Tâm linh - Tu đức

Những mối quan hệ chưa trọn

  • In trang này
  • Lượt xem: 796
  • Ngày đăng: 29/09/2023 07:28:07

NHỮNG MỐI QUAN HỆ CHƯA TRỌN

 

Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ là của chúng ta...

 

 

Một người bạn trị liệu tâm lý của tôi chia sẻ câu chuyện sau: Một phụ nữ trong tâm trạng khá sầu thảm tìm đến ông. Chồng của bà vừa chết vì đau tim. Ông chết đột ngột vào thời điểm không phù hợp nhất. Họ kết hôn đã ba mươi năm và trong những năm tháng này, mối quan hệ của họ chưa từng bị khủng hoảng nặng nề. Thế mà vào ngày chồng bà chết, họ đã cãi nhau về một vấn đề rất quan trọng và đã leo thang đến mức họ thốt những lời ác ý cay độc với nhau. Kích động và giận dữ, chồng của bà lao khỏi phòng, ông nói ông đi mua sắm, và rồi ông đột quỵ trên đường ra xe. Chúng ta dễ hiểu vì sao bà suy sụp, vì cái chết đột ngột của người bạn đời, nhưng nhất là vì những lời cuối cùng họ nói với nhau. Bà than thở, “suốt bao nhiêu năm qua, chúng tôi đã yêu thương nhau, để rồi chẳng có lý do gì chúng tôi lại cãi vã nhau và có những lời cuối cùng chúng tôi nói với nhau!”

 

Nhà tâm lý học mở đầu với lời khôi hài phần nào có chủ đích. Ông nói: “Ông ấy thật tệ khi làm như thế với bà! Khi chết kiểu đó!” Rõ ràng, ông không lên kế hoạch cho cái chết của mình, nhưng thời điểm chết của ông lại quá bất công với vợ, như thể nó làm cho bà phải mang mặc cảm tội lỗi suốt đời, chẳng có cách nào để xóa bỏ.

 

Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý chuyển sang một kiểu khác. Ông hỏi bà: “Nếu bà được gặp chồng bà trong năm phút, bà sẽ nói gì với ông?” Không chần chừ, bà trả lời ngay: “Tôi sẽ nói với ông, tôi rất yêu ông, trong bao nhiêu năm, ông đã tốt với tôi biết chừng nào và chuyện giận dữ của chúng tôi trong giây lát, xét cho cùng chỉ là khoảnh khắc vô lý quá đáng, nó chẳng là gì so với tình yêu của chúng tôi.”

 

Khi đó nhà tâm lý học mới nói: “Bà là người có đức tin, bà tin vào sự hiệp thông các thánh, chồng bà đang sống và hiện diện với bà lúc này, thế tại sao bà không nói tất cả những lời này với ông ngay đi. Chưa quá muộn để giải bày hết những tâm tình đó với ông đâu!”

 

Nhà tâm lý học đúng. Chẳng bao giờ là quá muộn! Chẳng bao giờ là quá muộn để nói với những người thân đã qua đời về cảm giác thực sự của mình dành cho họ. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ là của chúng ta trong quan hệ và chẳng bao giờ là quá muộn để nói lên những lời cảm kích, trân trọng, tri ân mà lẽ ra chúng ta phải nói khi họ còn sống.  Là kitô hữu, chúng ta được an ủi vô cùng khi biết rằng chết chưa phải là hết, biết rằng chẳng bao giờ là quá muộn.

 

Và chúng ta vô cùng cần sự an ủi đó, cần cơ hội thứ hai đó. Dù là ai, chúng ta luôn bất toàn trong những quan hệ của mình. Chúng ta không thể lúc nào cũng thể hiện được những gì đáng phải thể hiện với người mình yêu thương, đôi khi chúng ta nói lên những câu giận dữ và chua cay hằn học với người khác, chúng ta phản bội lòng tin bằng đủ kiểu khác nhau, và hầu như chúng ta thiếu sự trưởng thành và tự tin để xác nhận, mà đáng lẽ chúng ta phải dành cho người mình yêu thương. Không ai trong chúng ta tốt cho đủ. Khi thần học gia Karl Rahner nói, trong cõi đời này,  không ai trong chúng ta là không có kinh nghiệm của bản “giao hưởng không trọn vẹn”, ý cha muốn nói đến việc không ai trong chúng ta có được ước mơ trọn vẹn trong các quan hệ quan trọng nhất của mình, không ai trong chúng ta tốt cho đủ. Chúng ta không thể không đôi khi gây thất vọng cho nhau.

 

Xét cho cùng, tất cả chúng ta yêu thương người mình thương theo những cách chẳng khác gì người phụ nữ mất chồng trong câu chuyện trên, với những chuyện còn dang dở, với những thời điểm không đúng lúc. Luôn có những điều đáng phải nói mà chưa nói, luôn có những điều đáng ra không được nói nhưng đã nói.

 

Nhưng chính vì thế mới cần đức tin kitô giáo của chúng ta. Chúng ta không phải là những người duy nhất gặp khó khăn. Và thời điểm Chúa Giêsu chết, rõ ràng các môn đệ đã mất tất cả. Thời điểm xảy ra chuyện đó thật xấu. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là một chuyện không hay trong tâm thức nhiều người trong một thời gian dài. Nhưng, lúc này, là kitô hữu, chúng ta không tin, trong đời luôn có cái kết có hậu, cũng không tin, chúng ta luôn mãi bất toàn trong đời.  Đúng hơn, chúng ta tin rằng sự viên mãn trong đời và hạnh phúc sẽ đến với chúng ta nhờ chuộc lại những gì đã sai lầm, ít nhất là với những gì đã sai lầm vì sự bất toàn và yếu đuối của ta.

 

Tác giả G.K. Chesterton đã nói, kitô giáo đặc biệt vì kitô giáo tin vào hiệp thông các thánh, “đến kẻ chết cũng có lá phiếu.” Họ không chỉ có lá phiếu mà thôi. Họ vẫn nghe được những gì chúng ta nói với họ.

 

Thế nên, nếu chúng ta mất đi một người thân yêu trong hoàn cảnh vẫn còn khúc mắc, vẫn còn căng thẳng cần xoa dịu, khi đáng ra chúng ta phải quan tâm hơn, khi mình trách mình vì chưa từng thể hiện đủ sự trân trọng và tình cảm đáng phải có, những lúc như thế, chúng ta nên biết, vẫn chưa quá muộn. Tất cả vẫn có thể làm được!

 

Ronald Rolheiser

J.B. Thái Hòa dịch

Bài cùng chuyên mục:

Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta (12/09/2024 08:43:22 - Xem: 230)

Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi và phán xét nhiều hơn trước đây.

Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích (30/08/2024 08:39:48 - Xem: 426)

Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa về phía mình;

Sự cho phép thiêng liêng để ở trong thống khổ (19/08/2024 08:00:37 - Xem: 530)

Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy. Hơn nữa, chúng ta có thể học ở Chúa Giêsu, đau buồn và than khóc trong cuộc sống không hẳn là sai trái.

Điều gì định hình nên tâm hồn con người? (13/08/2024 07:42:28 - Xem: 387)

Rất nhiều người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu bắt nguồn từ cách nuôi dạy chúng ta, nhưng dù sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.

Con đường ít ai đi (08/08/2024 07:09:13 - Xem: 536)

Tôi sẽ chọn con đường nào? Đôi khi là con đường này, đôi khi là con đường kia; dù tôi biết con đường nào Chúa Giêsu đang mời tôi.

Chúng ta được ban cho điều gì để gánh vác? (04/08/2024 08:14:38 - Xem: 354)

Mỗi chúng ta đến với thế giới này với ơn gọi của Chúa trao ban. Về bản chất, điều này khá dễ xác định. Một cách đơn giản, tất cả chúng ta được gọi để yêu Chúa và yêu nhau.

Hướng dẫn ngắn gọn để nuôi dưỡng tình bằng hữu với Chúa Thánh Thần (21/07/2024 09:07:42 - Xem: 457)

Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong tâm hồn chúng ta, dù Ngài thường bị cho là trừu tượng, không thể đến gần được.

Giữ ngày Sabát  (15/07/2024 08:49:54 - Xem: 146)

Dành ưu tiên cho gia đình và cho các mối quan hệ. Vào cuối ngày, cuộc sống là của gia đình, của tình bạn, của các mối quan hệ, một sự thật dễ dàng bị lu mờ và mất đi trong áp lực của cuộc sống hối hả. Ngày Sabát mang chúng ta về lại sự thật này, ít nhất một tuần một lần.

Mất người thân yêu vì tự tử (15/07/2024 07:50:45 - Xem: 490)

Một người mẹ mất con vì tự tử đã viết: “Ý chí muốn cứu mạng ai đó không tạo được sức mạnh để ngăn chặn cái chết.”

Lời khuyên của Thánh Lu-i Gonzaga để giữ tâm hồn trong sạch (11/07/2024 07:32:14 - Xem: 681)

Vượt lên đam mê và giữ gìn tâm hồn trong sạch là một việc khó khăn, đặc biệt trong thế giới siêu tính dục, nhưng qua cuộc đời của Thánh Lu-i Gonzaga, ngài có thể giúp chúng ta.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7