SCĐ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG NĂM B
- In trang này
- Lượt xem: 468
- Ngày đăng: 27/11/2023 07:46:09
Chủ đề :
Kêu xin và chờ mong Chúa đến
“Anh em hãy canh thức” (Mc 13,33)
Sợi chỉ đỏ :
– Bài đọc I (Is 63.16b-17.19) : Lời nguyện của ngôn sứ Isaia “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống”
– Đáp ca (Tv 79) : “Lạy Chúa tể càn khôn, xin đoái lại… Xin trở về thăm nom vườn nho cũ”
– Tin Mừng (Mc 13,33-37) : Đức Giêsu kêu gọi “Anh em hãy canh thức”
– Bài đọc II (1 Cr 1,3-9) : “Anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta mặc khải vinh quang của Ngài”.
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Khi thương ai thì người ta thích đến thăm người đó. Thiên Chúa rất yêu thương loài người nên rất thích đến thăm loài người.
Ngày xưa dân do thái đã chuẩn bị đón Chúa đến viếng thăm họ trong một mùa vọng dài hàng bao thế kỷ. Đáp lại, Thiên Chúa đã cho Đức Giêsu, Con Một của Ngài đến ở với họ và cứu chuộc họ.
Ngày nay, Chúa lại muốn đến viếng thăm chúng ta, để ban cho chúng ta vô vàn ơn thánh của Ngài. Chúng ta hãy tận dụng Mùa Vọng này để chuẩn bị tâm hồn cho Ngài đến thăm chúng ta.
II. Gợi ý sám hối
– Chúng ta không xứng đáng với Chúa vì đức tin của chúng ta càng ngày càng yếu đi theo dòng thời gian.
– Chúng ta cũng không xứng đáng với Chúa vì lòng mến của chúng ta ngày càng lạnh nhạt.
– Nếu bất ngờ Chúa đến kiểm tra, chắc Ngài sẽ thất vọng vì chúng ta không chu toàn những bổn phận Ngài giao.
III. Lời Chúa
- Bài đọc I: Is 63.16b-17.19
Đoạn này nằm trong phần thứ ba của sách Isaia (các chương 56-66). Các chuyên viên Thánh Kinh chưa nhất trí về thời gian soạn thảo của phần thứ ba này. Một số chuyên viên cho rằng phần này được soạn vào cuối thời kỳ dân do thái bị lưu đày bên Babylon.
Tình trạng bị lưu đày nơi đất khách quê người rất là khốn khổ. Nhưng vào cuối thời lưu đày, dân do thái đã ý thức rằng họ khốn khổ là do họ tội lỗi. Trong đoạn trích này, Isaia đã thay mặt dân bày tỏ 2 điều :
– Một mặt, thú nhận tình trạng tội lỗi của dân : “Chúng tôi đã luôn ở trong tình trạng tội lỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ”
– Mặt khác, nài xin Chúa đến để tha thứ và cứu thoát họ : “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”.
- Đáp ca: Tv 79
Cũng là một lời van xin Chúa đến. Mặc dù ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, nhưng dân do thái vẫn dám van xin Chúa đến. Cơ sở của lời kêu xin tin tưởng này là : bởi vì Israel chính là vườn nho mà Chúa đã trồng và là đoàn chiên do Ngài chăn dắt.
- Tin Mừng: Mc 13,33-37
Bài đọc Cựu Ước và bài Đáp ca nhắm tới việc Chúa đến lần thứ nhất (Đấng Messia đến). Còn bài Tin Mừng nhắm đến việc Chúa đến lần thứ hai (Đức Giêsu trở lại). Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu chỉ rõ thái độ cần phải có để chờ Chúa trở lại là Tỉnh thức sẵn sàng (như người đầy tớ thức chờ chủ về đột ngột giữa đêm khuya). Đức Giêsu cũng cho biết lý do tại sao phải tỉnh thức sẵn sàng : vì Ngài sẽ trở lại cách bất ngờ.
- Bài đọc II: 1 Cr 1,3-9
Sang tới thời Giáo Hội sơ khai.
Đối tượng của đoạn thư này là Giáo đoàn Côrintô, một cộng đoàn sinh động nhưng cũng gặp nhiều khó khăn nội bộ : chia rẻ, kiện tụng, luân lý suy đồi v.v.
Trước hết Thánh Phaolô nhắc họ nhớ biết bao ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Ngài muốn họ tự hiểu ngầm là trong hiện tại, họ đã không đáp lại xứng đáng những ân sủng đó. Và cũng một cách gián tiếp rất tế nhị, Ngài muốn họ tỏ ra xứng đáng hơn với những ân sủng đó, kiên trì trong những ân sủng ấy, để khi Chúa lại đến thì họ không có gì phải bị khiển trách.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Chờ đợi
Những giây phút chờ đợi là thời gian căng thẳng nhất nhưng cũng có ý nghĩa nhất. Những người yêu nhau chờ tới ngày cưới, cha mẹ chờ đứa con ra đời, gia đình chờ một người thân trở về, người lao động chờ công việc mình sinh kết quả… Trong cuộc sống hàng ngày, người ta luôn chờ đợi một cái gì đó. Khi không còn chờ gì nữa, không còn mong gì nữa thì đời kể như sắp chết.
Lịch sử Israel cũng là một cuộc chờ đợi. Chờ Đấng Messia đến thiết lập nền công chính trên trái đất này. Sự chờ đợi của Israel lên đến cao điểm khi họ bị lưu đày bên Babylon (Bài đọc 1).
Rồi Đấng Messia đã đến. Phải chăng không còn phải chờ đợi nữa ? Không, mỗi người vẫn còn phải chờ đợi, chờ cho sự công chính được hoàn thành nơi bản thân mình. Bởi đó, Đức Giêsu nói “Phúc cho ai đói khát điều công chính”. Đói khát điều công chính và chờ đợi công chính thực hiện chính là một mối phúc.
Mùa Vọng là thời gian chờ đợi : chờ Đức Giêsu đến thăm chúng ta vào dịp lễ Giáng sinh, và chờ Ngài đến với chúng ta mỗi ngày trong Bí tích Thánh Thể.
Chờ đợi như thế nào ? Bài Tin Mừng hôm nay dạy : chờ đợi bằng cách tỉnh thức và cầu nguyện.
* 2. Đất sét trong tay người thợ gốm
Bài đọc I dạy chúng ta một cách tỉnh thức chờ đợi rất hay : như miếng đất sét trong tay người thợ gốm.
Trong bài đọc I hôm nay, ngôn sứ Isaia đã nói lên một sự thật : “Chúng tôi là đất sét, Còn Chúa là người thợ gốm”. Sự thật này đã được sách Sáng thế nói lên ngay từ đầu (St 2,7). Kiểu diễn tả cụ thể của tác giả sách Sáng thế và của ngôn sứ Isaia có ý rằng : con người lệ thuộc Thiên Chúa.
Sự lệ thuộc chỉ toàn có lợi. Miếng đất sét chịu lệ thuộc bàn tay uốn nắn của người thợ gốm thì sẽ trở thành những vật dụng rất hữu ích, thậm chí thành những tác phẩm mỹ thuật rất đẹp.
Vậy, tỉnh thức và chờ đợi Chúa trong Mùa Vọng là làm như miếng đất sét trong tay người thợ gốm : ngoan ngoãn vâng theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, để cho Chúa uốn nắn mình thành những tác phẩm tuyệt vời đúng ý Chúa.
Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một em bé gái đang chơi banh để lọt vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh và mở lời làm quen :
– Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy ?
– Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
– Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói : có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thố lộ :
– Ông đang chờ đợi Chúa đến.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích :
– Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu cháu à !
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng :
– Ông chờ một dấu hiệu ư ? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu : mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười trẻ thơ, trong nước mắt người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông. Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm, vì Người luôn ở đó.
*
“Tất cả là hồng ân”. Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Điều quan trọng là chúng ta biết nhận ra đó là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn tất cả chỗ nào cũng là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc “Chúa đến viếng thăm”.
Bài Tin mừng đầu năm Phụng vụ hôm nay, nhắc nhở chúng ta dọn mình : đón nhận ơn Chúa trong mỗi giây phút hiện tại, chờ đón Chúa đến trong giờ chết, và trong ngày cánh chung của nhân loại.
Mùa Vọng là mùa của mong đợi. Mong đợi nào cũng làm cho con người mỏi mòn. Nhưng chính sự mòn mỏi đó càng làm cho cuộc gặp gỡ thêm nồng thắm hơn.
Thái độ cần phải có là hãy “tỉnh thức và cầu nguyện” để “nhận biết thời gian Chúa đến viếng thăm” (c.19,44). Nếu Chúa đã nhắn nhủ : “Hãy tỉnh thức, vì các con không biết giờ nào chủ sẽ về” thì không có lời khuyên nào khôn ngoan hơn lời Cha Charles de Foucauld : “Bạn hãy sống như bạn sẽ chết vào tối nay”.
Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng tương lai, nhưng đừng bao giờ quên mục đích cuối cùng là phải “gặp được Chúa”.
Nhưng có một sự thực này, nó rất thực, và đó là sự thực nhất trên đời là nếu chúng ta không thường gặp Chúa trong cuộc sống, thì chúng ta cũng sẽ không thể gặp Người vào giây phút cuối cuộc đời.
*
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết “tìm gặp Chúa” trong mọi ơn lành Chúa ban, trong các bí tích, trong các việc lành và trong người anh em, để chúng con sẽ gặp được Chúa trong ngày Chúa đến viếng thăm. Amen. (Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)
- Hãy thức dậy đi
Người ta nói rằng tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ tín đồ. Tuy nói thế là không đúng, nhưng sở dĩ có người nói thế một phần cũng là do chúng ta : nhiều người trong chúng ta chỉ coi tôn giáo là một nơi an ủi (chỉ đến với Chúa khi gặp chuyện buồn phiền) và một chỗ bảo hiểm an toàn (đọc kinh cầu nguyện để được Chúa che chở, cứu nguy). Họ đến nhà thờ để tìm kiếm những chuyện siêu nhiên (phép lạ, ơn đặc biệt) trong khi quá lơ là với những trách nhiệm trần thế. Đạo như thế đúng là thuốc phiện và người giữ đạo như thế đúng là người đang ngủ.
Hãy đọc kỹ lại bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đâu có bảo chúng ta ngủ, đâu có bảo chúng ta đừng làm việc. Trái lại Ngài bảo chúng ta luôn tỉnh thức làm việc. Kitô hữu giống như những đầy tớ mà Chúa là chủ đã giao cho mỗi người một việc và Ngài sẽ trở về bất cứ lúc nào để xem họ có đang làm việc đàng hoàng hay không.
Thế nhưng con người hay buồn ngủ và thường ngủ gật. Trong việc sống đạo cũng thế. Sau đây là một số lý do :
– Quen lờn về tội : “Điều gì thường xảy ra thì được coi là bình thường”. Thường phạm tội hay thường thấy người khác phạm tội nên quen lờn không còn thấy bị cắn rứt nữa. Bài đọc I nói đó là “lương tâm đã trở nên chai đá”. Lương tâm con người thời nay đã chai đá (đã “ngủ gật”) trước những tội phạm đến công bình, đến tính dục, “không còn biết kính sợ Chúa nữa”.
– Lười biếng cầu nguyện. Bài đọc I nói “không còn ai kêu cầu danh thánh Chúa nữa”.
– Cảm thấy như Chúa đi đâu xa. Bài đọc I nói “Chúa đã ẩn nấp không cho chúng tôi thấy Chúa nữa”. Bài Tin Mừng thì nói Chúa như “ông chủ đi xa, để nhà cửa lại”.
Dù bởi lý do nào đi nữa, điều cần thiết là mỗi người hãy biết rằng mình đang mê ngủ, hoặc ít ra là đang ngủ gà ngủ gật. Vì thế, mỗi người hãy đáp lại tiếng Chúa gọi “Hãy thức dậy đi”.
- Ngủ mê trong thói quen
Tất cả chúng ta, chỉ trừ những đứa trẻ, đều không nhiều thì ít sống theo thói quen. Người ta nói rằng chúng ta sống một nửa cuộc đời phần sau dựa vào những thói quen đã có từ nửa cuộc đời phần trước. Như thế thật có lợi cho những ai đã tập được những thói quen tốt, tuy nhiên cũng thật tai hại cho những ai đã nhiễm phải những thói quen xấu.
Một việc được lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành thói quen, khi đó người ta sẽ làm việc đó một cách rất dễ dàng và còn khéo léo nữa. Có thể nói thói quen là bản năng thứ hai của con người.
Tuy nhiên cứ làm theo thói quen riết rồi người ta sẽ trở thành một chiếc máy vô hồn, không ý thức mình đang làm gì nữa, không suy nghĩ, không tâm tình.
Nếu bạn để một con nhái vào một bình nước nóng, nó sẽ lập tức phóng ra ngay. Nhưng nếu bạn để nó trong một bình nước lạnh, rồi đun nóng lên từ từ. Con nhái không cảm thấy gì lạ cả nên cứ ở yên trong đó. Vì nó đã quen dần nên không thấy nguy hiểm gì cả. Muốn nó nhảy ra thì cần phải lấy một cái gì đó chọc vào nó.
Với thời gian, cuộc sống đạo của chúng ta dần dần trở thành thói quen. Nhiều việc đã không còn ý thức, huống chi nhiều thói xấu đã bám rễ dần dần. Ước gì Mùa vọng là một cú chọc mạnh khiến chúng ta giật mình ý thức lại và sửa đổi cho tốt hơn.
- Hy vọng và cuộc sống
Người ta nói rằng bao lâu còn sống thì còn hy vọng
Tuy nhiên, đúng hơn phải nói : bao lâu còn hy vọng thì còn sống.
– Hy vọng là sức mạnh
– Nó chiếu sáng những trái tim chán chường
– Nó kích thích ý muốn sinh tồn
– Nó là trợ tá đắc lực cho các bác sĩ
– Nó là khiên thuẫn che chở những thất bại
– Nó hồi sinh những lý tưởng và làm mới những ước mơ
Bao lâu còn hy vọng thì bấy lâu không tình huống nào là bất khả.
Mùa Vọng là thời gian cho chúng ta hy vọng
Và Đức Kitô chính là hy vọng của chúng ta. (Viết theo Flor McCarthy)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế : Anh chị em thân mến, hôm nay vào Mùa Vọng, Hội thánh muốn nhắc cho ta nhớ rằng Chúa sắp đến, chúng ta phải tỉnh thức. Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện :
1/ Chúng ta cầu xin cho Hội thánh thực sự là cộng đoàn luôn tỉnh thức / để chu toàn trách nhiệm Đức Giêsu đã trao phó là làm chứng về tình yêu của Chúa / và hết lòng phục vụ con người.
2/ Chúng ta cầu xin cho các nhà cầm quyền trên thế giới luôn tỉnh thức để chu toàn trách nhiệm của mình / là cộng tác với nhau để xây dựng một thế giới trong công lý hòa bình, và chia sẻ giúp đỡ nhau.
3/ Chúng ta cầu xin cho những người ngủ mê trong tội lỗi / giả điếc làm ngơ với trách nhiệm của mình trong gia đình và trong đất nước / biết tỉnh thức để trở về với bổn phận của mình.
4/ Chúng ta cầu xin cho cộng đồng xứ đạo chúng ta luôn tỉnh thức / để giúp nhau từ bỏ thói xấu, say sưa trễ nải / và sẵn sàng đón tiếp Chúa đến.
Chủ tế : Lạy Đức Giêsu, Chúa đã trao cho mỗi người chúng con một trách nhiệm trong gia đình, trong họ đạo, trong đất nước, và dạy chúng con phải tỉnh thức… Xin Chúa giúp chúng con luôn tỉnh thức để chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI.Trong Thánh lễ
– Kinh Tin Kính : Trước câu “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng con, Người đã từ trời xuống thế”, có thể tạm dừng và đọc lại một lời của Isaia trong bài đọc I : “Ước chi Ngài xé trời mà ngự xuống”
– Trước Kinh Lạy Cha : Ngôn sứ Isaia đã ví : “Chúng tôi là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm”. Phần Đức Giêsu, Ngài cho chúng ta biết thêm Thiên Chúa chính là Cha chúng ta. Vậy chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời kinh Lạy Cha do chính Đức Giêsu dạy.
– Sau Kinh Lạy Cha : “Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, nhất là sự dữ nào làm cho chúng con không thấy được mặt Cha. Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Xin Cha giúp chúng con luôn tỉnh thức để đón rước Con Cha sắp đến. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp…”
VII. Giải tán
Chúa là người chủ nhà, giao cho chúng ta là tôi tớ mỗi người một việc. Anh chị em hãy trở về mỗi người lo chu toàn công việc của mình trong tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúc anh chị em bình an.
Bài cùng chuyên mục:
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:44:45 - Xem: 606)
CHÚA LÀ VUA
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:38:16 - Xem: 227)
CHÚA LÀ VUA
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B -2024 (18/11/2024 08:33:57 - Xem: 197)
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:53:25 - Xem: 138)
CHÚA LÀ VUA
SCĐ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:37:02 - Xem: 145)
CHÚA LÀ VUA
CÁC BÀI SUY NIỆM CN 33 TN NĂM B- CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:42:17 - Xem: 1,050)
YÊU HẾT MÌNH - NGÀY TẬN THẾ
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 33, LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN = 2024 (11/11/2024 08:32:02 - Xem: 421)
CHẾT VÌ YÊU
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:27:24 - Xem: 258)
CHẾT VÌ YÊU
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CN LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 - CN 33 TN (11/11/2024 08:23:42 - Xem: 419)
CHẾT VÌ YÊU
SCĐ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 07:20:48 - Xem: 241)
CHẾT VÌ YÊU
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất