tưởng tượng mình sẽ buồn chán như thế nào nếu đến một buổi hòa nhạc và không biết bất kỳ bài hát nào không? Chính xác là cảm giác đó! Tham gia vào diễn tiến Thánh lễ sẽ có tác dụng lâu dài, ngay cả khi lúc đầu bạn không thu được nhiều lợi ích. Đừng mong đợi kết quả nhanh chóng.
5. Bài tập Tweet bài giảng
“Bài giảng thật tẻ nhạt!” Tôi đã nghe điều này bao nhiêu lần rồi? Đúng vậy, đôi khi linh mục có thể lan man một chút, nhưng bài giảng thực sự khá thú vị nếu bạn thực sự lắng nghe chúng, và linh mục có lẽ đã bỏ nhiều công sức để chuẩn bị. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán trong các bài giảng ở trường hoặc đại học, hoặc khi xem tin tức buổi tối hoặc lướt tin trên Facebook của mình, hãy tự hỏi liệu vấn đề có nằm ở bạn không. Hãy tự thử thách bản thân: Lắng nghe bài giảng và cố gắng nắm bắt nội dung của nó trong 140 ký tự trở xuống. Sau đó, sau Thánh Lễ, hãy đăng tweet về nó. Nó khó hơn bạn nghĩ đấy.
6. Tỷ lệ là 167/1
Hãy nhớ rằng Thánh lễ là lễ Tạ ơn, và nếu bạn chỉ là người đi lễ Chúa nhật, thì bạn chỉ dành cho Chúa sự chú ý hoàn toàn của mình trong 1 giờ hoặc ít hơn. Chúa ban cho bạn 167 giờ còn lại trong mỗi tuần như một món quà và không can thiệp vào việc của bạn. Hãy tự hỏi bản thân bạn đã nhận được bao điều tốt lành từ Chúa. Chẳng lẽ khi chúng ta dành 1 giờ mỗi tuần để thờ phượng Đấng Tạo Hóa bằng cả tấm lòng lại không chính đáng và phải đạo sao.
7. Số 7 hoàn hảo – Mẹ Maria
Lời cuối cùng thuộc về Mẹ Maria, Nữ vương Thiên đàng và Mẹ của chúng ta. Hãy cầu xin Mẹ Maria cầu bầu cho bạn trong Thánh Lễ. Hãy cầu xin Mẹ hướng dẫn và ban sức mạnh. Mẹ luôn ở bên cạnh Chúa Giêsu và Mẹ cũng sẽ ở bên cạnh bạn. Không có ai hiểu bạn hơn Mẹ Maria.
Thực hiện theo 7 bước này và bạn sẽ dần dần khám phá ra vẻ đẹp của Thánh lễ đang mở ra trước mắt bạn. Giống như bất kỳ hoạt động nào khác, việc này cũng cần có thời gian. Đừng mong đợi mình sẽ tràn đầy năng lượng ngay trong Chúa nhật đầu tiên. Tất cả hương vị ngọt ngào đều cần phát triển theo thời gian cùng với sự kiên nhẫn. Bạn không thể tạo ra bản nhạc tuyệt vời trong ngày đầu tiên. Thành Roma cũng không được xây dựng trong một ngày.
Tác giả: Lm Joshan Rodrigues
Chuyển ngữ: Lê Minh
Nguồn: Aleteia
Bài cùng chuyên mục:
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha? (18/09/2024 08:24:03 - Xem: 194)
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi (16/09/2024 14:40:51 - Xem: 92)
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng và thấy lửa yêu mến Chúa không được mãnh liệt như hồi chớm nở ơn gọi.
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta (05/09/2024 08:50:20 - Xem: 573)
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma Shri năm 1962
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối (04/09/2024 08:11:45 - Xem: 426)
Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn đề mục vụ cho các linh mục.
Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình (03/09/2024 14:18:24 - Xem: 191)
Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người anh em.
Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh (29/08/2024 07:58:25 - Xem: 352)
Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 136 - Nghe tiếng Chúa đích thực (25/08/2024 07:29:06 - Xem: 247)
Với niềm tin Kitô giáo - bằng con mắt đức tin, đôi tai đức tin ta có thể nghe được Thiên Chúa thầm thĩ với chính mình, nhìn thấy Ngài hiện diện trong cuộc sống của nhân loại.
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 137 - Kinh Thánh có gì hay? (18/08/2024 07:51:09 - Xem: 85)
Nếu được con hy vọng các thầy chia sẻ một chút về Kinh Thánh? Vì các bài học Kinh Thánh không được các Cha giảng nhiều nên kiến thức đọng lại cũng rất ít.
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Giáo Hoàng Phanxicô (15/08/2024 07:38:18 - Xem: 273)
Sau khi được chọn làm giáo hoàng, Jorge Mario Bergoglio đã chọn khẩu hiệu này: “miserando atque eligendo”.
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 135 -Hành hương là cách cầu nguyện đặc biệt (13/08/2024 06:44:03 - Xem: 214)
Con thấy vô lý khi có người thích đi hành hương, đến những nơi nổi tiếng, hơn là đi nhà thờ. Phải chăng đó cũng là hình thức giữ đạo?
-
Thứ Bảy 21/09/2024 – Thứ Bảy tuần 24 thường niên – THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. – Đứng dậy, đi theo Chúa.
THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
- Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung...
- Thứ Năm tuần 24 thường niên.
-
Độc thân – Nên nói gì đây?
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ...
-
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho...
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học