Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy
- In trang này
- Lượt xem: 1,234
- Ngày đăng: 22/11/2022 16:39:32
“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”
Trích sách Đại Phẩm
1. Thế nào là lòng trông cậy?
Trông cậy là có đức tin. Đó là cách bạn tin tưởng và đặt niềm tin nơi một con người hoặc một vấn đề. Trông cậy là tin rằng sự thật sẽ đến mà không cần phải điều khiển hay cố công làm cho nó thành hiện thực, giống như bạn tin rằng mặt trời sẽ mọc sáng ngày hôm sau mà không cần phải nhúng tay vào.
Tin cậy vào người khác là tin rằng người đó sẽ thực hiện điều họ nói mà không phải nhắc nhở họ. Tin vào chính mình là khi bạn có niềm tin vào khả năng bản thân để có thể lớn lên và trưởng thành.
Khi phải trải qua những kinh nghiệm đau thương trong cuộc sống niềm trông cậy trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, trông cậy không có nghĩa là bạn mong chờ một cuộc sống dễ dàng hơn.
Trông cậy là tin chắc chắn trong sâu thẳm tâm hồn rằng có những ân huệ hay bài học từ chính những điều đơn giản của cuộc sống, và rằng Tình yêu Chúa luôn ở trong bạn. Niềm trông cậy như vậy cho bạn cảm nhận mình không còn cô độc.
2. Tại sao cần thực hành sự trông cậy?
Không có sự trông cậy con người ta phải luôn bận tâm kiểm soát mọi thứ để nó có thể xảy ra. Khi sự kiểm soát trở nên không thể thì bạn bắt đầu lo lắng. Hãy tưởng tượng xem bạn có thể có được một đêm yên giấc không nếu trong lòng đầy những lo lắng; giả như bạn không thực hiện việc này thì chuyện gì sẽ đến hay cả những lo lắng ngớ ngẩn như công việc không thực hiện được thì mặt trời sẽ không ló vào rạng đông ngày hôm sau?
Mối lợi của việc biết đặt niềm tin tưởng nơi người khác là bạn sẽ cảm nhận trong mình một sự tự do để tập trung vào những thứ mà mình cần. Tin như vậy, bạn không phải tốn công sức vào việc lo lắng cho những điều người khác đang thực hiện.
Tin vào chính mình là một phần quan trọng trong tiến trình trưởng thành của bạn. Nếu bạn không tin vào chính mình, không tin vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân thì những sai lầm sẽ trở thành mối bận tâm liên tục của bạn và mất đi động lực để cố gắng.
Trông cậy vào Thiên Chúa, tin tưởng Ngài hướng dẫn bạn theo nẻo chính đường ngay là đón nhận và bước theo sự hướng dẫn đó.
3. Cách thực hành lòng trông cậy?
Trông cậy là sẵn lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, vào chính mình và vào người khác với một niềm tin cơ bản rằng mọi sự sẽ đâu vào đấy, bạn cộng tác phần mình giúp cho sự việc được hoàn thành.
Lòng trông cậy sẽ giúp bạn quẳng đi mọi gánh nặng của sự âu lo và sợ hãi. Lòng trông cậy vào Chúa trong hoàn cảnh khó khăn hay đau buồn củng cố niềm tin của ta rằng có một lý do tốt đẹp cho biến cố này và rằng nó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn hay học được điều gì mới. Lòng trông cậy giữ bạn tránh khỏi nóng lòng nhưng kiên nhẫn đợi chờ cho tới khi sự việc đến đúng thời hạn. Thay vì lo lắng, bạn để cho sợ hãi chạm đến mình rồi tạm biệt chúng, giống như chiếc lá rơi xuống dòng nước và từ từ trôi đi.
Niềm tin tưởng nơi lời hứa của người khác cho bạn sức mạnh để đi bước trước và lên kế hoạch dựa trên lời hứa ấy, mà không nhắc nhở, không la rầy hay cố gắng để điều khiển họ.
Những người thường không giữ lời hứa hoặc điều cam kết thì họ không đáng được chúng ta tin cậy. Thật ngớ ngẩn khi ta tin vào họ, họ chẳng đáng đâu! Chỉ có thể tin họ khi nào những con người đó chọn thay đổi cách sống để trở nên tín nhiệm hơn.
Một người có lòng trông cậy thì thế nào?
- Bạn có khó khăn trong mối tương quan với bạn bè?
- Một người bạn hứa với bạn một điều?
- Bạn đắt đầu lo lắng rằng trời sẽ mưa khi các bạn đi picnic?
- Một người đã đánh mất đồ đạc của bạn nay lại muốn mượn bạn một đĩa nhạc hay?
- Bạn đắt đầu thấy sợ hãi khi có điều không tốt xảy đến?
- Bạn phạm một sai lầm?
4. Dấu hiệu sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Tin rằng bất cứ điều gì xảy đến đều có những lợi ích
- Rút ra bài học và ân huệ trong chính những kinh nghiệm đau thương
- Để cho lòng trông cậy đánh đuổi lo sợ trong bạn
- Biết rằng bạn đã cố gắng hết sức
- Tin tưởng người khác
- Không la rầy, lo lắng hay cố gắng để kiểm soát người khác
Hãy cố gắng khi:
- Để cho nỗi sợ hãi xâm chiếm cuộc sống bạn
- Lo lắng về những điều đã xảy ra
- Không tin vào chính mình vì đã phạm sai lầm
- La rầy hoặc cố để kiểm soát người bạn đang tin tưởng
- Tin tưởng người có dấu hiệu cho thấy họ không đáng
- Không thể tha thứ cho người đã trở nên đáng tin
Khẳng định:
Tôi trông cậy vào Chúa rằng luôn có điều tốt đẹp trong những biến cố đến trong cuộc sống. Tôi không cần phải kiểm soát người khác. Tôi để cho mọi lo lắng và sợ hãi ra khỏi mình. Tôi cảm thấy bình an và tôi biết rằng mình không cô độc.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 705)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 957)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,248)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 1,529)
“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 1,762)
“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,097)
“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,479)
“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,361)
Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 1,359)
Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

Nhân đức trong Gia đình: Khéo léo (25/10/2022 07:37:22 - Xem: 1,154)
Khéo léo là cách bạn nói lên sự thật nhưng không quấy rầy hay xúc phạm người khác. Đó là cách bạn biết điều gì nên nói và điều gì không nên.
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 MC năm A
Nói là sự sống mới vì sự sống cũ của ta đang bị chôn chặt dưới nấm mồ của buồn sầu, nghi nan, thất vọng, vì lo chạy theo vật chất, tiền...
-
Mùa Chay dẫn đến sự chữa lành như thế nào?
Tại sao mùa Chay lại đặt ra một mối nguy thực sự cho vương quốc tối tăm? Bởi lẽ, đây là thời điểm tập trung vào cầu nguyện, thống hối và...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới
Đức tin Công giáo nói gì về cuộc sống trần gian này? Và người Công giáo cần phải sống với thái độ nào?
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê