Phụng vụ

Tại sao từ Amen không được đọc sau Kinh Lạy Cha trong thánh lễ

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,076
  • Ngày đăng: 02/04/2022 14:31:52
Nếu lời nguyện kết thúc bằng từ “Amen” là đúng thì tại sao nó không xảy ra với Kinh Lạy Cha trong thánh lễ?
 
 
 

 

Từ "Amen", một trong những ngữ vựng được người kitô hữu dùng nhiều nhất, và thật sự khó để dịch cho sát ý của nó (đây là lý do tại sao nó được giữ nguyên ngữ bằng tiếng Do Thái), và luôn được sử dụng trong mối liên hệ với Thiên Chúa.

 

Khi đọc từ này, nghĩa là tuyên bố rằng những gì vừa nói được xem là chân thực, nhằm xác nhận một mệnh đề và kết hợp với nó hay với một lời nguyện.

 

Vì vậy, khi từ Amen được diễn ra nơi một nhóm trong bối cảnh phụng thờ thiêng liêng hoặc cử hành tôn giáo cũng có nghĩa là đồng ý với những gì đã nói.

 

Trong kinh nguyện

Từ "Amen" được dùng để kết thúc lời cầu nguyện, nhưng là lời cầu nguyện đặc biệt. Kinh Lạy Cha, khi được đọc trong Thánh Lễ không đi kèm với từ "Amen" ở cuối kinh. Tuy nhiên, ngoài Thánh lễ từ "Amen" được đọc bình thường.

 

Cần nhấn mạnh rằng Kinh Lạy Cha là kinh duy nhất của Giáo Hội được thêm vào trong phụng vụ Thánh lễ.

 

Vậy đâu là câu trả lời cho việc thiếu bóng dáng từ “Amen” trong Kinh Lạy Cha của Thánh lễ? Đơn giản: bạn không đọc “Amen” bởi vì lời cầu nguyện vẫn chưa kết thúc.

 

Sau khi đọc Kinh Lạy Cha ở đoạn cuối "xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ", thay vì thưa "Amen" thì vị linh mục tiếp tục cầu nguyện một mình. Phụng vụ cho rằng đó là "phần giải thích lời kinh vừa đọc", tức là lời cầu nguyện mà linh mục đọc một mình tập hợp và phát triển lời cầu nguyện trước đó.

 

Tung hô

Vị linh mục khai triển lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha ("xin cứu chúng con khỏi mọi dữ") rằng:

“Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, nhờ lượng từ bi Chúa nâng đỡ chúng con luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con”.

 

Và mọi người đáp lại bằng một lời tung hô rất cổ xưa, có nguồn gốc từ những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo hội:

“Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.

 

Bằng cách này, Kinh Lạy Cha hoàn toàn được thêm vào phụng vụ Thánh Thể, không phải như một phần bổ sung, nhưng như một phần cơ bản của phụng vụ Thánh Thể.

 

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

(gpquinhon.org / aleteia.org)

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,622)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Cơ-Lê-Men-Tê I, giáo hoàng, tử đạo (Ngày 23/11) (22/11/2024 07:15:36 - Xem: 4,482)

Thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô vào cuối thế kỷ thứ nhất.

Thánh Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo (Ngày 22/11) (21/11/2024 07:12:08 - Xem: 4,709)

Thánh Xê-xi-li-a là một trong muôn vàn thánh đã bảo vệ đức khiết tịnh của mình đến nỗi đã trở nên con người anh hùng, đã hân hoan được phúc tử vì đạo.

Ðức Mẹ dâng mình trong Ðền Thờ(Ngày 21/11) (20/11/2024 08:08:45 - Xem: 4,794)

Mẹ Maria đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Giavê trong đền thánh.

Thánh ELISABETH Nước Hungaria (Ngày 17/11) (16/11/2024 08:17:06 - Xem: 3,979)

Em bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy

Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (Ngày 15-11) (14/11/2024 08:06:37 - Xem: 3,699)

Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục sinh vào năm 1193 (có tài liệu nói vào năm 1200, hay 1206) trong một gia đình quý tộc tại Lauingen, Donau, Bayern, Đức Quốc.

Thánh Giô-Sa-Phát, giám mục, tử đạo( Ngày 12/11) (11/11/2024 08:36:40 - Xem: 4,964)

Thánh Gio-sa-phát là một người đã hiểu được đường lối huyền nhiệm của Chúa. Ngài đã chấp hành ý Chúa hơn vâng lời cha mẹ trần gian.

Thánh Mac-ti-nô, Giám mục (ngày 11/11) (10/11/2024 08:33:43 - Xem: 3,459)

Tìm hiểu xem Chúa Giêsu là ai mà các bạn bè sinh viên của thánh Mac-ti-nô đang hằng ngày đề cập tới là nỗi khát khao của thánh nhân.

Cung Hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Lateran (Ngày 9 tháng 11) (08/11/2024 08:31:06 - Xem: 7,348)

Ngôi Đại Thánh Đường này được Đức Giáo Hoàng Silvester I cung hiến vào ngày mồng 09 tháng 11 năm 324,

Thánh Carôlô Borrêmêô, giám mục (Ngày 04/11) (03/11/2024 08:24:35 - Xem: 3,921)

Thánh Carôlô Borrêmêô luôn có tấm lòng muốn nên hoàn thiện. Ngài đã bỏ rất nhiều công sức để giúp Giáo Hội thăng tiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7