Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Sự khác nhau giữa Tượng chịu nạn và Cây thánh giá trơn

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,713
  • Ngày đăng: 18/03/2022 09:29:49

SỰ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG CHỊU NẠN

VÀ CÂY THÁNH GIÁ TRƠN

 

 

Đâu là sự khác nhau giữa Cây thánh giá có hình Chúa Giêsu (quen gọi là Tượng chịu nạn) và Cây thánh giá không có hình Chúa Giêsu trên đó (tạm gọi là Cây thánh giá trơn)?

 

 

Tượng chịu nạn biểu lộ việc Chúa Kitô bị đóng đinh, trong khi cây thánh giá trơn, chỉ là cây gỗ trơ trọi. Giáo hội Công giáo luôn sử dụng Tượng chịu nạn; Chính Thống giáo và Giáo hội Đông phương cũng vậy.

 

Cây Thánh giá trơn xuất hiện vào thế kỷ XVI, đầu tiên là giữa những người theo giáo phái Calvin, vốn là những người nhấn mạnh sự đơn giản trong cả phụng vụ và kiến ​​trúc. Những người theo giáo phái Luther và Anh giáo thời đó vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, và họ có những nhà thờ được trang trí cầu kỳ hơn những người theo giáo phái Calvin. Theo thời gian, con cháu và những người ly khai khỏi giáo phái Calvin và Anh giáo - chẳng hạn như những người theo giáo phái Methodists, Baptists and Presbyterians - đã chấp nhận cây thánh giá trơn, trong khi nhiều người Anh giáo và giáo phái Luther vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, nhưng cũng có một số người dần chuyển sang sử dụng thánh giá trơn. Còn người Công giáo thì vẫn tiếp tục sử dụng Tượng chịu nạn như vẫn quen làm từ trước. 

 

Điều này có lẽ khởi đi từ những người theo đạo Tin Lành, họ ưa thích sự đơn giản, nên dần dần đã phát triển thành một lập trường thần học nhất định. Theo đó, khi sử dụng thánh giá trơn, họ muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã sống lại và “không còn bị đóng đinh vào thập giá nữa”. Đối với nhiều người trong số họ, cây thánh giá giờ đây đã trống trơn và họ cũng nên dùng thánh giá trơn theo cách diễn tả này.

 

Vì nghĩ như thế, nên một số người đã đi xa hơn khi nói rằng người Công giáo sử dụng Tượng chịu nạn là do người Công giáo tin rằng Chúa Giêsu vẫn còn ở trên thánh giá.

 

Điều này, tất nhiên, là không đúng sự thật.

Là những tín hữu Công giáo, chúng ta ý thức đầy đủ và long trọng tuyên xưng mỗi Chúa nhật trong Kinh Tin kính rằng: Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết và Người đang ngự trong vinh quang bên hữu Chúa Cha. Tượng chịu nạn là sự mô tả cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Người chỉ dâng hiến lễ một lần, thay cho tất cả, và hoàn tất vĩnh viễn (x. Dt 10,14).

 

Việc sử dụng Thánh giá có hình Chúa Giêsu là điều bắt buộc trong phụng vụ Công giáo và cả những cây Thánh giá được rước và đặt trên bàn thờ. Điều này là do Thánh lễ hiện tại hóa việc Chúa Giêsu bị đóng đinh. Chúng ta không “đóng đinh lại” Chúa Giêsu. Đúng hơn, rằng Chúa Giêsu đã một lần, chết cho chúng ta, một hiến lễ hoàn hảo và trọn vẹn được hiện tại hoá cho chúng ta. Việc sử dụng Tượng chịu nạn nhắc nhớ chúng ta về điều này.

 

Và, ngay cả khi người Công giáo được phép có một cây thánh giá trơn, thì truyền thống phổ biến là người Công giáo luôn có Tượng chịu nạn trong nhà. Đây như một lời tuyên xưng, một lời giới thiệu với bất kỳ ai khác rằng: Chúng tôi là một ngôi nhà Công giáo; chúng tôi là một giáo xứ Công giáo.

 

Đức Ông Charles Pope

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: 
osvnews.com (14. 3. 2022)

 

Bài cùng chuyên mục:

4 sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện (22/04/2024 16:29:07 - Xem: 219)

Là Kitô hữu, việc cầu nguyện không xa lạ gì với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về bản chất của cầu nguyện và chính xác cầu nguyện là gì chăng?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 170)

Đối với ông bà tổ tiên đã qua đời khi ra thăm mộ, con có nên trò chuyện hay xin họ ban ơn gì không? Con phải làm thế nào khi ra viếng mộ để hợp với tinh thần Kitô giáo?

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 391)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 124 - Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời (14/04/2024 06:56:25 - Xem: 62)

Linh mục hay tu sĩ dòng có lời khấn khiết tịnh vậy mức độ nghiêm trọng trong vi phạm lời khấn trong tư tưởng và hành vi khác nhau như thế nào.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 307)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 268)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 332)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 431)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 423)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 411)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7