Phụng vụ

Lễ Chúa Biến hình (Ngày 06/08)

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,274
  • Ngày đăng: 05/08/2023 15:41:08
Ngày 06/08
 

 a.- Nguồn gốc và sự phát triển của ngày lễ

Lễ Chúa Biến Hình được cử hành nhằm tưởng nhớ về việc cung hiến các thánh đường trên núi Thabor. Người ta chỉ biết rằng, lễ này đã được đón nhận từ cuối thể kỷ Ve hoặc đầu thế kỷ thứ VI bởi Giáo hội Nestorienne và vào thế kỷ thứ VII bởi những người Syrie sống ở Tây phương.[1] Nó được cử hành trước lễ Suy tôn Thánh Giá, và vì thế nó lệ thuộc vào ngày lễ này được ấn định ngày lễ.

 

Theo truyền thống, biến cố biến hình của Chúa Giêsu diễn ra 40 ngày trước khi chịu khổ nạn thập giá. Vì thế, lễ này được ấn định cử hành vào ngày mồng 6 tháng 8, bốn mươi ngày trước lễ Suy tôn Thánh Giá (14 tháng 9).[2] Giáo hội byzantin ghi nhận sự liên hệ giữa hai ngày lễ này khi cùng hát bài về sự Biến Đổi catavasia của cây Thập giá.[3]

 

Lễ Chúa Biến Hình xuất hiện ở Tây phương vào giữa thế kỷ thứ IX, ở vùng Naples và trong các quốc gia thuộc vùng lãnh trị của Đức và ở Tây Ban Nha. Lễ này được cử hành ở Pháp vào thế kỷ thứ Xe. Đến thế kỷ XI và XII, lễ này đã lan rộng trong nhiều vùng ở Tây phương và tạo nên những ảnh hưởng lớn về đời sống đạo đức. Lễ này được cử hành trong Vương Cung Thánh Đường Vatican. Phêrô le Vérérable đã thực hiện một cuộc tuyên truyền lễ này với tất cả nhiệt tâm đạo đức và đã soạn thảo một kinh phụng vụ cho ngày lễ. Tiếp đến đan viện Cluny đã giúp cho lễ này được lan truyền cách bao quát[4]trong khi đợi cho lễ này được ghi vào trong Lịch phụng vụ Roma bởi Đức Giáo Hoàng Caliste III, năm 1457, để nghi nhớ và tạ ơn về chiến thắng những người Thổ Nhĩ Kỳ gần Belgrade, ngày 6 tháng 8 năm 1456, bởi Gioan Hunyade và thánh Gioan de Capistran.

 

b.- Việc cử hành ngày lễ

Ở Đông phương, Lễ Chúa Biến Hình được cử hành theo một cách thức thuộc vào những lễ quan trọng đặc biệt của năm phụng vụ. Tự bản chất, lễ này diễn tả tất cả thần học về sự chia tách thiên tính của con người, nhờ ánh sáng của Đức Kitô: “Trong ngày này, trên núi Thabor, Đức Kitô biển đổi bản chất bị che mờ của Adam bằng ánh sáng của Người bao quanh, Người đã chia tách ánh sáng và bóng tối”,[5] “Đức Kitô Thiên Chúa, bạn của con người, chiếu sáng trên chúng ta ánh sáng vinh quang của Người không bao giờ tắt”.[6]

 

Ở Tây phương, mặc dù lễ này được cử hành theo cách ít trọng thể hơn so với nghi thức phụng vụ Đông phương, nhưng phụng vụ theo nghi thức Roma đã đón nhận sự ảnh hưởng của Giáo hội Đông phương trong phần Kinh phụng vụ giờ Kinh Sách. Trong giờ Kinh Sách, phụng vụ theo nghi thức Roma đã đọc bài giảng của Anastase le Sinaïre: “Cùng với Đức Kitô chúng ta sẽ được đổi mới và được thần hóa trong những thành phần của tâm hồn chúng ta”. Trong Thánh lễ, chúng ta đọc, bản văn về sự Biển Hình của Đức Giêsu theo một trong các bản văn Nhất Lãm, đó là thị kiến của Đaniel, mà tác giả Tin mừng chắc hẳn đã có trong trí nhớ cũng như bản văn trong thư được cung cấp của thánh Phêrô (thư thứ 2).

 

Chúng ta tìm thấy trong bản văn này tính chất quan trọng của chứng tá Phêrô về cuộc Biến Hình của Chúa trong đức tin của thế hệ kitô giáo đầu tiên.

   

[1] Xem E. Mercenier, La prière des Eglises de rite byzantin, tome II/1, Chevetogne, 1953, tr. 380.

 

[2] J. Van Goudoever, Fêtes et calendriers bibliques, op.cit, tr. 276-277.

 

[3] E. Mercenier, op.cit., tr. 382 ss.

 

[4] Pierre Jounel, Le culte des saints dans les basiliques du Latran et du Vatican au XIIesiècle, Rome, 1977, tr. 268-269. Chúng ta tìm thấy bản văn kinh nguyện được soạn bởi Pierre le Vénérable trong bản monographie của Jean Leclercq, op.cit., tr. 383-390.

 

[5] E. Mercenier, op.cit, p. 383.

 

[6] Ibid., p. 383.

 

 Lm. Joseph Nguyễn Văn Hiển, OP

(Catechesis.net)

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,237)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Giuđitha Prusia (04/05/2024 07:23:07 - Xem: 3,748)

Thánh Giuđitha Prusia sống vào thế kỷ thứ mười ba. Ngài được sinh tại Turingia (ngày nay vùng này thuộc Trung Đức). Giuđitha muốn bắt chước mẫu gương của thánh nữ Êlizabeth Hungari.

Thánh Peregrine (1265-1345) (03/05/2024 07:52:08 - Xem: 3,099)

Thánh Peregrine sinh ở Forli, nước Ý, và là quan thầy của những người bị đau khổ vì bệnh ung thư, bệnh AIDS (SIDA) và các căn bệnh trầm trọng khác.

Thánh GIACÔBÊ và PHILIPPHÊ Tông Đồ (Thế kỷ thứ I) (02/05/2024 07:29:38 - Xem: 9,402)

Giáo hội tôn kính hai vị tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các thánh tông đồ.

Thánh Giuse NGUYỄN VĂN LỰU, Trùm họ (1790 -1854) (01/05/2024 07:52:13 - Xem: 4,483)

Chào đời năm 1790 tại họ Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Ngay từ thời niên thiếu, cậu Giuse Nguyễn Văn Lựu đã được hấp thụ một nền giáo dục gia đình Công Giáo đạo đức.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2024 07:50:01 - Xem: 2,007)

Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2024 07:47:10 - Xem: 2,272)

Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2024 07:36:19 - Xem: 2,077)

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2024 06:17:22 - Xem: 2,150)

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,756)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7