Phụng vụ - Chư thánh

Nếu ngày Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy hay thứ Hai thì luật dự lễ buộc được quy định thế nào?

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,619
  • Ngày đăng: 10/12/2021 09:53:21
Theo giáo luật điều 1246, các Chúa Nhật quanh năm và lễ kỷ niệm Ngày Sinh Chúa Giêsu Kitô đều là những ngày lễ buộc chính yếu trong đời sống Giáo Hội. Nhưng nếu ngày 25/12 rơi vào thứ Bảy (ví dụ năm 2021) thì lễ chiều hôm ấy có thay thế cho lễ Chúa Nhật, hay nếu 25/12 rơi vào thứ Hai (ví dụ 2017) thì lễ chiều Chúa Nhật 24/12 có thay thế cho lễ Giáng Sinh được không?
 

 

Hai lễ buộc cần được tham dự độc lập

Điều đầu tiên cần khẳng định: Thánh lễ Chúa Nhật và Thánh lễ Giáng Sinh là 2 lễ buộc riêng biệt. Và tín hữu không thể hoàn thành 2 lễ buộc trong cùng một Thánh lễ. Để dự đầy đủ lễ buộc, chúng ta phải tham gia Thánh lễ vào chính ngày lễ hoặc buổi chiều trước ngày đó (GL 1248).

 

Theo văn phòng Phụng vụ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc năm 2017: "Mục đích cơ bản của một lễ buộc là kêu gọi các tín hữu đón mừng một chiều kích đặc biệt của mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Người. Bởi vì sự ràng buộc được gắn kết với mầu nhiệm được cử hành nên bạn không thể hoàn thành hai sự ràng buộc trong cùng một cuộc cử hành."

 

Giáng Sinh là lễ trọng buộc, thuộc bậc lễ cao nhất, hơn cả các Chúa Nhật.

Do đó, nếu 25/12 nhằm thứ Bảy thì mọi lễ được cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là lễ Giáng Sinh, không có lễ nào là lễ chiều thứ Bảy thông thường để thay thế lễ Chúa Nhật.

 

Còn khi 25/12 là thứ Hai thì các lễ Vọng, lễ Đêm vào chiều tối Chúa Nhật 24/12 (cử hành sau 4 giờ chiều) đều là lễ Giáng Sinh, không thể thay thế lễ Chúa Nhật. Các lễ được cử hành trước lễ Vọng Giáng Sinh mới là lễ Chúa Nhật.

 

Vì vậy, trong cả 2 trường hợp trên, tín hữu phải sắp xếp đi đủ 2 lễ vào cả 2 ngày Chúa Nhật và Giáng Sinh.

 

Ở Hoa Kỳ, theo quy tắc của Hội Đồng Giám Mục nước này, nếu 1 lễ buộc diễn ra trước hoặc sau ngày Chúa Nhật thì lễ buộc đó không buộc nữa, các tín hữu chỉ cần dự lễ Chúa Nhật là được (không áp dụng ở Việt Nam); nhưng với lễ Giáng Sinh thì quy tắc đó không hoạt động, nghĩa là tín hữu Công Giáo Mỹ vẫn cần dự 2 lễ cho 2 ngày buộc (thư mục vụ HĐGM Hoa Kỳ 2017).

 

Có trường hợp miễn chuẩn nào không?

Dĩ nhiên, như việc buộc tham dự lễ Chúa Nhật, có nhiều trường hợp miễn dự lễ Giáng Sinh được quy định trong các văn bản luật: điều kiện sức khoẻ không cho phép, đường quá xa mà không có phương tiện đi lại, thời tiết hoặc đường sá tệ đến nỗi không thể đi an toàn đến nơi cử hành Thánh lễ, thiếu trang phục cách trầm trọng, ngăn trở do nghề nghiệp, nghĩa vụ, công tác khẩn cấp, ngăn trở nghiêm trọng từ phía gia đình.

 

Nhiều người lựa chọn đi du lịch vào lễ Giáng Sinh. Đó là điều hợp lý và phải lẽ. Tuy nhiên, nó không phải là một lý do miễn chuẩn dự lễ Giáng Sinh. Người đi du lịch vẫn phải sắp xếp tìm nhà thờ để tham dự Thánh lễ vào chiều tối 24 hoặc trong ngày 25/12. Nhưng có thể áp dụng quy tắc đường quá xa trong các điều miễn chuẩn dự lễ với trường hợp địa điểm du lịch tuyệt nhiên không có nhà thờ Công Giáo hay Chính Thống Giáo nào.

 

Bên cạnh đó, chính Giám Mục giáo phận hoặc bất kỳ cha sở nào cũng có thể cho phép tín hữu được miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày lễ hoặc thay thế nghĩa vụ ấy bằng một việc đạo đức khác, vì một lý do chính đáng (GL 1245).

 

Chỉ dẫn thích hợp cho năm 2021

Như đã nêu trên, do lễ Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy nên các lễ chiều thứ Sáu 24/12 và mọi lễ cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là lễ Giáng Sinh, không có lễ vọng Chúa Nhật 26/12; các tín hữu cần dự 2 lễ cho Giáng Sinh và Chúa Nhật.

 

Cần dự 1 trong các lễ chiều 24/12 hoặc 25/12 cho ngày Giáng Sinh, và 1 lễ ngày 26/12 cho ngày Chúa Nhật.

 

Gioakim Nguyễn

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,635)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Cử hành Thánh thể: bài 43 - Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (15/08/2024 07:32:09 - Xem: 316)

Ðang khi vị tư tế bẻ bánh và bỏ một phần vào chén thánh thì ca đoàn hay ca viên hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, và giáo dân đáp lại.

Cử hành Thánh Thể: Bài 41 - Nghi thức bẻ bánh (22/07/2024 14:32:34 - Xem: 333)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt, tử đạo (ngày 18/7) (17/07/2024 07:17:04 - Xem: 2,301)

Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu).

Cử hành Thánh Thể: Bài 40 - Nghi thức chúc bình an (16/07/2024 09:53:12 - Xem: 484)

Sau câu tung hô của cộng đoàn “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” (NTTL 125; QCSL 153) là đến nghi thức chúc bình an.

Thánh Rose Venerini (1656-1728) (06/07/2024 07:13:02 - Xem: 4,423)

Thánh Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.

Thánh Irênê Giám mục Tử Đạo (ngày 28/06) (27/06/2024 08:16:11 - Xem: 1,954)

Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:

Lễ Trái tim vẹn sạch Đức mẹ Maria  (24/06/2024 08:56:02 - Xem: 3,615)

Phúc âm Thánh Luca ba lần trực tiếp nói về Trái Tim Mẹ là nền tảng chính yếu lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ:

Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, ngày 19/06 (18/06/2024 10:20:24 - Xem: 5,326)

Ngài là Viện Phụ của Đan Viện Camaldoli, là nhà sáng lập và là người cải tổ của nhiều Đan Viện Tại Ý.

Lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, ngày 06/6 (06/06/2024 07:59:26 - Xem: 5,678)

Ngày 03/03/2018, Toà thánh đã công bố Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích – ký ngày 11 tháng 2 năm 2018, ngày kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức– về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7