Quy phục tình yêu
- In trang này
- Lượt xem: 1,128
- Ngày đăng: 16/10/2023 07:56:51
QUY PHỤC TÌNH YÊU
Tại sao chúng ta đấu tranh với tình yêu? Tại sao chúng ta không quy phục tình yêu dễ dàng hơn? Mỗi người có một lý do độc nhất vô nhị riêng của mình...
Có lẽ mọi lời mời gọi của Chúa Giêsu với chúng ta có thể gói gọn trong một từ: quy phục. Chúng ta cần quy phục tình yêu.
Nhưng vì sao quy phục lại khó khăn đến thế? Chẳng phải đó là điều tự nhiên nhất trên đời sao? Chẳng phải khát khao sâu thẳm nhất của chúng ta là tìm được tình yêu và quy phục tình yêu đó sao?
Đúng là vậy, khát khao sâu thẳm nhất của chúng ta là quy phục tình yêu, nhưng chúng ta có những kháng cự bẩm tại trong việc để cho bản thân quy phục. Có một vài ví dụ như thế này:
Ở bữa tiệc ly trong Phúc âm Thánh Gioan, khi Chúa Giêsu cố rửa chân cho ông Phêrô, Ngài đã gặp phải sự chống cự kiên quyết – “Không đời nào! Không đời nào con để cho thầy rửa chân cho con!” Nhưng oái oăm thay, có lẽ chính ông Phêrô lại mong mỏi có một thân thiết như thế với Chúa Giêsu hơn bất kỳ điều gì. Nhưng khi Chúa Giêsu muốn làm thì ông lại kháng cự.
Một ví dụ khác ở trong những đấu tranh của cố linh mục Henri Nouwen. Ngài là một trong những ngòi bút thiêng liêng nhiều thiên tư nhất của thế hệ chúng ta và được mến mộ rộng khắp. Ngài đã xuất bản hơn 50 quyển sách, một giáo sư được nhiều người theo học (với biên chế ở cả đại học Harvard và Yale), ngày nào cũng có người mời ngài đi diễn thuyết khắp thế giới, và ngài có rất nhiều bạn thân.
Nhưng giữa sự nổi tiếng và ngưỡng mộ, giữa nhiều bạn bè yêu mến, ngài lại không thể để cho mình thật sự cảm nhận tình yêu này, rằng mình được yêu hay đáng được yêu. Thay vào đó, trong suốt cuộc đời ngài, ngài đấu tranh với nỗi lo âu sâu sắc làm cho ngài nghĩ rằng mình không đáng được yêu. Có lần cảm nhận này làm cho ngài bị trầm cảm. Và suốt cuộc đời trưởng thành của ngài, dù được chung quanh bao phủ tình thương, nhưng ngài lại bị ám ảnh mình không được yêu, không xứng đáng được yêu. Hơn nữa, ngài là người vô cùng nhạy cảm, muốn quy phục tình yêu hơn bất kỳ điều gì. Điều gì đã kìm hãm ngài?
Theo lời ngài, thì ngài bị khiếm khuyết do một vết thương sâu xa mà ngài không thể gọi tên và không thể buông bỏ. Trong hầu hết cuộc đời trưởng thành của ngài, chuyện đúng là như thế. Cuối cùng, ngài cũng đã giải phóng mình khỏi vết thương sâu xa này và quy phục tình yêu. Tuy nhiên, ngài phải trải qua một trải nghiệm cận tử đầy đau đớn mới được như vậy. Một sáng nọ khi đứng quá gần đường cao tốc ở trạm xe buýt, ngài bị kính chiếu hậu của một chiếc xe van chạy qua đụng phải và văng ra xa. Được đưa đến bệnh viện cấp cứu, ngài đã trải qua mấy tiếng đồng hồ để giành giật sự sống. Khi ở trong tình trạng này, ngài có một trải nghiệm rất sâu sắc về tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mình. Khi hồi tỉnh và trở lại cuộc sống bình thường, ngài đã thay đổi hoàn toàn. Sau trải nghiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho mình, cuối cùng ngài đầu hàng trước tình yêu của con người theo cách mà trước trải nghiệm cận tử đó ngài không thể làm. Mọi quyển sách ngài viết sau đó đều ghi dấu sự biến đổi này về tình yêu.
Tại sao chúng ta đấu tranh với tình yêu? Tại sao chúng ta không quy phục tình yêu dễ dàng hơn? Mỗi người có một lý do độc nhất vô nhị riêng của mình. Đôi khi, chúng ta có một tổn thương sâu xa làm chúng ta cảm thấy mình không đáng được yêu. Nhưng đôi khi sự chống cự của chúng ta không liên quan đến tổn thương cho bằng do chúng ta vô thức đấu tranh với tình yêu mà chúng ta khắc khoải kiếm tìm. Và đôi khi, cũng như ông Giacóp trong Thánh Kinh, chúng ta vô thức vật lộn với Thiên Chúa (là Tình yêu) và do đó vô thức đấu tranh với tình yêu.
Trong câu chuyện ông Giacóp vật lộn cả đêm với một người, chúng ta thấy trong cuộc giao tranh này, ông không ý thức được mình đang đánh nhau với Thiên Chúa và tình yêu. Trong đầu ông nghĩ mình đang vật nhau với một kẻ địch mà ông cần chinh phục. Cuối cùng, khi màn đêm nhường chỗ cho ánh sáng, ông thấy được mình đang vật nhau với ai, và đã làm cho ông kinh ngạc bàng hoàng. Ông nhận ra mình đã vật nhau với tình yêu. Nhận ra như thế, ông không đấu tranh nữa, mà ôm lấy người ông đã giao đấu, nài nỉ: “Tôi sẽ không để ngài đi, nếu ngài chưa chúc phúc cho tôi!”
Đây là bài học cuối cùng mà chúng ta cần học trong tình yêu: Chúng ta vật lộn vì tình yêu bằng hết tài năng, trí khôn và sức mạnh của mình. Cuối cùng, nếu may mắn, chúng ta sẽ thức tỉnh. Một ánh sáng, thường là thảm bại đến tàn phế, cho chúng ta nhìn thấy khuôn mặt thật của người mà chúng ta đang giao đấu, và chúng ta nhận ra đây không phải là điều mà chúng ta cần chinh phục, đây chính là tình yêu mà chúng ta khao khát quy phục.
Với nhiều người chúng ta, đây sẽ là sự thức tỉnh lớn lao trong đời, sự thức tỉnh trước sự thật rằng với mọi tham vọng và trù tính để chúng ta chứng tỏ cho người khác thấy mình xứng đáng và đáng được yêu như thế nào, chúng ta vô thức chiến đấu với chính tình yêu mà chúng ta vô cùng mong muốn quy phục. Và thường là như ông Giacóp trong Kinh thánh, chúng ta cần bị đánh bại, bị tàn phế thì mới nhận ra rằng điều chúng ta đang giao chiến thật ra là điều mà chúng ta muốn quy phục.
Và đây là quy phục chứ không phải từ bỏ, đây là điều mà chúng ta đem lại cho mình thay vì là nó đánh bại chúng ta.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Bánh và Rượu (26/11/2024 08:39:30 - Xem: 214)
Bánh và rượu tạo nên một tổng thể cân bằng cho cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó. Trên thực tế, khi chủ tế dâng bánh và rượu, thì đây là những gì đang được nói: Lạy Chúa, những gì con dâng lên Chúa hôm nay là tất cả những gì có trên thế gian này.
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 175)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 443)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 235)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 302)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 301)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 255)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 296)
Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?
Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 467)
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 447)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
-
+ Chúa Nhật 08/12/2024 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C. – Dọn đường cho Chúa.
08/12 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm C.
- Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
- Thứ Sáu đầu tháng, tuần 1 mùa...
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất