Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm
- In trang này
- Lượt xem: 1,359
- Ngày đăng: 17/01/2023 08:01:47
“Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em. Hãy trao cho họ tình yêu thương, sự quan tâm và những suy nghĩ tốt lành.”
Trích trong bài viết của ABDU’L BAHA
1. Thế nào là sự lưu tâm?
Lưu tâm là quan tâm đến người khác và cảm xúc của họ. Đó là việc xét xem hành động của bạn có ảnh hưởng gì tới người khác hay không và xét xem người khác đang suy nghĩ như thế nào.
Sự lưu tâm chính là sự chu đáo. Đó là để ý đến người khác, đến những điều họ thích và không thích; sau đó, làm những gì mang lại niềm vui cho họ.
Lưu tâm là coi trọng mọi người như nhau, xem mọi người như chính mình, cả với những người bạn thích và không thích. Khi bạn có một sở thích khác biệt, sự lưu tâm nhắc nhở rằng bạn đừng cố thuyết phục người khác: họ sai còn bạn đúng. Bạn tôn trọng cảm xúc của họ. Như vậy,sự lưu tâm khiến bạn luôn suy nghĩ tới nhu cầu của người khác.
2. Tại sao cần thực hành sự lưu tâm?
Khi hành xử ích kỷ và không có sự lưu tâm, bạn sẽ làm tổn thương người khác. Nếu bạn không quan tâm đến người khác thì họ cũng sẽ hành xử với bạn như vậy. Bạn có thể mở nhạc với âm lượng lớn làm cho người khác phiền lòng; bạn có thể làm điều gì đó cản trở hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
Không có sự lưu tâm, mọi người dễ cãi vả, bởi vì họ cảm thấy nhu cầu của họ bị làm ngơ. Khi bạn lưu tâm đến họ, mọi việc sẽ trở nên yên bình hơn.
Khi biết lưu tâm đến người khác, mọi người cảm thấy họ thật quan trọng với bạn, bởi vì bạn suy xét về họ trước khi hành động và kiểm tra để chắc rằng mọi sự diễn ra đúng như bạn mong đợi. Khi bạn bắt đầu sống lưu tâm đến người khác thì họ cũng bắt đầu làm như bạn. Đó thực là một sự đồng điệu!
3. Cách thực hành sự lưu tâm
Sự lưu tâm bắt đầu bằng việc bạn chú ý tới những hành động của mình xem nó ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bạn nhận ra rằng họ có thể thích hoặc không thích. Sau đó, bạn xem xét đến cảm xúc của họ.
Khi bạn sống lưu tâm, bạn hành động như thể người khác cũng quan trọng như bạn. Sự lưu tâm khiến bạn đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Điều này có thể làm tổn thương hoặc quấy rầy một ai đó không?” Nếu câu trả lời là có thì bạn sẽ sáng tạo cách hành động để có thể thực hiện công việc của mình trong khi vẫn tôn trọng người khác.
Một số cách thực hành cụ thể: bước đi nhẹ nhàng khi một ai đó đang đọc sách, đợi sự cho phép để đặt câu hỏi nếu họ đang bận, lên kế hoạch để có mặt đúng giờ cùng ăn tối với gia đình hoặc có mặt đúng lúc để cho thú cưng thức ăn.
Sống lưu tâm cho bạn một cảm giác rằng bạn đang mang hạnh phúc tới cho người khác. Khi muốn trao cho ai một món quà, bạn suy nghĩ kỹ xem món quà ấy có làm họ vui lòng không. Nếu ai đó bị ốm, bạn mang cho họ một ly nước hoặc kéo tấm chăn đắp giùm họ; ban trao cho họ một vài cử chỉ yêu thương. Nếu ai đó buồn, bạn đặt mình trong hoàn cảnh của họ và nghĩ xem bạn cần gì từ một người bạn trong hoàn cảnh này.
Một người biết lưu tâm đến người khác sẽ làm thế nào nếu…
- Người thân đang buồn vì bị ốm và phải nằm một chỗ?
- Bạn và bố mẹ có những sở thích âm nhạc khác nhau, bạn nên mở âm lượng ở mức độ nào?
- Sắp tới sinh nhật của một người bạn thân?
- Bạn bước vào cổng trường và nhận ra có một ai đó đang đứng ngay sau lưng bạn?
- Bạn vừa từ trường về và bà của bạn đang nghỉ?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của người khác
- Thấy rằng quan điểm của người khác cũng quan trọng như của bạn
- Dành thời gian và suy nghĩ xem hành động của bạn ảnh hưởng thế nào tới người khác
- Giữ thinh lặng khi người khác đang tập trung hoặc đang nghỉ ngơi
- Đặt mình trong hoàn cảnh của người khác
- Quan tâm, chú ý tới người khác
- Nghĩ tới những việc nhỏ bé có thể mang đến niềm vui cho người khác
Hãy cố gắng nếu:
- Làm việc mà không cần biết người khác bị ảnh hưởng thế nào
- Chẳng cần biết anh em của mình thế nào cho tới khi họ bực tức
- Làm việc theo cách bạn muốn. Mong người khác điều chỉnh theo suy nghĩ của mình nếu họ không thích
- Tin rằng chỉ mình bạn mới quan trọng
- Phớt lờ sinh nhật hoặc quên những dịp cần trao quà cho người khác
Khẳng định:
Tôi là một người lưu tâm đến người khác. Tôi luôn suy nghĩ để hành động của tôi không ảnh hưởng tới người khác. Tôi luôn bận tâm về những điều có thể mang đến niềm vui cho người khác.
Nguyên bản: The Family Virtues Guide: Simple Ways to Bring Out the Best in Our Children and Ourselves
Tác giả: Linda Kavelin Popov
Dịch giả: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 1,552)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,850)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 2,046)
“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 2,453)
“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,260)
“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,393)
“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,748)
“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,613)
Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 2,047)
Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

Nhân đức trong Gia đình: Khéo léo (25/10/2022 07:37:22 - Xem: 1,219)
Khéo léo là cách bạn nói lên sự thật nhưng không quấy rầy hay xúc phạm người khác. Đó là cách bạn biết điều gì nên nói và điều gì không nên.
-
Cầu nguyện như một tín hữu kitô
Chúng ta được yêu cầu hãy đều đặn cầu nguyện cho thế giới nhờ thiên chức linh mục được truyền cho chúng ta trong phép rửa.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về...
-
Trái tim con trong trái tim Chúa.
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và...
-
Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa...
-
Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng...
-
Sơ Vọng – Vọng Sợ
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...
-
Đừng thủ thế
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.
-
Để lớn lên trong sự thánh thiện
Các “Hoa trái của Thần Khí” dù đã được ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải theo dạng tĩnh, mà chúng ta vẫn cần phải góp phần mình để...
-
Tấm lòng thảo hiếu
Con sẽ không bao giờ biết đêm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ. Mẹ yêu con, con trai.”
-
Chú mèo không có miệng
-
Người chồng mù
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin