Giáo hội toàn cầu

Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,254
  • Ngày đăng: 28/12/2021 16:21:19
Theo truyền thống Giáo hội, trong những dịp trọng đại, Đức Thánh Cha đã ban phép lành Urbi et Orbi - cho thành Roma và toàn thế giới. Vào lúc 12 giờ trưa giờ Roma, Lễ Giáng Sinh 25/12, ĐTC đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi.
 

 

Sứ điệp Giáng Sinh 2021

Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!

 

Lời của Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành thế giới và mang lại ý nghĩa cho lịch sử và cuộc hành trình của nhân loại, đã trở thành xác phàm và đến ở giữa chúng ta. Lời ấy xuất hiện như một lời thì thầm, như tiếng rì rào của một làn gió nhẹ, để lấp đầy trái tim của mỗi người nam và người nữ biết mở ra với mầu nhiệm.

 

Ngôi Lời đã trở thành xác phàm để đối thoại với chúng ta. Chúa không muốn độc thoại mà là đối thoại. Vì chính Thiên Chúa, Cha và Con và Thánh Thần, là đối thoại, là sự hiệp thông vĩnh cửu và vô hạn của tình yêu và sự sống.

 

Đến thế gian, trong Ngôi Vị Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta con đường gặp gỡ và đối thoại. Thật vậy, chính Người đã thể hiện Con đường này nơi chính mình, để chúng ta có thể biết và theo Lời với niềm tin tưởng và hy vọng.

 

Anh chị em thân mến, “thế giới sẽ ra sao nếu không có sự đối thoại kiên nhẫn của rất nhiều người quảng đại đã gìn giữ sự hiệp nhất gia đình và cộng đồng với nhau?” (Thông điệp Fratelli tutti, 198). Trong thời đại dịch này, chúng ta càng nhận thấy điều đó nhiều hơn. Khả năng tương quan xã hội của chúng ta bị đặt vào thử thách nặng nề; Khuyng hướng đóng lại chính mình, tự mình đối diện vấn đề, từ chối bước ra để gặp gỡ và làm việc cùng nhau. Và ở cấp độ quốc tế cũng có nguy cơ không muốn đối thoại, nguy cơ khủng hoảng phức tạp dẫn đến việc lựa chọn những con đường tắt, hơn là những con đường đối thoại dài hơn; nhưng trên thực tế, chỉ những điều này mới thực sự dẫn đến việc giải quyết các xung đột và mang lại lợi ích chung và lâu dài.

 

PopeFrancis_25Dec2021_01.jpg
 

Photograph: Reuters

 

Thật vậy, trong khi lời loan báo về sự ra đời của Đấng Cứu Thế, nguồn hòa bình đích thực, vang lên xung quanh chúng ta và trên khắp thế giới, thì chúng ta vẫn thấy nhiều xung đột, khủng hoảng và mâu thuẫn. Chúng dường như không bao giờ kết thúc và chúng ta hầu như không nhận thấy điều đó nữa. Chúng ta đã quá quen với điều đó đến nỗi những bi kịch to lớn giờ đây đã trôi qua trong im lặng; chúng ta có nguy cơ không nghe thấy tiếng kêu đau đớn và tuyệt vọng của rất nhiều anh chị em của chúng ta.

 

Chúng ta hãy nghĩ đến người dân Syria, những người đã phải sống qua một cuộc chiến hơn một thập kỷ, đã gây ra cái chết cho nhiều người và một số lượng không thể đếm nổi những người tị nạn. Chúng ta nhìn sang Iraq, quốc gia vẫn đang phải vật lộn để vực dậy sau một cuộc xung đột kéo dài. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng khóc của những đứa trẻ cất lên từ Yemen, nơi một thảm kịch lớn, bị lãng quên bởi tất cả, đã diễn ra trong nhiều năm trong im lặng, gây ra cái chết mỗi ngày.

 

Chúng ta nhớ những căng thẳng tiếp tục giữa người Israel và người Palestine, kéo dài mà không có giải pháp, với những hậu quả xã hội và chính trị ngày càng lớn hơn. Chúng ta đừng quên Bêlem, nơi Chúa Giêsu đã chào đời, là nơi sống thời kỳ khó khăn cũng do kinh tế bất ổn bởi đại dịch, ngăn cản những người hành hương đến Đất Thánh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Chúng ta hãy nghĩ đến Libăng, quốc gia đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có với những điều kiện kinh tế và xã hội rất đáng lo ngại.

 

Nhưng, vào giữa đêm đen xuất hiện một dấu chỉ của hy vọng! Hôm nay, “tình yêu làm dịch chuyển mặt trời và các vì sao khác” (Par., XXXIII, 145), như Dante nói, đã trở thành xác phàm. Người đã đến trong hình thể con người, chia sẻ những thảm kịch của chúng ta và phá vỡ bức tường thờ ơ của chúng ta. Trong cái lạnh của đêm tối, Người giơ cánh tay nhỏ bé của mình về phía chúng ta: Người cần mọi thứ nhưng Người đến để cho chúng ta tất cả. Chúng ta hãy xin Người sức mạnh để mở lòng đối thoại. Vào ngày lễ này, chúng ta khẩn cầu Người khơi dậy trong trái tim mọi người khao khát hòa giải và tình huynh đệ. Chúng ta dâng lên Người những lời cầu xin của chúng ta.

 

PopeFrancis_25Dec2021_02.jpg
 

Photograph: Reuters

 

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin ban hòa bình và hòa hợp cho Trung Đông và cho toàn thế giới. Xin nâng đỡ những người dấn thân hỗ trợ nhân đạo cho những người bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ; an ủi người dân Afghanistan, những người trong hơn bốn mươi năm đã bị thử thách nghiêm trọng bởi các cuộc xung đột khiến nhiều người phải rời bỏ đất nước.

 

Là vua muôn dân, xin Người giúp các nhà cầm quyền chính trị mang lại hoà bình cho những xã hội đang buồn phiền vì căng thẳng và xung đột. Xin nâng đỡ người dân Myanmar, nơi mà sự bất khoan dung và bạo lực thường ảnh hưởng đến cộng đồng Kitô giáo và những nơi thờ tự, đồng thời che khuất khuôn mặt hòa bình của cộng đồng cư dân đó.

 

Xin hãy là ánh sáng và sự nâng đỡ cho những người tin tưởng và làm việc, thậm chí lội ngược dòng, vì sự gặp gỡ và đối thoại, đồng thời không cho phép một cuộc xung đột băng đảng lan rộng ở Ucraina.

 

Hoàng tử Hoà bình, xin giúp Ethiopia khám phá lại con đường hòa giải và hòa bình thông qua một cuộc thảo luận chân thành, đặt nhu cầu của người dân lên hàng đầu. Xin lắng nghe tiếng kêu cứu của người dân vùng Sahel, những người đang trải qua bạo lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Hướng ánh nhìn của Người đến các dân tộc của các quốc gia ở Bắc Phi, những người đang bị cản trở bởi sự chia rẽ, thất nghiệp và chênh lệch kinh tế; và xoa dịu nỗi đau khổ của nhiều anh chị em đang phải gánh chịu những cuộc nội chiến ở Sudan và Nam Sudan.

 

Cầu mong cho các giá trị liên đới, hòa giải và chung sống hòa bình luôn tồn tại trong trái tim các dân tộc ở lục địa Châu Mỹ, thông qua đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các quyền và giá trị văn hóa của tất cả con người.

 

Lạy Con Thiên Chúa, xin an ủi những nạn nhân của bạo lực đối với phụ nữ đang tràn lan trong thời gian đại dịch này. Xin mang lại niềm hy vọng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị bắt nạt và lạm dụng. Xin mang lại sự an ủi và tình cảm cho những người cao tuổi, đặc biệt là những người cô đơn hơn. Xin mang lại bình an và hiệp nhất cho các gia đình, là nơi đầu tiên của giáo dục và là nền tảng của cấu trúc xã hội.

 

PopeFrancis_25Dec2021_03.jpg
 

Photograph: Reuters

 

Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, xin ban sức khỏe cho người bệnh và truyền cảm hứng cho tất cả những người có thiện chí để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe và những hậu quả của nó. Xin hãy làm cho các con tim được quảng đại, để mang sự chăm sóc cần thiết, đặc biệt là vắc-xin, cho những dân tộc đang cần nhất. Xin trả công cho tất cả những ai thể hiện sự quan tâm và tận tụy trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, những người ốm đau và yếu đuối nhất.

 

Lạy Bé thơ của Bêlem, xin cho nhiều tù nhân chiến tranh, dân sự và quân sự, của các cuộc xung đột gần đây, và những người bị giam giữ vì lý do chính trị được sớm trở về nhà. Xin đừng để chúng con thờ ơ trước thảm cảnh của những người di cư, những người phải di dời và những người tị nạn. Đôi mắt của họ yêu cầu chúng con không quay đi, không phủ nhận tính nhân văn gắn kết chúng con, biến câu chuyện của họ thành của riêng chúng con và đừng quên những thảm kịch của họ.

 

Lời vĩnh cửu trở thành xác phàm, xin hãy làm cho chúng con chú ý đến ngôi nhà chung của chúng con, nơi cũng phải gánh chịu sự đối xử chễnh mảng của chúng con, và thúc đẩy các nhà chức trách chính trị tìm ra những thỏa thuận hữu hiệu để các thế hệ sau được sống trong một môi trường tôn trọng sự sống.

 

Anh chị em thân mến,

Thời đại chúng ta còn nhiều khó khăn, nhưng niềm hy vọng càng mạnh mẽ hơn, vì “một trẻ thơ đã sinh ra cho chúng ta” (Is 9: 5). Người là Lời của Thiên Chúa và trở thành một trẻ sơ sinh, chỉ có khả năng khóc và cần mọi thứ. Người muốn học nói, giống như mọi đứa trẻ, để chúng ta có thể học cách lắng nghe Thiên Chúa, Cha của chúng ta, lắng nghe nhau và đối thoại như anh chị em. Lạy Chúa Kitô, đã sinh ra cho chúng con, xin dạy chúng con bước đi với Ngài trên những con đường bình an.

 

Chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người!

(Vatican News 25.12.2021)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Thánh Cha chính thức công bố Sắc chỉ về Năm Thánh 2025 (10/05/2024 21:00:04 - Xem: 21)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sắc chỉ có tựa đề “Spes Non Confudit,” có nghĩa là “Niềm Hy vọng không làm thất vọng”.

Khảo sát cho thấy ĐTC Phanxicô được người dân Philippines rất tin tưởng (09/05/2024 21:41:34 - Xem: 145)

Đức Thánh Cha Phanxicô nổi lên như một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất của người dân Philippines; ngài nhận được sự ủng hộ từ 71% dân số.

Ngày 9/5 ĐTC Phanxicô sẽ công bố Sắc chỉ Năm Thánh 2025 (07/05/2024 21:32:12 - Xem: 327)

Ngày 9/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Chúa Lên trời, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh 2025.

Nguồn gốc Năm Thánh: Giữa lời ngôn sứ và thực tại. Giữa hồng ân và niềm hy vọng (07/05/2024 06:39:08 - Xem: 190)

Nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất của Năm Thánh là mở Cửa Thánh. Năm Thánh 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 24/12/2024

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 384)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 273)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 196)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 129)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 331)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 361)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7