Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung
- In trang này
- Lượt xem: 2,042
- Ngày đăng: 15/11/2022 05:44:22
“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”
Cl 3:13
1. Thế nào là lòng khoan dung?
Lòng khoan dung là khả năng biết đón nhận điều khác biệt với mong ước của bạn. Lòng khoan dung giúp bạn dễ dàng bỏ qua khi ai đó chọc giận mình.
Người ta thường thấy khó khăn khi phải chịu đựng những thay đổi không mong muốn trong công việc nhưng người có lòng khoan dung thì sống linh động nên cảm thấy nó dễ dàng hơn. Họ quan trọng hóa vấn đề hoặc đơn giản nổi nóng chỉ vì trời quá nóng, vì quá ồn ào hay quá im lặng, vì điều gì đó kéo dài. Một người có lòng khoan dung sẽ không mong muốn người khác suy nghĩ, nhìn nhận, hành động giống như mình. Trái lại, họ đón nhận những khác biệt, bỏ qua những sai lỗi, trước tiên với những người trong gia đình mình.
Lòng khoan dung giúp bạn có khả năng để chỉ ra đâu là điều quan trọng và điều nào không. Bạn cho thấy mình kiên nhẫn và tha thứ khi người khác phạm sai lầm và đón nhận điều không thể thay đổi trong vui tươi.
2. Tại sao cần thực hành?
Người sống thiếu lòng khoan dung không thể chịu đựng được những điều xảy đến ngoài mong muốn và suy nghĩ của họ. Họ có thể chỉ trích, phàn nàn, kết án người có liên quan vì đã thực hiện những công việc họ không thích hoặc có thể chỉ vì khác biệt với họ. Thêm vào đó, họ cố công để thay đổi người khác mà không màng đến những thiếu sót của mình. Họ gặp khó khăn trong việc tha thứ nên cuộc sống của họ hầu như không hạnh phúc. Họ làm khổ mình và bắt những người quanh mình cũng phải chịu chung nỗi bất hạnh đó.
Lòng khoan dung cho chúng ta sức mạnh để gắn bó với hoàn cảnh sống dẫu cho đó là việc không mấy dễ dàng. Chính khi phải cố gắng để thích nghi với hoàn cảnh bạn trở nên linh động hơn.
Lòng khoan dung tạo ra trong những ai chấp nhận sống chung với nó sức mạnh giúp cho người ấy tồn tại và trưởng thành. Họ có thể nhân danh tình yêu hay tình bạn mà tha thứ và bỏ qua cho những ai gây điều phiền toái cho họ. Sống như vậy, họ cho mình cơ hội trở về với nội tâm của mình vì đó là điều họ hằng khao khát chứ không phải bị ai ép buộc. Lòng khoan dung không cho phép con người sống tách biệt nhau.
3. Cách thực hành
Lòng khoan dung cung cấp cho bạn sự kiên nhẫn và tính linh động để cùng chung sống với những điều được mang danh là mình không ưa. Bạn không mong đợi người khác trở nên giống như mình nhưng đón nhận những khác biệt. Thế nên, thật vô lý với một người có lòng khoan dung lại ngồi xét đoán người khác vì họ nhìn không giống mình. Giả như có những bất tiện xảy đến và không thể nào thay đổi được thì bạn chấp nhận nó như một ân huệ từ trời cao chứ không ca cẩm, càm ràm. Bạn không miễn cưỡng đón nhận hay ước hoài sự thay đổi nơi một con người nhưng sẵn lòng tha thứ. Như một lẽ tự nhiên, trong các mối tương giao người có lòng khoan dung sẽ tìm cách thay đổi chính mình khi nhận ra có những điều không phù hợp thay vì mất công để biến đổi người khác. Lòng khoan dung có thể cho phép bạn bất đồng với ai đó nhưng không để bạn khăng khăng bắt người khác phải nhìn sự việc theo cách của mình. Tuy nhiên, người có lòng khoan dung cũng không phải là người sống thụ động khi ai đó xử bất công hoặc lợi dụng họ.
Để sống được lòng khoan dung bạn hãy nài xin Chúa giúp mình đón nhận những gì bạn không thể thay đổi được.
Một người có lòng khoan dung thế nào?
- Chị của bạn có một thói quen rất khó chịu và chị ấy có vẻ chẳng thể thay đổi được?
- Bạn đang trong một chuyến đi dài với cha mẹ, thời tiết rất nóng và khó chịu?
- Bạn và một người bạn bất đồng trong việc chọn ra con chó thông minh nhất?
- Mẹ bạn đón bạn trễ đến 3 lần trong tuần này?
- Một người bạn lấy trộm cây bút chì của mình?
- Bạn gặp một người có giọng nói kì lạ?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Bạn cởi mở trước khác biệt
- Không bị ràng buộc bởi những định kiến
- Không phàn nàn khi có những hoàn cảnh khó chịu
- Tha thứ cho người khác thay vì có ác cảm với họ
- Tập trung để thay đổi chính mình khi mối tương quan bị rạn nứt
- Tha thứ cho người khác
- Xin Chúa giúp bạn đón nhận những gì bạn không thể thay đổi
Hãy cố gắng khi:
- Tin rằng những khác biệt gây trở ngại
- Cố gắng để người khác suy nghĩ và hành động giống mình
- Cố gắng để thay đổi người khác
- Không thể không phàn nàn khi có khó chịu
- Chấp nhận bất công hay bị lạm dụng
- Cố công để thay đổi những gì chẳng thể
Khẳng định:
Tôi sống lòng khoan dung. Tôi bỏ qua lỗi lầm của người khác và cởi mở trước những khác biệt. Tôi nài xin Thiên Chúa giúp tôi đón nhận những gì không thể thay đổi.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:
Giáo xứ Thanh An: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (22/11/2023 09:49:09 - Xem: 229)
Chúa nhật, ngày 19-11-2023 hòa cùng cả nước mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Giáo xứ Thạnh An đã tổ chức buổi gặp gỡ quy tụ gần 450 quý thầy cô giáo
Giáo Chức Công Giáo 3 Giáo Hạt: Chợ Mới - Long Xuyên – Châu Đốc Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2023 (21/11/2023 10:41:41 - Xem: 223)
Ủy ban Giáo dục Công giáo Giáo phận Long Xuyên tổ chức cuộc họp mặt Giáo chức Công giáo liên Giáo hạt Chợ Mới – Long Xuyên – Châu Đốc,

Thường huấn 5 năm đầu đời Linh mục năm 2023 (26/08/2023 16:03:19 - Xem: 1,531)
Khóa thường huấn năm nay có sự tham dự của 149 linh mục, của ba giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long.

Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2023 (11/08/2023 10:04:11 - Xem: 994)
Trong các ngày từ 06-10/08/2023, tại Nhà Mẹ (Long Xuyên) đã diễn ra tuần tĩnh tâm năm 2023 với sự tham gia của đông đủ anh em Thánh Gia.

Ban Mục vụ Ơn Gọi: họp mặt và trao đổi (27/07/2023 14:51:27 - Xem: 1,403)
Nội dung được trao đổi là đưa ra định hướng cho ban mục vụ ơn gọi trong năm 2024 và nghe báo cáo từ các cha phụ trách ơn gọi trong giáo phận Long Xuyên.

Giáo xứ Hợp Châu: Thánh lễ Thêm sức (15/07/2023 15:58:44 - Xem: 1,191)
Vào lúc 9h00, ngày 15.7.2023, Giáo xứ Hợp Châu - kênh 5b, thuộc Giáo hạt Tân Thạnh đã hân hoan chào đón Đức Cha và quý cha về hiệp dâng Thánh lễ Thêm Sức.

Giáo họ An Thạnh – La Vang: Thánh lễ Thêm sức (10/07/2023 05:31:07 - Xem: 1,245)
Đức cha Giuse đã ban bí tích Thêm Sức cho em 30 em thiếu nhi và 2 người lớn, với ước mong đây chính là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Chúa Kitô bởi ân sủng trong Chúa Thánh Thần.

GH Vĩnh Thạnh: Đoàn TNTT - Hiệp Đoàn Gioan Maria Vianney Hội thao hè 2023 (06/07/2023 18:23:08 - Xem: 2,214)
Mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì công cuộc mục vụ thiếu nhi của Giáo phận.

Giáo xứ Thức Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức (04/07/2023 08:04:57 - Xem: 1,020)
Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi tại nhà thờ Thức Hóa.

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 2,447)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.
-
Thứ Sáu 01/12/2023 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên. – Nhận ra tiếng Chúa qua các biến cố.
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên.
-
THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
-
Thứ Tư tuần 34 thường niên.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...