Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Sự khác biệt giữa xưng tội và linh hướng là gì?

  • In trang này
  • Lượt xem: 9,479
  • Ngày đăng: 25/10/2021 05:52:50

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA XƯNG TỘI VÀ LINH HƯỚNG LÀ GÌ?

 

Mặc dù linh hướng đôi khi có thể là một phần của việc xưng tội, nhưng thông thường hai việc này được hiểu là những tác vụ riêng biệt.
 

 

Theo Nghi thức của Giáo Hội Công Giáo Rôma, việc cử hành Bí tích Giải tội (xưng tội) phân biệt với việc được gọi là linh hướng.

 

Giải tội là một trong bảy bí tích của Giáo Hội, trong khi linh hướng là một cuộc gặp gỡ hay những đợt gặp gỡ giữa một vị linh hướng - có thể là một linh mục, một giáo dân đã được đào tạo hay một tu sĩ - với một người đang tìm kiếm lời khuyên để trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa.

 

Xưng tội

Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Bí tích Giải tội để kéo dài sứ vụ tha thứ của mình qua thừa tác vụ của các môn đệ. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo tóm kết bí tích về lòng thương xót của Thiên Chúa như sau:

 

Khi Chúa ban cho các Tông Đồ được tham dự vào quyền riêng của Người là quyền tha tội, Người cũng ban cho họ quyền giao hòa các tội nhân với Hội Thánh. Chiều kích Giáo hội của nhiệm vụ này của các Tông Đồ được diễn tả cách đặc biệt trong những lời long trọng Đức Kitô nói với ông Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19) “Nhiệm vụ cầm buộc và tháo cởi, đã được ban cho thánh Phêrô, cũng được ban cho tập thể các Tông Đồ, kết hợp với vị thủ lãnh của mình (x. Mt 18,18; 28,16-20).” (GLHTCG số 1444)

 

Nói rõ hơn, chính Thiên Chúa mới là Đấng tha thứ tội lỗi, qua thừa tác vụ linh mục. Trong Bí tích Giải tội, hối nhân đến gần linh mục và kể lại tội lỗi của mình, nhưng chỉ được yêu cầu xưng thú theo tội danh và số lần phạm tất cả các tội trọng.

 

Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình,người Kitô hữu buộc phải xưng các loại tội trọng và số tội trọng đã phạm sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng. (Bộ Giáo Luật 1983, Điều 988 §1)

 

Việc thú nhận những sai phạm hàng ngày cũng được Giáo Hội khuyến khích, nhưng không phải là một phần thiết yếu của Bí tích này.

 

Theo Nghi thức Rôma, việc xưng tội thường có nghĩa là ngắn gọn và đi vào trọng tâm, chỉ tập trung vào những tội trọng cần được xưng thú. Linh mục có thể đưa ra một số lời khuyên và động viên, nhưng những cuộc nói chuyện dài hơn nên dành cho việc linh hướng.

 

Hơn nữa, Giáo Luật quy định rằng việc xưng tội nên được tổ chức trong nhà thờ hay nhà nguyện bất cứ khi nào có thể, trừ khi vì một lý do chính đáng (x. Bộ Giáo Luật 1983, Điều 964 §1).

 

Linh hướng

Đây là cách mà Trung tâm Tân Phúc Âm hóa của Thánh Gioan Phalô II mô tả về việc linh hướng:

Linh hướng là việc gặp gỡ với một vị hướng dẫn đã được đào tạo và có kinh nghiệm để suy xét về cách thức Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trongđời sống của bạn lúc này, và về cách thức mà Thiên Chúa có thể mời gọi bạn bước vào một mối tương quan sâu sắc hơn. Thiên Chúa là Đấng Hướng Dẫn; vị hướng dẫn con người đóng vai trò như một máng dẫn mà qua đó Chúa Thánh Thần hoạt động để khơi nguồn và khám phá ra việc Thiên Chúa đang thực hiện qua những trải nghiệm hàng ngày của bạn. Nội dung của buổi linh hướng chỉ đơn giản là đời sống của bạn: bất kỳ khía cạnh, câu chuyện hay trải nghiệm nào làm bạn bị đánh động điều có thể dẫn đến việc cầu nguyện và suy ngẫm. Chính bạn là người tìm kiếm, cùng với vị hướng và Chúa Thánh Thần gặp nhau trong cuộc trò chuyện thánh thiện để “bạn có thể được sống và sống dồi dào hơn” (x. Ga 10,10). Trên hết, vị linh hướng của bạn lắng nghe và giúp bạn đi đến chỗ hiểu rõ về những gợi ý cũng như những suy đoán, về những lời mời gọi và về “sự thúc đẩy” của Chúa Thánh Thần trong đời sống của bạn.

 

Linh hướng không phải là liệu pháp tâm lý hay tư vấn, và vị linh hướng tốt nhất thường sẽ không cho bạn biết phải làm gì. Thay vào đó, một vị linh hướng tốt sẽ giúp bạn nhận ra Chúa Thánh Thần trong đời sống của bạn và cho bạn những lời khuyên về cách thức phân định đâu là đường hướng để hành động cách tốt nhất.

 

Đôi khi việc linh hướng với một linh mục có thể bao gồm cả việc xưng tội theo bí tích, nhưng thông thường hai việc này được hiểu là những tác vụ riêng biệt.

 

Thường thì việc linh hướng được tiến hành trong một văn phòng, và được lên kế hoạch để thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài. Chính trong buổi linh hướng mà một linh mục mới có thể mang đến những lời khuyên nhủ và sự trợ giúp ở mức độ rộng rãi hơn, điều mà ngài vốn không có thời gian để thực hiện trong giờ giải tội.

 

Điều quan trọng là phải biết sự phân biệt giữa việc xưng tội và linh hướng, chỉ khi đó bạn mới có thể biết được mình đang tìm kiếm điều gì. Nếu bạn mong muốn được giúp đỡ về đời sống thiêng liêng của mình, hãy thu xếp một cuộc gặp gỡ với vị linh hướng. Nếu bạn muốn được tha thứ tội lỗi, hãy đến giáo xứ gần nhất để xưng tội.

 

Tham dự vào một buổi linh hướng sẽ cho bạn có một khoảng thời gian rộng rãi hơn để tỏ bày, trong khi nếu làm thế lúc xưng tội thì có thể làm mọi chuyện thêm phần phức tạp, đặc biệt là khi linh mục còn phải chuẩn bị dâng Thánh lễ, hay nếu có một hàng dài các hối nhân đang chờ đợi ở phía sau bạn. Đó là lý do tại sao việc giữ cho hai tác vụ này riêng ra lại là điều thích hợp hơn, nghĩa là sắp xếp thời gian cho việc linh hướng khác với thời gian để xưng tội.

 

Tác giả: Philip Kosloski

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh (20/11/2024 07:32:12 - Xem: 100)

Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi (18/11/2024 07:48:28 - Xem: 109)

Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con làm gì để bỏ tật thủ dâm?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện (13/11/2024 10:51:58 - Xem: 162)

Cha ơi có cách nào để mình không bị phạm tội về tư tưởng không ạ. Đặc biệt lúc mình đọc kinh đi lễ cầu nguyện thì lúc đó mình suy nghĩ rất nhiều không chú tâm lắm đến việc nhà chúa.

Sinh nhật nào quan trọng nhất? (11/11/2024 19:25:35 - Xem: 302)

Nói qua nói lại, cái cần nhất Nhỏ nói sau cùng nè. Sinh nhật, ngày hiện diện trên đời cũng quan trọng như sinh nhật trên Nước Trời...

Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ? (05/11/2024 07:31:46 - Xem: 233)

Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của năm tháng viết.

Các Thánh – Họ là ai? (31/10/2024 05:53:13 - Xem: 405)

Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh đích thực nào lại đi tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 201)

Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 270)

Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?

Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 339)

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 226)

Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7