Niềm hy vọng - Chìa khóa sống tốt mùa dịch
- In trang này
- Lượt xem: 4,543
- Ngày đăng: 24/08/2021 18:41:52
Dịch bệnh Covid 19 không còn là chuyện mới – xảy ra gần 2 năm rồi; không còn là chuyện đơn lẻ - lan tràn toàn các châu lục; và ai ai cũng “dính dáng” để trở thành nạn nhân của cơn đại dịch này.
Tất cả những điều sơ lược vừa nêu đã phát họa cho chúng ta một bức tranh không được sáng sủa, không có nhiều tín hiệu lạc quan với cơn dịch bệnh lần này. Hệ quả là tạo nên nơi dân chúng một tâm trạng bất an, lo sợ, gây ức chế, buồn phiền, chán nản...
Khởi đi từ CÁI NHÌN LƯƠNG THIỆN, khi đối diện với cơn đại dịch chúng ta tìm học được những bài học thú vị giúp mỗi người “lớn hơn” trong suy nghĩ và cách sống:
- Phong tỏa khu vực, khu dân cư, dừng tất cả mọi hoạt động: Nhờ vậy mà môi trường sống sạch hơn, không khói không bụi làm cho bầu trời trong xanh hơn, không tiếng ồn, không xả rác bừa bãi... bài học gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Phải ở nhà: Để ở gần những người thân, có điều kiện để chăm sóc, gần gũi, sẻ chia... Điều này lâu nay bị bỏ quên vì công việc, vì cuộc sống xã hội: Bài học biết yêu thương, biết trao ban, biết gìn giữ và bảo vệ mái ấm gia đình.
- Biết trân quý điều đang có: Trong hoàn cảnh thiếu thốn, hạn chế của việc giãn cách (phong tỏa), chúng ta có bài học tiết kiệm, không hoang phí, biết chắt chiu, trân trọng những gì mình đang có hôm nay: tiền bạc, thực phẩm, rau xanh, điện, nước... biết dùng thời giờ để học thêm, để trau dồi kỹ năng cuộc sống…
- Phòng bệnh, chống dịch: Bài học biết giữ gìn, tự chăm sóc sức khỏe, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục nâng cao sức khỏe... lâu nay bị xem nhẹ trong đời thường.
- Biết tương thân tương ái: Thật vậy, cơn dịch bệnh này đã khơi dậy nơi chúng ta tình yêu thương, sự quan tâm và lòng quảng đại, biết cho đi với người thân cận; và bài học ý thức cộng đồng là biết sống vì người khác “một người nhiễm bệnh, cả xóm bị phiền”...
- Biết hy sinh – dấn thân: Đây là hình ảnh của những người chống dịch tuyến đầu: các y bác sĩ, các người trách nhiệm tuyến đầu, các thiện nguyện viên... nếu không phải vì lý tưởng của nghề nghiệp, nếu không phải vì ý nghĩa thiêng liêng của sự bác ái, của lòng từ bi đối với đồng bào... thì chắc nhiều người đã rút lui, đã bỏ cuộc. Bài học của sự dấn thân quên mình, biết hy sinh vì người khác...
- Biết nhìn thấy - biết suy tư: Nhìn hình ảnh các bệnh nhân tử vong và thấy được sự mong manh của phận người. Trái với lối sống thực dụng hiện nay, cơn đại dịch đã đánh thức lương tri, đã thúc đẩy mỗi người suy nghĩ lại cuộc sống, cách sống của mỗi người để tìm cho mình được ý nghĩa sống trong cuộc đời hiện tại.
- Bài học sống Đức tin của các Kitô hữu: Lòng tin kính đối với Thiên Chúa, sự trung thành trong cách sống đạo, đang được các tín hữu đem ra thực hành trong hoàn cảnh khó khăn của thời dịch bệnh này. Sống đạo cách linh hoạt và sống động trong thời kỳ giãn cách, sống đạo trong việc thực thi bác ái, biết quên mình khi đi phục vụ tha nhân nơi cách ly và bệnh nhân tại tâm dịch. Niềm cậy trông, lòng tín thác vào Thiên Chúa ngay trong những ngày chống chọi với dịch bệnh vẫn được nâng đỡ bằng những thánh lễ trực tuyến, những bài giảng, bài viết, những buổi cầu nguyện trực tuyến khắp nơi nhằm bổ dưỡng đức tin, động viên tinh thần cho các tín hữu trong cơn dịch bệnh...
Xem ra trong cơn đại họa, chúng ta cũng thấy có nhiều điểm son, điều tốt để rút tỉa cho cuộc sống.
Vậy là ĐẸP rồi, vậy là CÓ ĐIỂM SÁNG, vậy là chúng ta vẫn đón nhận được NIỀM VUI và có NHIỀU HY VỌNG khi chống chọi với cơn đại dịch này.
“Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm” Câu nói này thật đúng với chúng ta trong lúc này, tại đây…
Cầu chúc bình an cho mọi người, mọi nhà…
Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta…
Lm. Lê Văn La Vinh – Dòng Đa Minh
Nguồn: daminhvn.net (21.8.2021)
Bài cùng chuyên mục:
Thư mục vụ năm 2025 của HĐGMVN gửi cộng đồng Dân Chúa (20/09/2024 12:13:10 - Xem: 81)
Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa với chủ đề: “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Sau đây là nguyên văn Thư mục vụ năm 2025 của Hội đồng Giám mục Việt Nam:
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Biên bản Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 (20/09/2024 10:51:35 - Xem: 77)
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, giáo phận Phan Thiết, từ ngày 16 đến 20 tháng 9 năm 2024.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Phan Thiết (20/09/2024 05:46:08 - Xem: 176)
Lúc 06g30 ngày 20/9/2024, Thánh lễ mừng Kim khánh Giáo phận Phan Thiết sẽ được diễn ra tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
HĐGMVN: Ngày III - Hội nghị thường niên kỳ II/2024 (20/09/2024 05:37:27 - Xem: 87)
Hội nghị đã lắng nghe chia sẻ thông tin từ Uỷ ban Giáo dục và các góp ý mục vụ hướng đến Năm Thánh 2025.
Video Nghi thức làm phép Linh Đài Đức Mẹ Tàpao & Đêm diễn nguyện (20/09/2024 05:30:22 - Xem: 43)
Vào lúc 16g00 ngày 19/9/2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, sẽ làm phép Linh đài Đức Mẹ Tàpao
HĐGMVN: Ngày II - Hội nghị thường niên kỳ II/2024 (19/09/2024 05:20:21 - Xem: 328)
Hội nghị đã lắng nghe Đức TGM Marek Zalewski, Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, chia sẻ thông tin của Toà Thánh và trao đổi một số nội dung cần thiết với Hội đồng Giám mục Việt Nam.
HĐGMVN: Ngày thứ I: Hội nghị Thường niên kỳ II/2024 (18/09/2024 05:33:50 - Xem: 336)
Hội nghị đã dành ngày thứ nhất cho các nội dung nghị sự: sứ vụ loan báo Tin Mừng, Năm Thánh 2025: cử hành và mục vụ.
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị Thường niên kỳ II/2024 (17/09/2024 19:36:45 - Xem: 187)
Mở đầu phiên họp khai mạc, Đức Tổng Giám mục Chủ tịch HĐGM đã mời gọi quý Đức cha cầu nguyện và lưu tâm đến anh chị em đang gánh chịu hậu quả bão lũ
Chào đón các Giám mục Việt Nam đến dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (17/09/2024 07:16:36 - Xem: 475)
Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), kéo dài từ ngày 16 đến ngày 20/9/2024.
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (15/09/2024 09:34:26 - Xem: 285)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
-
Thứ Bảy 21/09/2024 – Thứ Bảy tuần 24 thường niên – THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. – Đứng dậy, đi theo Chúa.
THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
- Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung...
- Thứ Năm tuần 24 thường niên.
-
Độc thân – Nên nói gì đây?
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ...
-
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho...
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học