Sự khác biệt giữa Vatican và Tòa thánh
- In trang này
- Lượt xem: 6,646
- Ngày đăng: 21/04/2021 08:41:53
Hai từ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng không mang cùng ý nghĩa. Vatican là Quốc gia nhỏ nhất thế giới, Tòa Thánh là nhân vị đạo đức của giáo hoàng và Giáo triều. Nếu Vatican không còn thì Tòa thánh vẫn sẽ tồn tại!
Trụ sở của một tổ chức thường chỉ định một nơi cụ thể. Nhưng thật kỳ lạ, Tòa Thánh không chỉ định chính xác một lãnh thổ, mà theo giáo luật, trước hết chỉ định nhân vị đạo đức của giáo hoàng, của Quốc vụ khanh và các thể chế khác của Giáo triều Rôma. Như thế Giáo hội công giáo la-mã là thể chế tôn giáo duy nhất có địa vị thực sự theo luật pháp quốc tế. Một ngoại lệ pháp lý thực sự giải thích sự hiện diện của Tòa Thánh trên thế giới và vai trò chính của Giáo hội trong lịch sử.
Kể từ thời Phục hưng – rất lâu trước khi thành lập vùng đất Vatican – cũng như nhiều quốc gia, Giáo hội công giáo đã duy trì quan hệ với toàn thế giới và nền ngoại giao của Tòa Thánh được xem là một trong những nền ngoại giao tốt nhất thế giới. Ông Joël-Benoỵt d’Onorio, tác giả quyển sách Giáo hoàng và guồng máy Giáo hội (Le Pape et le gouvernement de l’Église) giải thích: “Với sự khác biệt, chính sách ngoại giao của Vatican không theo đuổi mục tiêu chính xác như các nước khác, Tòa thánh là “trường hợp duy nhất của một chủ thể luật quốc tế, chỉ theo đuổi các mục tiêu tôn giáo và đạo đức. Đó là lý do vì sao, trong các tổ chức quốc tế có đại diện của Tòa Thánh, các nhà ngoại giao có sứ mệnh cao cả là thúc đẩy hòa bình và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Vai trò trung gian hòa giải mạnh mẽ của Tòa Thánh đã được công nhận rộng lớn, đặc biệt trong trường hợp của Cuba và Hoa Kỳ.
Nếu trong quá trình lịch sử, Giáo hội công giáo đã thể hiện mình trong một lãnh thổ mà các giáo hoàng, giống như bất kỳ một vương quốc nào, đã cố gắng mở rộng, thì quyền lực của Tòa thánh đã tồn tại vượt ra ngoài giới hạn địa lý. Điều này đã được thấy trong cuộc khủng hoảng năm 1870, dẫn đến sự kết thúc các Quốc gia giáo hoàng với việc chiếm lại Rôma và thống nhất nước Ý do vua Victor Emmanuel II thực hiện. Vì không có Quốc gia, một số trí thức muốn loại trừ Tòa Thánh ra khỏi quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng này, khi đó giáo hoàng bị xem là tù nhân ở trong các bức tường, Tòa thánh đã thành công khi bảo vệ lập trường của Giáo hội như một tổ chức xã hội pháp lý hoàn hảo (societas juridice perfecta), do đó nắm được chủ quyền mà thực chất Giáo hội đã có. Điều này được chứng minh qua các mối quan hệ ngoại giao được giáo hoàng duy trì trên toàn thế giới, các cuộc hòa giải quốc tế được thực hiện hoặc các thỏa thuận được ký kết từ năm 1870 đến năm 1929. Tòa thánh chưa bao giờ thôi là một chính phủ, dù đã chấm dứt là một Quốc gia. Do đó, Tòa Thánh không thể bị nhầm lẫn về mặt thể chế với Nhà nước Thành phố Vatican, được thành lập gần đây.
Một nhà nước hỗ trợ cho Tòa thánh
Sau hơn 50 năm thương thuyết, ngày 11 tháng 2 năm 1929, Đức Piô XI đã ký Hiệp định Lateran, cho phép thành lập một vùng đất nhỏ, nơi giáo hoàng trị vì với tư cách là một quốc vương tuyệt đối. Vì thế, thuật ngữ Vatican dùng để chỉ Thành phố-Nhà nước bao quanh Đền thờ thánh Phêrô và Dinh Tông Tòa. Nhưng không vì kích thước nhỏ bé của mình mà Vatican không có thuộc tính vương giả như nhà ga, đài truyền thanh hay đội hiến binh. Vatican cũng có bộ luật hình sự riêng, có cờ, đúc tiền và phát hành tem của riêng mình. Với tư cách là quốc vương, giáo hoàng có đầy đủ các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, nhưng các quyền này được thực hiện qua các cơ quan khác nhau. Các Hiệp định Lateran cũng thiết lập một hòa giải giữa Vatican và Ý, nhất là nhà nước Ý công nhận giáo hoàng là người đứng đầu ở trần thế của Vatican. Tương tự như vậy, Vatican, Quốc gia mới, cam kết không can thiệp vào lãnh vực chính trị của nước Ý.
Không giống như Tòa thánh, tổ chức có mạng lưới ngoại giao tiếp tục mở rộng, quốc gia nhỏ nhất thế giới xem các quan hệ trao đổi của mình chủ yếu chỉ giới hạn với nước láng giềng Ý. Từ lãnh thổ nhà tù của giáo hoàng vào năm 1870, Thành phố Vatican, nơi có nền độc lập và trung lập được tôn trọng trong hiệp ước năm 1929, đã trở thành nhà nước hỗ trợ cho Tòa thánh, được thành lập để đảm bảo quyền tự do và độc lập trong chính quyền tinh thần của giáo phận Rôma và Giáo hội công giáo ở mọi thành phần trên thế giới. Tuy nhiên, một ngày nào đó nếu lãnh thổ này biến mất thì Giáo hội và Tòa thánh sẽ vẫn tồn tại và cùng nhau tạo thành một chủ thể có chủ quyền theo luật quốc tế.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico,vn)
Bài cùng chuyên mục:
Đời sống đạo của người Ý trong bối cảnh Năm Thánh sắp tới (07/12/2024 09:09:14 - Xem: 26)
Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý đã đề cập đến “vùng xám” của đời sống đạo của người Ý, mời gọi đối diện với “vùng xám” một cách trung thực
Động tác lạ đánh dấu lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris (05/12/2024 17:52:18 - Xem: 376)
Nghi thức mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ bắt đầu vào ngày 7-12-2024 với một động tác lạ lùng gậy giám mục của mình, Đức cha Ulrich, Tổng giám mục Paris, sẽ gõ ba lần vào cửa nhà thờ chính tòa.
Thánh giá Năm Thánh 2025 (04/12/2024 05:54:04 - Xem: 219)
Thánh giá chính thức của Năm Thánh 2025, biểu tượng trung tâm của cuộc hành hương Năm Thánh, đã được công bố.
Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh sẽ là cơ hội hoán cải cho mọi người (03/12/2024 18:19:29 - Xem: 74)
Viết lời tựa cho cuốn sách “Năm Thánh Hy vọng”, Đức Thánh Cha mơ về một thế giới hoà bình,
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được phong chân phước (27/11/2024 11:59:11 - Xem: 621)
Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ ban hành sắc lệnh liên quan đến tiến trình phong chân phước cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
Kinh Năm Thánh 2025 (26/11/2024 08:23:36 - Xem: 472)
Bản dịch Kinh Năm Thánh được thực hiện bởi Linh mục Giuse Lê Công Đức và đã được Đức Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn phê chuẩn
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 208)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 161)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 515)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 316)
"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.
-
+ Chúa Nhật 08/12/2024 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C. – Dọn đường cho Chúa.
08/12 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C.
- Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
- Thứ Sáu đầu tháng, tuần 1 mùa...
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất