Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?

  • In trang này
  • Lượt xem: 187
  • Ngày đăng: 18/09/2024 08:24:03

TẠI SAO CÁC LỜI NGUYỆN HẦU HẾT ĐỀU XIN CHÚA CHA?

 

Trong Phụng Vụ, các Lời Nguyện hầu hết đều cầu xin với Chúa Cha, bởi vì, Chúa Cha chính là nguồn mạch và cùng đích của Phụng Vụ (Pater, liturgiae fons et finis). Lúc đầu, tất cả Lời Nguyện đều cầu xin với Chúa Cha, qua trung gian của Đức Giêsu Kitô và trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Thần, nhưng, sau này, có một số Lời Nguyện cầu xin với Chúa Con (x. QCSL số 54; x. Trần Đình Tứ, Phụng Vụ Thánh Lễ, 44-46). Tuy nhiên, không có Lời Nguyện nào xin trực tiếp với Chúa Thánh Thần, kể cả Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cũng cầu xin với Chúa Cha: Lạy Chúa, Chúa đã cử Thánh Thần đến thánh hóa Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai, và sai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Hôm nay khi mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng con nài xin Chúa tiếp tục công trình Chúa đã thực hiện và tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần cho mọi tín hữu trên khắp cùng thế giới. Chúng con cầu xin… Ấy thế mà, thực tế cho thấy, có rất nhiều vị xin trực tiếp với Chúa Thánh Thần vào các dịp Lễ Chúa Thánh Thần.

 

 

Nếu xin trực tiếp với Chúa Thánh Thần, thì không biết sẽ kết thúc Lời Nguyện theo cách nào? Kết thúc Lời Nguyện có 3 cách (x. QCSL số 89): (1) Nếu cầu xin Chúa Cha, thì kết: Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô (2) Nếu cầu xin Chúa Con, thì kết: Chúa hằng sống… (3) Nếu cầu xin Chúa Cha, nhưng có nhắc đến Chúa Con, thì kết: Người hằng sống…

 

 Về việc Kết Thúc Lời Nguyện, thực tế cho thấy, có những vị không quan tâm đến việc mình đang cầu xin với Cha Cha hay với Chúa Con, Lời Nguyện nào cũng kết bằng: Chúng con cầu xin… Điều này thật là tùy tiện, và chưa ý thức đủ về đối tượng mà mình đang cầu xin. Chẳng hạn, mở đầu bằng: Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?

 

Một Lời Nguyện bao gồm 4 yếu tố: (1) Anaclesis: Kêu cầu ai? (2) Anamnesis: Tưởng niệm mầu nhiệm cứu độ được cử hành hoặc công đức của vị thánh được kính nhớ; (3) Epiclesis: Diễn tả điều muốn xin; (4) Doxologia: Vinh Tụng Ca.

 

Trong Phụng Vụ, hầu hết các Lời Nguyện đều hướng về Chúa Cha, có một số hướng về Chúa Con (Điều này chỉ mới sau này, chứ thuở ban đầu không có như vậy, xem Trần Đình Tứ, Phụng Vụ Thánh Lễ, 44-46). Ngay cả, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu hay Lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ, chúng ta cũng cầu xin với Chúa Cha, chứ không xin trực tiếp với Chúa GiêsuLạy Chúa, khi chúng con cử hành lễ Thánh Tâm Ðức Kitô, Con Một Chúa yêu dấu, Chúa ban cho chúng con được vui mừng tưởng niệm những kỳ công Người đã thực hiện vì thương yêu chúng con. Xin dạy chúng con biết tìm đến Thánh Tâm Người để hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Lễ Thánh Tâm); Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Ðức Kitô là người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho hết mọi loài thọ sinh đã được cứu khỏi vòng nô lệ tội lỗi biết phụng thờ Chúa là Ðấng cao cả uy linh và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng. Chúng con cầu xin… (Lễ Đức Kitô Vua).

 

Tóm lại, Chúa Cha chính là nguồn mạch và cùng đích của Phụng Vụ, vì thế, tất cả đều quy hướng về Chúa Cha. Do đó, trong Năm Phụng Vụ, cha nuôi Đức Giêsu, còn có hai ngày lễ để kính nhớ 19/03 và 01/05, còn Chúa Cha thì không có ngày lễ nào dành riêng cho Người, bởi vì, Thánh Lễ nào cũng là Thánh Lễ quy hướng về Chúa Cha, còn Đức Giêsu chính là chủ tế, là lễ tế, là bàn thờ, tiến dâng lễ vật lên Chúa Cha. Trong Phụng Vụ, chỉ có khoảng 10 Lời Nguyện cầu xin với Đức Giêsu, còn lại, tất cả đều cầu xin với Chúa Cha và quy hướng về Chúa Cha.

 

3 Lời Nguyện cầu xin với Đức Giêsu trong Phụng Vụ Thánh Lễ: (1) Lạy Chúa Giêsu, xin biểu dương uy quyền và ngự đến, vì chỉ mình Chúa mới có thể giải thoát và cứu độ chúng con khỏi mọi cơn nguy khốn do chính tội lỗi chúng con đã gây nên. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Thứ Sáu sau Chúa Nhật I Mùa Vọng)Lạy Chúa Giêsu, xin mau đến chứ đừng trì hoãn nữa! Xin ngự đến nâng đỡ ủi an những ai đặt hết tin tưởng vào tình thương của Chúa. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Sáng Ngày 24 tháng Mười Hai); (3) Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình Và Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ hình và sống lại vinh quang. Xin cho chúng con biết một niềm sùng kính mến yêu bí tích kỳ diệu này để luôn được nghiệm thấy ơn Chúa cứu chuộc chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

 

3 Lời Nguyện cầu xin với Đức Giêsu trong Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều: (1) Lạy Chúa Ki-tô là Vua trời đất, ngày hôm nay, xin hướng dẫn, thánh hoá, và điều khiển hồn xác chúng con từ cảm nghĩ, lời nói đến việc làm, xin giúp chúng con giữ những điều Chúa dạy mà sống đẹp lòng Chúa, để nhờ ơn thánh phù trợ, chúng con được giải thoát và tự do, bây giờ và mãi mãi. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Kinh Sáng Thứ Hai Tuần 3); (2) Lạy Chúa Giê-su, xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều ; trên quãng đường cùng đi với chúng con, xin Chúa thương sưởi ấm cõi lòng và khơi lên niềm hy vọng ; nhờ đó, chúng con và hết mọi anh em có thể nhận ra Chúa khi cùng đọc Sách Thánh và chia sẻ bánh thánh với nhau. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Kinh Chiều Thứ Hai Tuần 4); (3) Lạy Chúa Giê-su, hôm nay chúng con đã kính nhớ Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a, và dâng lên Chúa lời ca ngợi chân thành, xin Chúa thương chấp nhận mà làm cho chúng con cũng được như Người, là xứng đáng lãnh lấy ơn cứu chuộc Chúa ban. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. (Kinh Sáng Thứ Bảy Tuần 4).

 

4 Lời Nguyện cầu xin với Đức Giêsu trong Giờ Kinh Trưa: (1) Lạy Chúa Giê-su, này chúng con tưởng niệm giờ Chúa bị điệu đi chịu khổ hình thập giá, xin nhậm lời chúng con khẩn cầu mà tha thứ những lỗi lầm chúng con đã phạm, và gìn giữ chúng con từ nay khỏi phạm tội mất lòng Chúa. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. (Kinh Giờ Ba Thứ Sáu); (2) Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, vào buổi trưa, lúc bóng tối bao trùm cả trời đất, Chúa là Đấng vô tội đã lên thập giá để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con hằng được ánh sáng Chúa soi dẫn, hầu mai ngày đạt tới phúc trường sinh. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. (Kinh Giờ Sáu Thứ Sáu); (3) Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xưa Chúa đã cho kẻ trộm lành bị treo trên thập giá biết hối cải ăn năn, và được vào Nước Chúa. Này chúng con tin tưởng nguyện cầu, xin Chúa cho chúng con giờ đây đang thú nhận tội lỗi, cũng được hân hoan bước vào cửa thiên đàng sau khi lìa cõi thế. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. (Kinh Giờ Chín Thứ Sáu); (4) Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã dang tay ra trên thập giá để cứu độ muôn người, xin cho chúng con, mỗi khi tra tay làm việc gì thì cũng cố sao cho đẹp lòng Chúa và giúp cho mọi người nhận ra ơn cứu độ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. (Kinh Giờ Chín Thứ Tư)

 

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi (16/09/2024 14:40:51 - Xem: 90)

Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng và thấy lửa yêu mến Chúa không được mãnh liệt như hồi chớm nở ơn gọi.

5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta (05/09/2024 08:50:20 - Xem: 568)

Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma Shri năm 1962

Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối (04/09/2024 08:11:45 - Xem: 423)

Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn đề mục vụ cho các linh mục.

Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình (03/09/2024 14:18:24 - Xem: 190)

Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người anh em.

Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh (29/08/2024 07:58:25 - Xem: 351)

Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 136 - Nghe tiếng Chúa đích thực (25/08/2024 07:29:06 - Xem: 245)

Với niềm tin Kitô giáo - bằng con mắt đức tin, đôi tai đức tin ta có thể nghe được Thiên Chúa thầm thĩ với chính mình, nhìn thấy Ngài hiện diện trong cuộc sống của nhân loại.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 137 - Kinh Thánh có gì hay? (18/08/2024 07:51:09 - Xem: 82)

Nếu được con hy vọng các thầy chia sẻ một chút về Kinh Thánh? Vì các bài học Kinh Thánh không được các Cha giảng nhiều nên kiến thức đọng lại cũng rất ít.

Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Giáo Hoàng Phanxicô (15/08/2024 07:38:18 - Xem: 272)

Sau khi được chọn làm giáo hoàng, Jorge Mario Bergoglio đã chọn khẩu hiệu này: “miserando atque eligendo”.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 135 -Hành hương là cách cầu nguyện đặc biệt (13/08/2024 06:44:03 - Xem: 214)

Con thấy vô lý khi có người thích đi hành hương, đến những nơi nổi tiếng, hơn là đi nhà thờ. Phải chăng đó cũng là hình thức giữ đạo?

Thấy Thánh lễ nhàm chán? Phương pháp bảy bước giúp khắc phục điều đó (02/08/2024 08:37:10 - Xem: 560)

Nhiều bạn trẻ thật sự mong muốn tham dự Thánh lễ một cách ý nghĩa hơn, nhưng lại thấy khó tập trung và chú ý.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7