Tâm linh - Tu đức

Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người

  • In trang này
  • Lượt xem: 583
  • Ngày đăng: 24/09/2023 07:28:39

SỰ CHO PHÉP CỦA CHÚA

TRƯỚC MỆT MỎI CỦA CON NGƯỜI

 

Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.

 

 

Có người từng hỏi Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu ngủ gật khi cầu nguyện có sai trái không. Ngài trả lời: “Tuyệt đối không. Một đứa bé dù ngủ hay thức đều làm cho cha mẹ vui lòng, có khi lúc ngủ nó còn làm cho cha mẹ vui lòng hơn!”

 

Đó là một câu trả lời nồng ấm, còn hơn cả dễ thương. Trong câu trả lời của Thánh Têrêxa, có một khôn ngoan mà hầu hết chúng ta đánh mất, đó là ý thức, Thiên Chúa hiểu tình trạng con người và cho chúng ta được phép thiêng liêng để làm con người, ngay cả trong những dấn thân thiêng liêng và quan trọng nhất của chúng ta.

 

Gần đây, điều này đã đánh động tôi qua một bài giảng. Một linh mục chân thành và tận tâm thách thức chúng ta, với ý niệm Thiên Chúa phải luôn là số một trong cuộc sống chúng ta. Như vậy thì tốt đẹp tất cả. Nhưng rồi cha chia sẻ, cha buồn lòng mỗi khi nghe mọi người nói kiểu: “Đi lễ chiều thứ bảy, cho xong cho rồi”. Hoặc khi người đi lễ nói: “Hôm nay nên làm lễ ngắn thôi, vì buổi trưa là trận đấu bắt đầu rồi”. Cha cho rằng những câu như thế để lộ sự yếu đuối nghiêm trọng trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. có đúng vậy không?

 

Có lẽ là có, có lẽ là không. Những câu như thế có thể nói lên sự lười biếng, ơ hờ về đường thiêng liêng hoặc có những ưu tiên sai lầm. Chúng cũng có thể là biểu hiện của mệt mỏi con người, rất bình thường và rất dễ hiểu, một mệt mỏi mà Thiên Chúa, Đấng tạo ra bản tính con người, cho chúng ta được phép cảm nhận.

 

Có thể, và thường xuyên, có một tâm thức ngây thơ về vị trí của nhiệt huyết và tinh thần cao trong đời sống chúng ta. Ví dụ, chúng ta hình dung một gia đình, với ý định tốt đẹp, quyết định để tăng tinh thần gia đình, mọi bữa ăn tối đều phải là bàn tiệc thịnh soạn, yêu cầu tất cả mọi người trong nhà phải tham dự và hăng hái suốt 90 phút. Chúc may mắn cho họ! Có ngày cách này sẽ tăng sự gắn kết, nơi bàn ăn mọi người sẽ nhiệt tình hăng hái, nhưng chẳng bao lâu sau, cách này sẽ không bền về mặt tinh thần cho mọi người, có một, hai người sẽ nói thầm “làm cho xong cho rồi”, hoặc “rút ngắn chút được không vì tối nay có trận bóng lúc 7 giờ”.  Cứ cho là chuyện này thể hiện một thái độ không hứng thú, nhưng khả năng cao hơn, nó chỉ là biểu hiện có lý do của một mệt mỏi bình thường.

 

Không ai trong chúng ta có thể duy trì tinh thần và nhiệt huyết mãi được. Và chúng ta cũng không được mặc định như thế. Cuộc đời chúng ta là cuộc chạy marathon đường dài chứ không chạy nước rút. Chính vì thế chuyện tốt đẹp, đôi khi chúng ta cần có những bữa tiệc lâu giờ và đôi khi chúng ta cũng cần những bữa ăn đơn giản, ăn vội miếng bánh mì thịt. Thiên Chúa và tự nhiên cho phép chúng ta đôi khi nói “làm cho xong cho rồi”, và đôi khi gấp gáp để khỏi hụt trận bóng.

 

Hơn nữa, ngoài chuyện đặt nặng sự mệt mỏi, thiếu năng lượng bình thường vẫn còn một chuyện khác, quan trọng hơn. Tinh thần nhiệt huyết hoặc thiếu tinh thần nhiệt huyết không nhất thiết phải mang ý nghĩa gì đó. Chúng ta có thể làm một việc gì đó, vì nó có hiệu quả với chúng ta, hoặc chúng ta có thể làm việc gì đó đơn giản chỉ vì nó có giá trị riêng, không liên quan đến cảm giác của chúng ta lúc đó. Nhưng chúng ta lại quá thường xuyên không hiểu chuyện này. Ví dụ, khi giải thích vì sao không còn dự các buổi phụng vụ ở nhà thờ nữa, người ta thường nói “nó chẳng có ý nghĩa gì với tôi”. Khi nói thế, cái họ không thấy là sự thật, việc cùng nhau ở trong nhà thờ, tự nó đã có ý nghĩa rồi, và nó không liên quan đến cảm giác của chúng ta lúc đó. Một buổi phụng vụ tự nó có ý nghĩa, cũng hệt như đi thăm mẹ già của mình. Bạn làm thế không phải vì bạn luôn háo hức về chuyện đó hoặc vì nó luôn đem lại cảm xúc tốt đẹp. Không. Bạn làm thế vì đó là mẹ của bạn, vì đó là điều mà Thiên Chúa, tự nhiên và sự trưởng thành yêu cầu chúng ta làm.

 

Bữa ăn gia đình cũng vậy. Bạn không nhất thiết phải ăn tối cùng cả nhà với một niềm hăng say. Bạn ăn tối với cả nhà vì đây là cách các gia đình duy trì đời sống chung. Sẽ có những lúc bạn tham dự với tinh thần cao và cảm kích sự quý báu của thời khắc đó và thời gian dài của bữa tối đó. Nhưng sẽ có những lúc, bất chấp bạn ý thức rất rõ rằng ở cùng nhau như thế này là việc quan trọng, nhưng bạn sẽ muốn làm cho xong cho rồi, hoặc liếc nhìn đồng hồ và nhẩm xem bao nhiêu phút nữa là vào trận bóng.

 

Vì thế, Kinh Thánh dạy chúng ta hãy tránh những bạn của ông Gióp. Về lời khuyên thiêng liêng trong lĩnh vực này, là hãy tránh những người mới nhập môn thiêng liêng, những người mộ đạo quá mức, những người ngây thơ về nhân học, những người đang hưởng tuần trăng mật, những người mới trở lại đạo, và ít nhất một nửa số nhà phụng vụ và người dẫn dắt việc thờ phượng. Sổ tay hướng dẫn đích thực cho hôn nhân không bao giờ là tác phẩm của hai người đang trong thời kỳ trăng mật, và sổ tay hướng dẫn đích thực cho cầu nguyện không bao giờ từ ngòi bút của người nghĩ rằng lúc nào mình cũng đầy tinh thần cao ngút. Hãy tìm người thầy đường thiêng liêng thách thức bạn đủ để giữ bạn tránh sự ích kỷ và lười biếng của mình, kể cả khi người đó cho bạn quyền thiêng liêng là được đôi khi mệt mỏi. Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.

 

Ronald Rolheiser

J.B. Thái Hòa dịch

 

 

 

Bài cùng chuyên mục:

Bình dân và học thuật (06/12/2023 13:37:30 - Xem: 64)

Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.

Bất lực cũng phong phú (23/11/2023 10:32:00 - Xem: 311)

Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách đầy cảm xúc, khi chính ý thức về sự tồn tại của Chúa cạn kiệt bên trong chúng ta.

Tình yêu vượt quá cái chết (18/11/2023 07:16:10 - Xem: 370)

Là tín hữu kitô, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho người chết. Không ngạc nhiên khi có kitô hữu khó chịu về điều này, phản đối rằng Thiên Chúa đâu cần chúng ta nhắc để yêu thương và tha thứ.

Suy nghĩ xấu (14/11/2023 07:26:52 - Xem: 356)

Chúng ta còn có “suy nghĩ xấu” theo những cách tinh vi hơn thế. Chúng ta còn giết nhau mỗi khi chiều theo những ảo tưởng tự đại, ảo tưởng mình là siêu sao, xuất chúng, hơn người.

Sức mạnh của từ ngữ (08/11/2023 08:35:34 - Xem: 395)

Chúng ta cần một tầm nhìn rộng, những biểu tượng cao cả và những ngôn từ phù hợp để biến cuộc sống bình thường, tưởng chừng như trần tục của chúng ta thành chất liệu của thơ ca và lãng mạn.

Một dạng nghèo khó tinh tế hơn (31/10/2023 07:24:23 - Xem: 568)

Chúa Giêsu đã hứa rằng trong đời sau, sẽ có sự đảo ngược, người đứng cuối sẽ đứng đầu, thì tôi mong là những người này,

Lối sống của chúng ta và hành tinh đang kiệt quệ (26/10/2023 14:45:02 - Xem: 531)

Nếu có người sống trong nghèo đói đến mức tê liệt cuộc sống, thì cũng dễ hiểu khi họ chặt cái cây cuối cùng hoặc bắt con cá cuối cùng, vì họ quá tuyệt vọng kiếm miếng ăn cho gia đình.

Bước vào Thánh Lễ qua Kinh thánh: Thánh lễ là gì? (23/10/2023 08:05:29 - Xem: 414)

Cử hành Thánh Thể thường được gọi là “Hy tế Thánh lễ”. Nhưng Thánh Lễ là một hy tế (sacrifice) theo nghĩa nào?

Nỗi cô đơn sâu thẳm nhất (20/10/2023 09:02:24 - Xem: 508)

Khao khát thâm sâu nhất của chúng ta là khao khát một người để ngủ cùng về mặt tinh thần, một tinh thần đồng điệu, một tri kỷ.

Quy phục tình yêu (16/10/2023 07:56:51 - Xem: 417)

Tại sao chúng ta đấu tranh với tình yêu? Tại sao chúng ta không quy phục tình yêu dễ dàng hơn? Mỗi người có một lý do độc nhất vô nhị riêng của mình.

  • Bài viết mới
    • Vòng Hoa Mùa Vọng

      Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...

    • Bình dân và học thuật

      Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B

      Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...

    • Đôi nét về Mùa Vọng

      Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...

    • Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?

      Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.

    • Linh mục, người của lòng thương xót

      Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...

    • Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại

      Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.

    • Khiêm nhường và Từ bi

      "Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...

    • Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B

      Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B

      Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...

    Câu chuyện chiều thứ 7