SCĐ CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM C
- In trang này
- Lượt xem: 2,323
- Ngày đăng: 18/07/2022 08:57:01
CHÚA NHỰT XVII THƯỜNG NIÊN
Năm C
CHỦ ĐỀ :
CẦU XIN
"Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện"
(Lc 11,1)
Sợi chỉ đỏ :
- Bài đọc I : Abraham cầu xin Chúa cho thành Sôđôma
- Đáp ca : Ca tụng Chúa đã nhậm lời cầu xin
- Tin Mừng : Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu xin.
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo "Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho". Chúa nói thế để khuyến khích chúng ta khi cần điều gì thì hãy cầu xin cùng Thiên Chúa một cách mạnh dạn, tin tưởng và kiên trì.
Trước hết chúng ta hãy xin Chúa tha thứ những tội lỗi của chúng ta, để chúng ta xứng đáng dâng Thánh lễ này lên Chúa.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Xin Chúa tha thứ vì trong tuần vừa qua chúng con đã không kính mến Chúa cho đủ.
- Xin Chúa tha thứ vì trong tuần vừa qua chúng ta đã nhiều lần lỗi đức bác ái với người khác.
- Xin Chúa tha thứ vì trong tuần vừa qua chúng con chưa chu toàn bổn phận của chúng con.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (St 18,20-32)
Vì dân thành Sôđôma phạm tội quá nhiều, Thiên Chúa cho Abraham biết Ngài sẽ cho lửa từ trời xuống thiêu huỷ thành này. Abraham đã mặc cả với Chúa rằng nếu trong thành có một số người công chính thì xin Chúa tha cho cả thành. Chúa đồng ý, và Abraham đã hạ dần con số những người công chính : từ 50 xuống 45, rồi 40, 30, 20 và 10. Rất tiếc là Abraham đã dừng lại ở đó, không dám xuống nữa.
Câu chuyện cho ta thấy 2 điều quan trọng : a/ Lòng thương xót của Chúa vì những người công chính mà sẵn sàng tha thứ cho những người tội lỗi ; b/ Thiên Chúa sẵn sàng nghe lời cầu xin của con người.
2. Đáp ca (Tv 137)
Ca tụng Thiên Chúa đã nghe lời cầu xin của con người.
3. Tin Mừng (Lc 11,1-13)
Chúa Giêsu dạy về cầu nguyện :
1. Nội dung phải cầu nguyện : Kinh Lạy Cha : Thời Chúa Giêsu, mỗi nhóm tín ngưỡng có một bài kinh riêng, đặc trưng của nhóm mình. Bài kinh mà Chúa Giêsu sắp dạy cũng là đặc trưng của Kitô giáo. Nét đặc trưng rõ nhất được thấy trong một từ chìa khoá lắp đi lặp lại rất nhiều lần, từ "Cha" : kitô hữu được làm con Thiên Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha.
Vì là một bài kinh rất ngắn gọn cho nên những điều được nói trong đó đều là những điều then chốt nhất. Nói cách khác, những lời xin trong bài kinh này cho ta biết những điều mà kitô hữu cần quan tâm nhất là gì :
a/ Đối với Chúa : sao cho người ta được biết Chúa ("Xin làm cho danh Cha vinh hiển") ; sao cho nhiều người gia nhập Nước Chúa ("triều đại Cha mau đến")
b/ Đối với chính bản thân mình : có lương thực hằng ngày, được Cha tha thứ và mình cũng biết tha thứ cho người khác, đừng sa chước cám dỗ.
2. Thái độ khi cầu nguyện : Phải kiên trì
Để minh họa cho thái độ kiên trì, Chúa Giêsu đưa dụ ngôn về "người bạn quấy rầy"
- "Quấy rầy" vì đến gõ cửa ban đêm để vay bánh : việc này khiến chủ nhà bị mất ngủ. Và nếu chủ nhà thức dậy thắp đèn lên, rồi lấy bánh, rồi mở cửa, rồi nói chuyện... thì sẽ làm cho vợ con của ông cũng mất ngủ luôn. Bởi thế, chủ nhà đã nói vọng ra lời từ chối. Nhưng người bên ngoài cứ vừa gõ cửa vừa kêu mãi.
- Nhưng người đứng bên ngoài ấy lại là một "người bạn". Bạn bè thì phải thương yêu nhau và tương thân tương trợ nhau, nhất là trong những khi gặp khó như trường hợp này.
Việc chủ nhà cuối cùng đã cho anh bạn vay bánh có thể vì một trong hai lý do : cho để khỏi bị quấy rầy nữa ; cho vì tình bạn. Theo cách diễn tả của dụ ngôn thì người đó đã làm vì lý do thứ nhất. Nếu làm vì lý do thứ hai thì việc cho sẽ có ý nghĩa hơn. Nhưng dù sao thì cuối cùng anh bạn đứng ngoài đã đạt được điều mình xin, và lý do là nhờ anh kiên trì.
Sau khi kể dụ ngôn, Chúa Giêsu lý luận theo kiểu a fortiori (huống chi) : người đời dù quen hành động theo lý do ích kỷ (để khỏi bị quấy rầy) thế mà cũng phải chịu thua sự kiên trì của người xin. Huống chi Thiên Chúa vốn tốt lành quen đối xử với chúng ta theo tình thương. Bởi thế nếu ai kiên trì cầu xin với Chúa thì chắc chắn sẽ được nhậm lời.
4. Bài đọc II (Cl 2,12-14) (Chủ đề phụ)
Thánh Phaolô giải thích những hiệu quả của bí tích Rửa tội :
- Giúp chúng ta chết đi cho con người cũ yếu hèn để sống lại thành con người mới kết hợp với Đức Kitô.
- Tha thứ mọi tội lỗi trước đây của chúng ta.
IV. GỢI Ý GIẢNG
* 1. Lời cầu xin của Abraham
Lời cầu xin của Abraham có nhiều điểm hay đáng chúng ta bắt chước :
- Ông không cầu xin cho bản thân mình, mà cho người khác, những người không phải là bà con hay bạn bè thân thích gì của ông cả.
- Ông không cầu xin cho những người đạo đức công chính, mà xin cho những người tội lỗi.
- Ông đã nại vào lòng thương xót của Chúa và vào "uy tín" của một số người công chính.
Nhưng có một điểm mà Abraham chưa làm gương cho chúng ta được. Đó là xem ra ông chưa tin tưởng hoàn toàn vào Chúa cho nên đã dừng lại ở con số 10 người công chính chứ không dám tiến xa hơn vào lòng thương xót vô biên của Chúa.
* 2. Xin, tìm và gõ
Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta hãy xin, hãy tìm và hãy gõ cửa. Nghĩa là đức tin của chúng ta phải là một hành động tích cực chứ không phải là một thái độ thụ động chỉ biết đợi chờ.
Tuy nhiên lắm khi vì tự phụ mà chúng ta không xin, nên chúng ta không nhận được ; lắm khi vì chúng ta lười biếng mà không tìm, nên chúng ta không gặp ; lắm khi vì chúng ta nhút nhát mà không gõ cửa nên không được mở cho.
Đừng thụ động ngồi chờ ơn Chúa như những quả sung từ trời rụng xuống. Hãy khiêm tốn, siêng năng và bạo dạn mà xin, mà tìm và gõ cửa. Nếu điều đó tốt cho chúng ta thì chắc chắn Thiên Chúa là Cha nhân hậu sẽ ban cho chúng ta.
* 3. Tại sao phải cầu xin cách kiên trì ?
Phải kiên trì khi cầu xin là để tăng thêm ước muốn của chúng ta, và cũng là để tăng thêm giá trị ơn Người sẽ ban. Nếu chúng ta không nhận được điều mình xin, thì không phải là Chúa không sẵn sàng ban ơn, nhưng có thể điều cầu xin ấy không mang lại ích lợi cho linh hồn chúøng ta, hoặc Người muốn dành cho chúng ta một ơn lớn lao hơn. Cho dù sự đáp trả của Chúa không như lòng chúng ta mong ước hay không đúng lúc chúng ta mong đợi, thì đó cũng là bởi sự khôn ngoan và lòng yêu thương của một người Cha đầy tình nhân ái.
* 4. Và chúa nói không
- Tôi xin Người lấy niềm kiêu hãnh của tôi đi. Và Người nói "không". Người nói việc lấy đi không phải do Người mà là tôi phải từ bỏ nó.
- Tôi xin Người làm cho đứa bé tật nguyền của tôi được lành lặn. Và Người nói không. Người nói tinh thần của tôi mới là tất cả, còn thể xác chỉ là nhất thời thôi.
- Tôi xin Người ban cho tôi sự kiên nhẫn. Và Người nói không. Người nói kiên nhẫn là một phó sản của nỗi gian nan khổ cực, không ban được mà phải tự kếm lấy.
- Tôi xin Người ban cho tôi hạnh phúc. Và Người nói không. Người nói Người ban cho tôi những lời chúc lành, hạnh phúc tuỳ thuộc nơi tôi.
- Tôi xin Người vứt bỏ nỗi đớn đau. Và Người nói không. Người nói khổ đau sẽ đưa con ra khỏi những lo toan trần thế và đưa con lại gần Ta hơn.
- Tôi xin Người làm cho tinh thần tôi phát triển. Và Người nói không. Người nói sẽ cho tôi sự sống để tôi vui hưởng tất cả mọi thứ.
- Tôi xin Người giúp tôi yêu thương những người khác nhiều như Người yêu tôi. Và Người nói : À, cuối cùng thì con cũng có một ý tưởng hay. (Tài liệu nước ngoài. Hải Lý dịch. Đăng trong tuần báo CgvDt, số 1147, ngày 1.3.1998)
* 5. Xin điều này được điều khác
Tôi xin Chúa cho tôi sức khoẻ để tôi có thể làm được những việc lớn lao - Ngài lại ban cho tôi sự yếu đuối để tôi làm mọi việc cách tốt hơn.
Tôi xin Chúa cho tôi giàu sang để tôi có thể sống hạnh phúc hơn - Ngài lại ban cho tôi sự nghèo nàn để tôi sống khôn ngoan hơn.
Tôi xin Chúa ban cho tôi quyền lực để được người đời xưng tụng - Ngài lại ban cho tôi sự mọn hèn để tôi ý thức cần đến Ngài hơn.
Tôi xin Chúa ban cho tôi mọi sự, nhờ đó tôi tận hưởng thú vui cuộc sống - Ngài lại ban cho tôi cuộc sống để nhờ đó tôi tận hưởng mọi sự.
Tuy tôi chẳng được tất cả những điều tôi xin, nhưng lại nhận được mọi thứ tôi cần. (Anon)
6. Chuyện minh họa
a/ Kiên trì
Một người đưa tin đến một lâu đài cũ kỹ và anh lấy búa gõ cửa. Không ai trả lời. Anh lại gõ và chỉ có tiếng vang dội lại. Nhưng anh biết có người trong nhà, anh nhìn thấy họ qua cửa sổ. Giận sôi lên, anh cầm búa và lấy hết sức giáng mạnh vào cửa hai ba chục lần.
Một khuôn mặt cau có ngó qua lỗ then cửa và lịch sự hỏi xem người khách muốn vào không.
Vị khách nói như mê sảng : "Này ông, tôi vào được không ? Chẳng lẽ ai muốn vào cũng phải gõ như tôi ?".
- Ồ, ông biết đấy : Có nhiều trẻ ở xung quanh đến đây, chúng gõ cửa một vài lần rồi bỏ chạy, nên chúng tôi biết là không cần để ý đến chúng. Nhưng khi nghe ông gõ cửa, tôi thực sự thấy ông muốn vào. Vì thế tôi ra mở cửa.
b/ Khiêm tốn
Ngày kia, thánh Clément Hofbauer đi xin đồ viện trợ cho các cô nhi. Ngài vào một quán ăn, có ba người đang đánh bạc, xin họ góp phần vào công việc từ thiện. Một người chửi bới, rồi nhổ vào mặt ngài.
Thánh nhân lặng lẽ rút khăn tay lau mặt và nhẹ nhàng nói : "Đó là phần ông cho tôi. Còn phần cho các cô nhi của tôi đâu ?"
Tay cờ bạc kinh ngạc đến thẹn thùng, rồi dốc túi đưa hết cho ngài.
V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
Chủ tế : Anh chị em thân mến, cầu nguyện là hơi thở, là sức sống, là linh hồn của đời sống người Kitô hữu. Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin Chúa giúp chúng ta biết cầu nguyện như Chúa đã dạy :
1. Hội thánh luôn khuyên nhủ con cái mình siêng năng cầu nguyện / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu biết chăm chỉ lắng nghe / và cố gắng thực hiện lời mời gọi tha thiết của Hội thánh / trong đời sống đức tin thường ngày.
2. Ngày nay / có một số Kitô hữu / đặc biệt là các Kitô hữu trẻ / cho rằng cầu nguyện không còn cần thiết nữa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết thảy mọi tín hữu hiểu rằng / cầu nguyện cần thiết cho đời sống đức tin / như dầu cần cho đèn.
3. Cầu nguyện trong gia đình rất quan trọng cho cuộc sống đức tin của người tín hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết mọi gia đình Công giáo / biết trung thành đọc kinh tối sáng mỗi ngày.
4. Chúa Giêsu dạy ta kinh Lạy Cha để cầu nguyện cùng Chúa Cha / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / vừa đọc vừa suy niệm / và sống theo tinh thần của lời kinh nguyện tuyệt vời này.
Chủ tế : Lạy Chúa, xin cho chúng con biết luôn cảm tạ Chúa là Đấng đã dựng nên chúng con và gìn giữ chúng con khỏi mọi sự dữ trong cuộc sống thường ngày. Chúng con cầu xin
Bài cùng chuyên mục:
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:44:45 - Xem: 837)
CHÚA LÀ VUA
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:38:16 - Xem: 330)
CHÚA LÀ VUA
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B -2024 (18/11/2024 08:33:57 - Xem: 232)
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:53:25 - Xem: 321)
CHÚA LÀ VUA
SCĐ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:37:02 - Xem: 204)
CHÚA LÀ VUA
CÁC BÀI SUY NIỆM CN 33 TN NĂM B- CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:42:17 - Xem: 1,060)
YÊU HẾT MÌNH - NGÀY TẬN THẾ
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 33, LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN = 2024 (11/11/2024 08:32:02 - Xem: 425)
CHẾT VÌ YÊU
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:27:24 - Xem: 261)
CHẾT VÌ YÊU
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CN LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 - CN 33 TN (11/11/2024 08:23:42 - Xem: 445)
CHẾT VÌ YÊU
SCĐ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 07:20:48 - Xem: 241)
CHẾT VÌ YÊU
-
Thứ Hai 25/11/2024 – Thứ Hai tuần 34 thường niên – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam.
- CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B....
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất