Lưu ý cho Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh
- In trang này
- Lượt xem: 4,240
- Ngày đăng: 12/04/2022 15:02:23
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
Làm phép và rước lá: Lc 19,28-40. Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56 (hay Lc 23,1-49).
LƯU Ý :
1. Hôm nay, Hội Thánh tưởng niệm Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trong mọi thánh lễ đều kính nhớ việc Chúa vào thành bằng cuộc rước lá (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể trước thánh lễ chính (hình thức II), hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản trước các thánh lễ khác (hình thức III). Nghi thức nhập lễ trọng thể có thể lặp lại trước một hoặc hai thánh lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước lá chỉ làm một lần.
2.Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.
3.Hôm nay dùng lễ phục đỏ. Khi rước lá, linh mục mặc áo lễ hoặc áo choàng.
4.Sau cuộc rước lá hay nghi thức nhập lễ trọng thể, bỏ làm dấu thánh giá và nghi thức sám hối hoặc rẩy nước thánh đầu lễ, và đọc ngay lời nguyện nhập lễ. Sau đó, thánh lễ tiếp tục như thường lệ.
5. Vì lý do mục vụ, có thể bỏ một hoặc hai bài đọc trước bài Tin Mừng, nhưng cũng vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, nên đọc trọn vẹn bài Thương Khó, và không bỏ các bài đọc trước đó.
6.Khi đọc bài Thương Khó, không mang đèn nến, không xông hương, không chào và cũng không ghi dấu thánh giá trên sách. Phó tế đọc bài Thương Khó, hoặc nếu không có phó tế thì linh mục đọc. Giáo dân cũng có thể đọc bài Thương Khó, nhưng nếu được, nên dành những lời của Chúa Kitô cho linh mục. Nếu là phó tế, trước khi đọc bài Thương Khó, phải đến xin chủ tế ban phép lành như trong các thánh lễ khác.
Hết bài Thương Khó, xướng “Đó là lời Chúa” như thường lệ, nhưng không hôn sách. Sau đó nên giảng, dù là vắn tắt. Cũng có thể giữ thinh lặng một lúc.
7.Nơi nào không cử hành thánh lễ, có thể cử hành Phụng vụ Lời Chúa để tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem và cuộc Thương Khó của Chúa, vào giờ thích hợp chiều thứ Bảy hay ngày Chúa nhật.
TUẦN THÁNH
1.Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng Người ở trần gian, từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia đến cuộc Thương Khó hồng phúc và Phục Sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh Lễ Tiệc Ly.
Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với thánh lễ ban chiều tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Chúa chịu thương khó và ngày thứ Bảy Thánh, rồi kết thúc bằng giờ kinh chiều Chúa nhật Phục Sinh; trung tâm của Tam Nhật là Đêm Canh Thức Vượt Qua.
2.Trong các ngày Tuần Thánh, đừng cử hành các bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức là những bí tích được dành cho Đêm Canh Thức Vượt Qua, nhưng nên cử hành sám hối.
3. Các lễ nghi Tuần Thánh, tức là làm phép và rước lá, kiệu Mình Thánh Chúa sau Thánh Lễ Tiệc Ly, nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa và Đêm Canh Thức Vượt Qua, có thể cử hành trong mọi nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên trong các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ và trong các nhà nguyện, chỉ nên cử hành các nghi thức nói trên nếu các nghi thức có thể được cử hành cách xứng đáng, nghĩa là có một số người giúp lễ xứng hợp, có thể hát ít là một vài phần trong nghi thức và có đủ một số giáo dân tham dự.
Các mục tử cần lưu ý để giúp các tín hữu hiểu rõ ý nghĩa và diễn tiến các nghi thức trong những ngày này, và hướng dẫn họ tham dự tích cực vào những nghi thức ấy cho có hiệu quả.
LƯU Ý :
Các ngày từ thứ Hai đến thứ Tư Tuần Thánh phải cử hành thánh lễ theo ngày; không được cử hành thánh lễ nào khác, trừ thánh lễ an táng.
Có thể giữ thói quen che ảnh tượng trong nhà thờ, tùy theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục. Các thánh giá thì che cho đến thứ Sáu Tuần Thánh, sau nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa; các ảnh tượng khác thì che cho đến khi bắt đầu Canh Thức Vượt Qua.
TAM NHẬT VƯỢT QUA
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Ban sáng: THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU (Tr). Is 61,1-3a.6a.8b-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.
Ban chiều: THÁNH LỄ TIỆC LY. Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.
LƯU Ý :
1.Với Thánh lễ chiều hôm nay, Hội Thánh bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua và tưởng niệm bữa tối sau hết của Chúa Giêsu, trong đó Người thiết lập Giao Ước Mới trong Mình và Máu Thánh Người dưới hai hình thái bánh rượu.
Bài giảng sẽ đề cập đến các mầu nhiệm được tưởng niệm trong thánh lễ này, tức là việc thiết lập bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ. Sau bài giảng, sẽ cử hành nghi thức rửa chân, nếu lý do mục vụ khuyên nên làm.
2.Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, hôm nay cấm cử hành mọi thánh lễ không có giáo dân tham dự.
Thánh Lễ Tiệc Ly cử hành ban chiều lúc thuận tiện, có toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ, trong khi các linh mục và thừa tác viên thi hành phận vụ của mình.
Các linh mục đã đồng tế trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu, hoặc cử hành thánh lễ vì lợi ích giáo dân, thì lại được đồng tế trong Thánh Lễ Chiều nữa.
3.Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, thì Đấng thường quyền sở tại có thể cho phép cử hành một thánh lễ thứ hai trong các nhà thờ và nhà nguyện, vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ cả vào lúc ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự Thánh Lễ Chiều được. Tuy nhiên, đừng cử hành chỉ vì lợi ích riêng tư, kẻo làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính ban chiều.
Chỉ cho giáo dân rước lễ trong thánh lễ mà thôi; nhưng bất cứ giờ nào trong ngày, cũng có thể đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
4.Nhà tạm hoàn toàn để trống. Trong thánh lễ chiều nay sẽ truyền phép bánh thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.
5.Khi hát kinh Vinh Danh thì rung chuông. Sau đó không rung chuông nữa cho đến Canh Thức Vượt Qua, trừ khi Hội Đồng Giám Mục hay giám mục giáo phận quy định khác.
6.Nơi nào giáo dân đã được chuẩn bị, có thể tổ chức nghi thức rửa chân cho nhưng người đã được tuyển chọn, “cả đàn ông lẫn phụ nữ, người trẻ, người già, người lành mạnh và bệnh nhân, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân” để nói lên ý nghĩa phục vụ và bác ái của Chúa Kitô là Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ.
7.Khi rước lễ vật đến bàn thờ, cũng nên đem những phẩm vật dành cho người nghèo, nhất là các phẩm vật đã được thu góp trong mùa chay như hoa trái của việc sám hối.
8.Kết thúc lời nguyện hiệp lễ thì kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, với hương và đèn nến.
9.Mình Thánh Chúa lưu giữ cho việc rước lễ ngày hôm sau được kiệu sang bàn thờ phụ, nơi giáo dân tiếp tục suy niệm và cầu nguyện.
Bàn thờ phụ được trang hoàng thích hợp với việc lưu giữ Mình Thánh Chúa. Nơi đây phải có Nhà tạm đóng kín và tránh việc trưng bày hay đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật. Ngoài ra, về hình thức Nhà tạm, tránh cách dùng kiểu nhà mồ: vì nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa không nhằm biểu thị mồ Chúa, nhưng chỉ nhằm giữ Mình Thánh Chúa cho việc rước lễ ngày hôm sau.
10.Kết thúc buổi cử hành hôm nay thì lột khăn bàn thờ, và nếu có thể, cất các thánh giá. Nếu còn thánh giá nào trong nhà thờ, nên phủ khăn.
11.Khuyên giáo dân nên tùy hoàn cảnh đến chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay đêm vào giờ thuận tiện; nhưng từ nửa đêm trở đi, không tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.
12.Không tổ chức kiệu và đặt Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành nghi lễ chiều thứ Sáu tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
Giữ chay và kiêng thịt. Is 52,13 – 53,12; Dt 4,14-16; 5,7-9; Ga 18,1-19,42.
LƯU Ý :
1.Hôm nay Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô đã chịu hiến tế, nên Hội Thánh nhìn ngắm và kính thờ thánh giá của Chúa và Hôn Phu của mình, tưởng niệm mình đã phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô đang an giấc trên thánh giá và cầu xin cho cả thế giới được ơn cứu độ.
2.Theo truyền thống rất xa xưa, hôm nay Hội Thánh không cử hành Thánh Thể. Hôm nay chỉ cho giáo dân rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi. Tuy nhiên, có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
3.Hôm nay và ngày mai, Hội Thánh không cử hành bí tích nào hết, trừ bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu có phải an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
4. Hôm nay giữ chay và kiêng thịt. Vì là Chay Vượt Qua, do đó rất nên kéo dài cho tới Canh Thức Vượt Qua, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui Phục Sinh (I, số 110).
5.Nếu có thể, nên long trọng cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân.
6.Khoảng 3 giờ chiều, cử hành cuộc Thương Khó của Chúa; nếu lý do mục vụ đòi hỏi, có thể cử hành vào giờ thuận tiện hơn từ sau 12 giờ trưa, song đừng muộn quá 9 giờ tối.
7.Bàn thờ hoàn toàn để trống: không thánh giá, không chân đèn, không trải khăn.
8.Về bài thương khó, xem chỉ dẫn ở Chúa nhật lễ Lá.
9.Chỉ dùng một thánh giá duy nhất trong nghi thức kính thờ.Nếu vì số dân chúng đông, mỗi người không thể lên tôn kính thánh giá được, thì sau khi một phần tín hữu đã tôn kính, linh mục cầm thánh giá lên đứng trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng kính thờ thánh giá, rồi nâng cao thánh giá trong giây lát để mọi người thinh lặng tôn thờ.
10.Kính thờ thánh giá xong, đi rước Mình Thánh từ bàn thờ phụ về và cho rước lễ. Sau đó, lại rước Mình Thánh với hình thức đơn giản về nơi cất giữ, với đèn chầu như thường lệ.
11.Sau buổi cử hành thì lột khăn bàn thờ, nhưng để lại thánh giá và các chân đèn. Nên đặt thánh giá cho tín hữu kính thờ ở một nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện và suy niệm.
12.Từ sau khi kính thờ thánh giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước thánh giá.
13. Nên quý trọng các việc đạo đức có giá trị mục vụ, như: kiệu thương khó, đi Đàng Thánh Giá, suy gẫm các sự thương khó Đức Mẹ, v.v..
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
Vì Canh Thức Vượt Qua thuộc Chúa nhật Phục Sinh nên phải tránh trình bày nghi thức đó như là những giờ phút cuối cùng của thứ Bảy Tuần Thánh (Thông tư Bộ Phụng Tự ngày 16-01-1988, số 95).
LƯU Ý :
1. Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh ở bên cạnh mồ Chúa, để suy niệm việc Chúa chịu thương khó, chịu chết và xuống ngục tổ tông, đồng thời ăn chay cầu nguyện để trông đợi Chúa phục sinh.
2. Nếu có thể, nên cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân. Bằng không, cử hành Phụng vụ Lời Chúa hay làm việc đạo đức khác diễn tả mầu nhiệm cử hành hôm nay, nhất là để kính Đức Maria cùng liên kết với sự thương khó của Chúa Giêsu.
3. Trong nhà thờ có thể trưng bày cho giáo dân tôn kính ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh hoặc mai táng trong mồ, hoặc ảnh Chúa xuống ngục tổ tông minh hoạ mầu nhiệm ngày thứ Bảy Tuần Thánh, hay ảnh Đức Mẹ Sầu Bi.
4. Hôm nay không cử hành thánh lễ và các bí tích khác, trừ bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có thể cho rước lễ như Của Ăn Đàng.
MÙA PHỤC SINH
“Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘Đại Chúa Nhật’. Đặc biệt, trong những ngày này hát Halleluia.” (AC 22).
CHÚA NHẬT PHỤC SINH. MỪNG CHÚA SỐNG LẠI.
Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
LƯU Ý :
1.Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Trong lễ Canh Thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa phục sinh và cử hành mầu nhiệm Vượt Qua ấy trong các bí tích khai tâm Kitô hữu. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận buổi Canh Thức này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.
2. Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật.
3. Không được chỉ cử hành Thánh Lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
4.Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ hay nhà nguyện đã không cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu. Tại các nơi có cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu, có thể bỏ không cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành Canh Thức.
5. Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục màu trắng như khi cử hành thánh lễ.
6.Trong Đêm Canh Thức này, nghi thức được sắp xếp như sau:
- Phần thứ nhất: Thắp Nến Phục sinh.
- Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
- Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh chị em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lặp lại những lời cam kết khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
- Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể. Gần rạng sáng Phục sinh, cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người cho tới khi Người đến.
7. Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.
8.Để duy trì tính chân thật của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là Ánh Sáng thật chiếu soi thế gian.
9. Do nhu cầu, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành và bỏ câu: “Vậy giờ đây...” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em.” Có thể hát bản dài hay ngắn.
10. Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài, nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất Hành. Nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu các bài đọc Cựu Ước này có ý nghĩa tượng trưng và báo trước những thực tại trong Kitô giáo.
11. Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban bí tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy, sau đó lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này, rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
12. Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.
13.Dấu chỉ bí tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Canh Thức Vượt Qua. Đấng Thường quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.
14. Lễ Đêm Canh Thức là Thánh lễ Phục Sinh tưởng niệm Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế lễ đêm, còn được cử hành hoặc đồng tế thánh lễ ngày Phục Sinh.
CHÍNH NGÀY:
THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH.
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 (Ban chiều có thể đọc Lc 24,13-35).Đọc hay hát Ca tiếp liên.
LƯU Ý :
1.Trong thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại Bí tích Rửa Tội.
2. Nến Phục Sinh đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và được thắp sáng trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống.
3. Các ngày trong Tuần Bát Nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong thánh lễ (x. AC 24).
4. Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh chỉ được cử hành thánh lễ an táng mà thôi. Không được cử hành các thánh lễ khác.
5. Các Chúa nhật Phục Sinh không được cử hành các thánh lễ khác, kể cả thánh lễ an táng.
6. Từ hôm nay cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống, đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”.
7.Về việc rước lễ trong Mùa Phục Sinh:
Giáo luật điều 920 dạy: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật này trong thời gian khác trong năm.”
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong Mùa Phục Sinh là từ Thứ Tư lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công Đồng Đông Dương lần thứ 1, năm 1934 và Thông báo của Uỷ ban Giám mục về Phụng Vụ, số VII, ngày 10-8-1971.
Về việc xưng tội, Giáo luật điều 989 dạy: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần.”
LƯU Ý :
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
a. không được cử hành các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381);
b. chỉ được cử hành các lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thật sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi. (IM 376);
c. được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay trong Sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b).
Bài cùng chuyên mục:
Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,622)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm
Thánh Cơ-Lê-Men-Tê I, giáo hoàng, tử đạo (Ngày 23/11) (22/11/2024 07:15:36 - Xem: 4,482)
Thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô vào cuối thế kỷ thứ nhất.
Thánh Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo (Ngày 22/11) (21/11/2024 07:12:08 - Xem: 4,710)
Thánh Xê-xi-li-a là một trong muôn vàn thánh đã bảo vệ đức khiết tịnh của mình đến nỗi đã trở nên con người anh hùng, đã hân hoan được phúc tử vì đạo.
Ðức Mẹ dâng mình trong Ðền Thờ(Ngày 21/11) (20/11/2024 08:08:45 - Xem: 4,794)
Mẹ Maria đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Giavê trong đền thánh.
Thánh ELISABETH Nước Hungaria (Ngày 17/11) (16/11/2024 08:17:06 - Xem: 3,979)
Em bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy
Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (Ngày 15-11) (14/11/2024 08:06:37 - Xem: 3,699)
Thánh An-béc-tô Cả, Giám Mục sinh vào năm 1193 (có tài liệu nói vào năm 1200, hay 1206) trong một gia đình quý tộc tại Lauingen, Donau, Bayern, Đức Quốc.
Thánh Giô-Sa-Phát, giám mục, tử đạo( Ngày 12/11) (11/11/2024 08:36:40 - Xem: 4,964)
Thánh Gio-sa-phát là một người đã hiểu được đường lối huyền nhiệm của Chúa. Ngài đã chấp hành ý Chúa hơn vâng lời cha mẹ trần gian.
Thánh Mac-ti-nô, Giám mục (ngày 11/11) (10/11/2024 08:33:43 - Xem: 3,459)
Tìm hiểu xem Chúa Giêsu là ai mà các bạn bè sinh viên của thánh Mac-ti-nô đang hằng ngày đề cập tới là nỗi khát khao của thánh nhân.
Cung Hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Lateran (Ngày 9 tháng 11) (08/11/2024 08:31:06 - Xem: 7,348)
Ngôi Đại Thánh Đường này được Đức Giáo Hoàng Silvester I cung hiến vào ngày mồng 09 tháng 11 năm 324,
Thánh Carôlô Borrêmêô, giám mục (Ngày 04/11) (03/11/2024 08:24:35 - Xem: 3,921)
Thánh Carôlô Borrêmêô luôn có tấm lòng muốn nên hoàn thiện. Ngài đã bỏ rất nhiều công sức để giúp Giáo Hội thăng tiến.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất