Thánh Giu-se thành Nazareth (Ngày 19 tháng 3)
- In trang này
- Lượt xem: 1,937
- Ngày đăng: 18/03/2023 07:58:22
Thánh Giu-se thành Nazareth
(Ngày 19 tháng 3)
Thánh Giu-se là một con người hết sức đặc biệt vì Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giê-su và làm bạn trăm năm của Đức Maria. Đó là một phẩm vị vô cùng cao quý đối với Thánh Nhân, và vì thế, vị thế của Ngài trong công trình cứu độ của Thiên Chúa là một vị thế hoàn toàn trổi vượt, chỉ thua kém mỗi Đức Maria và Chúa Giê-su mà thôi. Tuy nhiên, dù phẩm vị của Thánh Giu-se đặc biệt đến như thế, nhưng những tài liệu có tính sử học về Ngài thì vô cùng hiếm hoi. Những tài liệu đó hầu hết đều nằm trong các sách Tin Mừng. Tuy nhiên, ngay cả các sách Tin Mừng cũng rất hiếm khi nhắc đến Ngài. Dầu vậy thì Thánh Giu-se vẫn được các tín hữu vô cùng mến yêu. Có lẽ ngoài Đức Maria ra, không vị Thánh nào có thể chiếm được sự mến mộ của các tín hữu nhiều cho bằng Thánh Giu-se. Không những Thánh Nhân được kính nhớ vào mỗi thứ Tư hàng tuần tại nhiều Cộng Đoàn Giáo hội, cũng như được Giáo hội hoàn vũ dành hẳn một tháng, cụ thể là tháng 03, để tôn kính, mà trong năm Phụng Vụ của mình, Giáo hội Công giáo còn dành ra tới hai ngày Lễ chính thức để kính nhớ Ngài nữa, đó là ngày 19 tháng 03 và ngày mồng 01 tháng 05.
Lịch sử và sự phát triển của ngày Đại Lễ Kính Thánh Giu-se:
Trong Phụng Vụ của Giáo hội Tây phương, Thánh Giu-se được mừng kính trong hai Đại Lễ. Thứ nhất là Đại Lễ Kính Thánh Giu-se vào ngày 19 tháng 03. Đại Lễ này được thiết lập tại Rô-ma vào năm 1479. Và thứ hai là Lễ Kính Thánh Giu-se Thợ vào ngày mồng 01 tháng 05. Ngày Lễ này được thiết lập bởi Đức Pi-ô XII vào năm 1955. Cũng cần phải nói thêm rằng, vào năm 1962, Danh Tính của Thánh Giu-se đã được Đức Gio-an XXIII bổ sung vào trong Kinh Nguyện Thánh Thể.
Trong khoảng thời gian từ năm 1517 tới năm 1980, có tổng cộng 172 Cộng Đoàn Dòng Tu đặt mình dưới quyền bảo trợ của Thánh Giu-se. Sự tôn kính Thánh Giu-se cũng được biểu lộ trong sự kiện Ngài được Đức Pi-ô XI đặt làm Bổn Mạng Giáo hội vào năm 1870, Đức Pi-ô XII đặt làm bổn mạng của giới thợ mộc và của giới thợ thủ công vào năm 1955, và Đức Gio-an XXIII đặt làm Bổn Mạng của Công Đồng Vatican II.
Những dấu vết đầu tiên của việc tôn kính Thánh Giu-se đã được tìm thấy tại Ai-cập vào thế kỷ thứ VIII và IX. Hồi đó, người ta cử hành Lễ Kính Ngài vào ngày 20 tháng 07. Còn việc kính Thánh Giu-se vào ngày 19 tháng 03 thì có từ hồi thế kỷ thứ X cũng tại Ai-cập. Đức Thánh Cha Sixtus (1471-1484) – người xuất thân từ Dòng Phan-xi-cô – đã chính thức xác định Ngày Lễ Kính Thánh Giu-se vào ngày 19 tháng 03. Từ năm 1487, các bản văn dành cho Ngày Lễ Kính Thánh Giu-se đã được in trong Sách Kinh Nhật Tụng Rô-ma. Công Đồng Tren-tô (13.12.1545 – 4.12.1563) cũng đã tán thành việc cử hành Đại Lễ Kính Thánh Giu-se vào ngày 19 tháng 03. Từ năm 1621, qua sắc lệnh của Đức Thánh Cha Grê-gô-ri-ô XV, ngày Lễ Kính Thánh Giu-se vào ngày 19 tháng 03 trở thành Ngày Lễ Nghỉ trong Lịch Phụng Vụ Rô-ma. Vào tháng 05 năm 1676, Thánh Giu-se được Đức Thánh Cha Clemens X đặt làm Bổn Mạng Vương Quốc Rô-ma. Vào năm 1870, Thánh Nhân được Đức Thánh Cha Pi-ô IX đặt làm Bổn Mạng của toàn Giáo hội.
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist
Bài cùng chuyên mục:

Tiếp tục đứng sau khi hát long trọng ba lần Alleluia (27/03/2023 14:17:40 - Xem: 71)
Trong Lễ Đêm Canh Thức Vượt Qua, cộng đoàn tiếp tục đứng hay ngồi xuống khi hát Thánh vịnh 117/118 sau phần hát long trọng 3 lần Alleluia?

Giải đáp thắc mắc: Niên lịch phụng vụ là gì? (08/03/2022 10:00:09 - Xem: 22,398)
Niên lịch phụng vụ là chu kỳ các mùa Phụng Vụ trong một năm, nhằm cử hành những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

Tại sao Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày lễ buộc? (03/03/2022 08:07:53 - Xem: 1,786)
Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày lễ có đông người nhất trong năm, nhưng đây không phải là lễ buộc chính thức.

Xin cho biết tiêu chuẩn chọn Bài đọc cho lễ một vị Thánh (29/01/2022 05:54:00 - Xem: 3,081)
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Công bố Lời Chúa trong cử hành Phụng Vụ Các Giờ (14/01/2022 09:25:56 - Xem: 2,127)
Những người ủng hộ thực hành phải đọc câu trích dẫn nguồn Sách Thánh trước khi công bố Lời Chúa thường nại vào ba lý do sau:

Ý nghĩa của việc đi lễ ngày Chúa Nhật (05/01/2022 14:47:42 - Xem: 2,579)
Tại sao đạo Công Giáo lại bắt các tín hữu phải đi lễ vào Chúa Nhật? Con đi lễ từ thứ hai đến thứ bảy chẳng lẽ không bằng một người chỉ đi lễ ngày Chúa Nhật à?

Các vật dụng Phụng Vụ thông thường (16/12/2021 08:41:07 - Xem: 4,856)
Các vật dụng phụng vụ -thường được gọi một cách nôm na là "đồ thánh", "đồ lễ", "đồ thờ"- là những vật dụng Phụng vụ

Nếu ngày Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy hay thứ Hai thì luật dự lễ buộc được quy định thế nào? (10/12/2021 09:53:21 - Xem: 4,367)
Thánh lễ Chúa Nhật và Thánh lễ Giáng Sinh là 2 lễ buộc riêng biệt.

Khi nào kinh Vinh Danh được bỏ hoặc hát? (05/12/2021 09:00:37 - Xem: 4,600)
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Tìm Hiểu Mùa Vọng (23/11/2021 09:24:25 - Xem: 3,587)
Tôi đã cố gắng soạn tập tài liệu “Lời cầu mới và Tâm tình mới với Thánh Cả Giuse” trong năm đặc biệt kính Thánh Cả.
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê