Những người bạn đồng hành đức tin thực sự của chúng ta là ai?
- In trang này
- Lượt xem: 523
- Ngày đăng: 27/05/2024 21:12:17
NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH
ĐỨC TIN THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA LÀ AI?
Ai là bạn đồng hành đức tin thật sự của tôi? Những người cuồng tín hèn hạ đang chiến tranh vì Chúa Giêsu, vì chính nghĩa, hay những linh hồn hiền lành bị gán mác mơ hồ hay “thời đại mới”?
Tôi làm việc và thường xuyên đi lại trong các nhóm của giáo hội, tôi thấy hầu hết những người ở đây đều trung thực, tận tâm, và sốt sắng giữ đức tin của mình. Họ không phải là những người đạo đức giả đi lễ. Nhưng điều làm tôi cảm thấy khó chịu, đó là nhiều người trong chúng ta có thể có ác ý, cay đắng, phán xét khi bảo vệ những giá trị mà họ yêu quý.
Cố linh mục Henri Nouwen là người đầu tiên nêu lên vấn đề này khi ngài đau buồn bình luận, trong số những người cay đắng và bị thúc đẩy bởi ý thức hệ mà ngài quen biết, có không ít người nằm trong các nhóm ở nhà thờ, các nơi mục vụ. Trong các nhóm này, gần như hầu hết họ giận dữ về một chuyện gì đó. Thêm nữa, trong các nhóm này, quá dễ để hợp lý hóa chuyện này chuyện kia nhân danh tính ngôn sứ, xem đó là nhiệt tâm công chính vì chân lý và luân lý của mình.
Đa số hoạt động theo cách: vì tôi thực sự quan tâm đến vấn đề công lý, giáo hội hay luân lý, tôi có thể thách thức cho một số mức độ tức giận, chủ nghĩa tinh hoa và phán xét tiêu cực. Vì tôi có thể hợp lý hóa cho lý do của tôi, dù là về giáo lý hay luân lý, nó quá quan trọng đến mức nó biện minh cho ác ý của tôi. Nói như thế có nghĩa là tôi có quyền được lạnh lùng và gay gắt, vì đây là một chân lý quan trọng.
Và thế là chúng ta biện minh cho ác ý bằng cách khoác lên tấm áo ngôn sứ, nghĩ rằng mình là chiến binh cho Thiên Chúa, cho chân lý và luân lý, trong khi thực ra, chúng ta cũng đang đấu tranh dữ dội như thế trước những vết thương, bất an và nỗi sợ của chính chúng ta. Vì thế chúng ta thường nhìn vào người khác, thậm chí nhìn vào toàn bộ những giáo hội khác với những con người chân thành đang cố sống Tin mừng, nhưng chúng ta lại không thấy được những gì họ đang đấu tranh để theo Chúa Giêsu như chúng ta, chúng ta chỉ thấy “những người lầm lỗi, những người theo chủ nghĩa tương đối nguy hại, những dân ngoại của thế hệ mới, đóm lửa tàn của tôn giáo”, hay nhẹ nhàng nhất là “những linh hồn lạc lối tội nghiệp”. Hiếm khi chúng ta nhìn dạng phán xét này đang nói gì về chính chúng ta, về sức khỏe tâm hồn và việc đi theo Chúa Giêsu của chúng ta.
Xin đừng hiểu lầm ý tôi: Chân lý thì không tương đối, các vấn đề luân lý thì quan trọng, và chân lý đúng đắn cũng như luân lý đúng đắn thì luôn mãi bị vây hãm và luôn cần được bảo vệ. Không phải mọi phán xét về đạo đức đều được tạo ra ngang nhau, và với mọi giáo hội cũng thế.
Nhưng sự thật này không áp chế mọi sự khác và cho chúng ta cái cớ để hợp lý hóa ác ý. Chúng ta phải bảo vệ chân lý, bảo vệ những người không thể tự vệ, và chúng ta phải trung thành với các truyền thống trong giáo hội của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ có chân lý và luân lý đúng đắn thì không làm chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Vậy điều gì mới làm chúng ta thành môn đệ của Chúa Giêsu?
Điều làm chúng ta thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, đó là việc sống trong Thần Khí của Ngài, trong Chúa Thánh Thần, và đây không phải là chuyện mơ hồ hay trừu tượng. Nếu muốn tìm một công thức duy nhất để xác định ai là Kitô hữu ai không, thì chúng ta phải đọc lại chương 5 Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Galat. Trong đoạn này, ngài nói chúng ta có thể sống theo tính xác thịt hoặc sống theo Thần Khí.
Chúng ta sống theo tính xác thịt khi chúng ta sống trong cay đắng, phán xét người anh em, bè phái và không biết tha thứ. Khi những thói xấu này định hình cuộc sống, thì chúng ta không được tự lừa dối mình, nghĩ mình đang sống trong Thần Khí.
Ngược lại, chúng ta sống trong Thần Khí khi cuộc sống chúng ta sống trong bác ái, vui vẻ, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Nếu những điều này không định hình cuộc sống chúng ta, thì dù chúng ta có nhiệt tâm vì chân lý, giáo lý hay công lý, thì chúng ta không nên nuôi ảo tưởng mình đang sống trong Thần Khí Thiên Chúa.
Nói thế này có lẽ rất ác, nhưng không nói có lẽ còn ác hơn: đôi khi tôi thấy những người theo thuyết Nhất Thể hay phong trào Thời Đại Mới (những người thường bị các giáo hội khác xem là mơ hồ và không biết đứng lên vì bất kỳ điều gì) lại có bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục và nhân hậu hơn những người trong chúng ta đang mạnh mẽ đứng lên vì một số vấn đề luân lý nào đó trong giáo hội, đến mức trở nên ác ý và thiếu bác ái khi chìm trong những xác quyết đó.
Về lựa chọn muốn ai là người anh em của mình, hoặc sâu sắc hơn, ai là người tôi muốn sống đời với họ, thì đôi khi chúng ta lại mâu thuẫn trong lựa chọn. Ai là bạn đồng hành đức tin thật sự của tôi? Những người cuồng tín hèn hạ đang chiến tranh vì Chúa Giêsu, vì chính nghĩa, hay những linh hồn hiền lành bị gán mác mơ hồ hay “thời đại mới”? Xét cho cùng, ai là người sống trong Thần Khí hơn?
Tôi nghĩ, chúng ta cần phải tự phê phán hơn nữa về sự giận dữ của mình, về những lời phán xét gay gắt, tinh thần ác ý, bài xích, khinh thị của mình với các con đường luân lý và giáo hội khác. Như tác giả T.S. Eliot từng nói: Cám dỗ tận cùng, cũng là phản bội lớn nhất, đó là làm điều đúng đắn nhưng lại sai lý do. Có lẽ chúng ta có chân lý và luân lý đúng đắn, nhưng sự giận dữ và những lời phán xét gay gắt của chúng ta nhắm đến những người không cùng chung luân lý và chân lý, có lẽ chính đó là điều làm chúng ta phải đứng ngoài nhà của Cha, như người anh của người con hoang đàng, cay đắng về lòng thương xót của Thiên Chúa và cay đắng với những người được Thiên Chúa thương xót, khi những người này có vẻ không xứng đáng.
Ronald Rolheiser
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 68)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 292)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 176)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 267)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 261)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 228)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 276)
Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?
Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 437)
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 414)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 845)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất