Giáo hội toàn cầu

Người di cư bị từ chối có thể là người ông của một hồng y tương lai

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,360
  • Ngày đăng: 17/06/2021 08:23:32
“Người di cư mà anh chị em từ chối hôm nay có thể là người ông của một hồng y tương lai!” Đó là lời cảnh báo của hồng y Tagle, Bộ trưởng bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc gởi đi trong một hội nghị để nghiên cứu chương trình trợ giúp người di cư ngày 15 tháng 6 năm 2021.
 

 Luis-Antonio-Tagle.jpg
 

Ảnh: rcam.org

 

Đề cập đến câu chuyện cá nhân của mình, hồng y Phi Luật Tân nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ với những người di cư đã làm tiến triển dần dần trong đức tin và trong sự hiểu biết về người anh em. Ngài nói giọng đầy xúc động: “Những người tị nạn này đưa tôi trở về nguồn cội của tôi.” Ngài tiếp tục nói, đôi mắt đẫm nước mắt: “Nơi họ, tôi thấy ông nội tôi sinh ra ở Trung Quốc, nhưng buộc phải rời quê hương khi ông còn là một đứa bé để sang Phi Luật Tân với người chú của mình, mong tìm một tương lai tốt đẹp hơn”.

 

Với tư cách là nhân vật cao cấp của Giáo triều phụ trách truyền giáo, hồng y Tagle đã đến nhiều quốc gia để thăm các trại tị nạn – Hy Lạp, Liban, Bangladesh… Tuy nhiên, ngài thấy vấn đề người di cư luôn phát sinh ở bất cứ đâu. Ngài cho biết, về phần mình, ngài tìm được “phần” của mình trong những cuộc gặp này. Hồng y Tagle là nhân vật mà một số nhà vatican học cho là có thể làm giáo hoàng, ngài được người đồng hương tặng cho ngài biệt danh “Chito”, với ngài, luôn có “những điều khó tin” xảy ra trong các cuộc gặp gỡ với người di cư. Đứng trước nỗi sợ và cảm nhận bị từ chối, theo ngài, điều quan trọng là phải nỗ lực khơi dậy sự hiếu kỳ tìm hiểu của mọi người.

 

Người phụ nữ Eritrean của Phi Luật Tân

 

Hồng y Tagle kể câu chuyện ở giáo phận Manila của ngài ở Phi Luật Tân, năm đó ngài cử hành thánh lễ nhân ngày quốc tế người di cư nhằm ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Khi đó ngài đề nghị rửa chân theo truyền thống công giáo cho một số người di cư, có người không phải là tín hữu kitô.

 

Trong số này có một phụ nữ người Eritrean đang mang thai, ngài kể: “Các giáo dân nhìn cô ấy đến, dáng cao, đi rất thanh lịch, họ tự hỏi cô ấy là ai”, ngài nói cô đến từ Eritrea, và họ “rất ngạc nhiên, vì họ còn không biết đất nước này là đất nước nào.” Và khi họ biết được, họ không hiểu làm sao một người ở vùng đất xa xôi như vậy lại đặt chân đến được Phi Luật Tân.

 

Hồng y Tagle kết luận, đó là lợi ích của việc làm cho người di cư có thể được nhìn thấy. Điều này làm cho mọi người “hiếu kỳ” và sau đó “mở lòng.” Ngài kể, sau đó người phụ nữ Eritrean nhận được học bổng để được đào tạo và đã có thể bảo lãnh mẹ để giúp mẹ.

 

Cô bé đến từ Nepal

 

Hồng y làm chứng việc những người di cư được giúp đỡ đã rất xúc động trước sự hỗ trợ của giáo dân Giáo hội công giáo trên toàn thế giới. Ở các trại ngài đến thăm ở Phi Luật Tân, câu hỏi ngài thường nghe là “vì sao các ông lại giúp chúng tôi?” Câu trả lời của ngài luôn là: “Vì tôi tin ở một Chúa, Đấng thúc giục tôi yêu anh chị em.”

 

Khi kể một phản ứng trước câu trả lời này, thêm một lần nữa, đôi mắt của ngài lại ngấn lệ, lần này thật rõ rệt. Một cô bé trong một trại ở Nepal đã nói với ngài: “Chúa của cha thật đẹp!”

 

Marta An Nguyễn dịch

(phanxico.vn 16.06.2021/ cath.ch, Maurice Page, 2021-06-15)

Bài cùng chuyên mục:

Giới trẻ Canada ngày càng tham dự Thánh lễ nhiều hơn thế hệ trước (25/07/2024 09:56:34 - Xem: 209)

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giới trẻ Công giáo Canada ngày nay tham dự các cử hành ít nhất một lần mỗi tháng, nhiều hơn thế hệ trước.

Bộ Giáo lý đức tin và các cuộc “hiện ra” (25/07/2024 08:26:07 - Xem: 182)

Trong vòng 30 ngày qua, Bộ giáo lý đức tin đã công bố phán quyết về 4 hiện tượng gọi là “Đức Mẹ hiện ra” hoặc các mạc khải tư...

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm (25/07/2024 07:46:27 - Xem: 180)

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 đã kết thúc với Thánh lễ do Đức Hồng y Antonio Tagle,

Đức Thánh Cha cầu chúc Olympic Paris 2024 sẽ thúc đẩy hoà bình và tôn trọng (21/07/2024 10:55:51 - Xem: 161)

Ngày 19/7, Đức Thánh Cha gửi lời chào và cầu nguyện cho Thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình trước Thế vận hội Olympic mùa hè Paris, Pháp.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một Kitô hữu đứng đầu quân đội Pakistan (18/07/2024 18:32:57 - Xem: 294)

Thiếu tướng Julian Muazzam James đã được thăng làm tướng sư đoàn, trở thành Kitô hữu đầu tiên trong lịch sử 76 năm của quân đội Pakistan

Bộ Giáo lý Đức tin: Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bị vạ tuyệt thông vì ly giáo (07/07/2024 13:44:53 - Xem: 917)

Thông cáo báo chí lưu ý, quyết định do Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra, dựa theo giáo luật khoản 1, điều 1364

Chương trình viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore (07/07/2024 13:41:21 - Xem: 329)

Sáng thứ Sáu, ngày 05/7, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Đức Thượng phụ Bartolomeo I tái khẳng định mong muốn hiệp thông Kitô giáo (05/07/2024 07:21:31 - Xem: 408)

Ngài khẳng định rằng “sự hiệp nhất Kitô giáo vừa là một ân sủng khôn tả vừa là một nhiệm vụ thường xuyên”.

Thế kỷ 21 đã cho chúng ta hai thánh: Thánh Gioan-Phaolô II và Thánh Carlo Acutis (04/07/2024 08:56:41 - Xem: 457)

Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội đã phong thánh cho hàng ngàn thánh, họ là tấm gương cho người công giáo chúng ta. Nhưng chỉ có hai thánh ở thế kỷ 21

Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024 (04/07/2024 08:34:46 - Xem: 475)

Sáng ngày 1/7/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Công nghị thường kỳ về việc tuyên thánh cho một số chân phước

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7