Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm
- In trang này
- Lượt xem: 1,107
- Ngày đăng: 29/11/2022 05:46:11
Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài. Nếu không thực thi thì đừng nên khấn hứa, nó sẽ tốt hơn cho ngươi”
Ecc 5: 34
1. Thế nào là sự tín nhiệm?
Một người sống tín nhiệm là người trở thành chỗ dựa cho niềm tin tưởng của người khác. Sở dĩ bạn trở thành người đáng tín nhiệm khi bạn biết giữ điều đã tuyên hứa hay tuyên khấn dù rằng cuộc sống vẫn có những khó khăn rình rập. Như một lẽ thường tình, người ta sẵn sàng đặt niềm tin tưởng nơi một người đáng tín nhiệm. Họ có thể tin cậy bạn, nếu khi hoàn cảnh cho phép, rằng bạn sẽ thực thi công việc đó. Vì họ tin tưởng bạn sẽ thực hiện điều bạn đã nói nếu không bị hoàn cảnh khách quan ngáng trở.
Người đáng tín nhiệm sẽ khởi sự và hoàn thành công việc được yêu cầu với sự cố gắng nỗ lực hết sức của mình. Họ được người khác biết đến nhờ chính sự quả quyết, tin cậy, chân thành và nhờ sự trung thành với lời hứa. Như vậy, mọi người có thể đặt niềm tin tưởng nơi họ.
2. Tại sao cần thực hành sự tín nhiệm?
Những cam kết và lời hứa sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự tín nhiệm trong cuộc sống này. Nếu một người sống thiếu sự tín nhiệm thì những lời hứa được đặt để nơi môi miệng họ sẽ luôn ở trong nguy cơ bị lãng quên lúc nào không hay. Chúng ta sẽ chẳng trông chờ được điều gì từ nơi những con người như thế! Một nỗi buồn chán và thất vọng bao trùm khi chúng ta nghĩ về họ. Kết cục là chẳng biết đến bao giờ người khác mới có thể an tâm về những người như thế khi có những việc liên quan tới họ.
Trái lại một người sống tín nhiệm sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc cho niềm tin của người khác vì họ trung thành với lời hứa. Nếu bạn sống được như vậy, người khác không cần phải bận tâm hay giám sát để xem bạn có thực hiện điều mình đã hứa hay không.
Nếu có sự tín nhiệm tồn tại trong các mối tương giao thì con người cảm thấy thoải mái vì biết rằng lời hứa được thực hiện. Trong các mối tương quan như thế từng thành viên trở thành những người đáng tin cậy để lắng nghe sự thật, để thi hành bổn phận, để nỗ lực hết mình. Một người tín nhiệm là một người bạn tốt nhất mà ta có.
3. Cách thực hành lòng tín nhiệm
Cách thực hành lòng tín nhiệm là bạn hãy ngưng lại và suy nghĩ trước khi đưa ra một lời hứa, để đảm bảo rằng bạn thực sự muốn thực hiện điều đó và nó nằm trong tầm tay của mình.
Sự tín nhiệm có được trong cách bạn giữ lời hứa với người khác hoặc với chính mình. Bạn quyết định giữ lời hứa chứ không phải chỉ hứa hờ. Một khi đã hứa, bạn bắt tay vào việc và tìm ra những điều cản lối mình nếu có. Những rào cản bạn có thể gặp trong khi thi hành công việc có thể là sự phân tán, sự mệt mỏi hay vì chính công việc trở nên khó khăn hơn bạn nghĩ!
Một khi đã sống tín nhiệm thì việc trung thành lời hứa trở thành phương châm sống của bạn. Bạn tiếp tục công việc không ngại những khó khăn xảy đến vì nó thực sự quan trọng với bạn. Quan trọng hơn, sự trung thành ấy chính là mực thước để đong đo mức độ tín nhiệm của bạn!
Một người tín nhiệm phản ứng thế nào khi?
- Mẹ bạn nói mang tiền đến trả cho một cửa hàng?
- Bạn được nghe kể một chuyện tế nhị và họ không muốn thêm một ai khác biết chuyện này?
- Bạn hứa làm việc nhà nhưng bị phân tán vì chương trình Truyền hình hay sách báo?
- Có người yêu cầu bạn thực hiện công việc vượt quá khả năng của mình?
- Bạn làm việc nhà nhưng không thích nó?
4. Dấu hiệu sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Suy nghĩ trước khi hứa và đảm bảo là mình có thể thực hiện
- Nhớ điều bạn đã hứa
- Thực hiện những gì bạn đã hứa
- Tiếp tục thực hiện điều đã hứa dẫu cho dọc đường thấy những điều khác thú vị hơn
- Đừng để điều gì ngăn cản bạn thực hiện điều đã hứa
- Hoàn thành việc bạn đã hứa
Hãy cố gắng khi:
- Hứa mà không cần suy nghĩ
- Quên điều bạn hứa
- Hứa quá nhiều việc ngoài khả năng của bạn
- Chần chừ khi khởi sự một công việc bạn đã hứa
- Bị phân tâm
- Bỏ cuộc trước khi hoàn thành điều mình đã hứa
Khẳng định:
Tôi là người sống tín nhiệm. Tôi giữ lời hứa và những điều tôi đã nói ra. Tôi đáng để người khác tin cậy.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 742)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 991)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,282)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 1,567)
“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 1,804)
“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,239)
“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,484)
“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,366)
Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 1,373)
Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

Nhân đức trong Gia đình: Khéo léo (25/10/2022 07:37:22 - Xem: 1,161)
Khéo léo là cách bạn nói lên sự thật nhưng không quấy rầy hay xúc phạm người khác. Đó là cách bạn biết điều gì nên nói và điều gì không nên.
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê