Không sợ hãi Giáo Hoàng, cũng không tôn thờ ngẫu tượng Giáo Hoàng!
- In trang này
- Lượt xem: 4,140
- Ngày đăng: 05/10/2021 13:36:51
Đức Giáo hoàng, dù ngài thế nào, đều khơi dậy những cảm xúc thường đam mê. Ngài có những người nịnh hót và những kẻ gièm pha. Đa số (bao gồm cả số người không tin) muốn ngài chúc lành cho những gì họ nghĩ, những gì họ ao ước hay những gì họ làm, và họ không luôn được nhậm lời. Những người khác (bao gồm cả những người gọi là Công giáo) tuyên bố họ dửng dưng với tất cả những gì ngài có thể kể, nhưng nổi cáu vì lời nói của ngài có rất nhiều thính giả, nhất là khi, ngay cả khi không nhắm đích danh ai, lời đó phê phán những ý tưởng, ý định hay những hành vi của họ. Những bài học nào có thể rút ra từ những nghịch lý này ?
Cổ đại và hiện đại
Trước tiên, không có gì ngạc nhiên khi Đức Giáo hoàng chia rẽ không chỉ các con chiên của ngài, nhưng còn cả những người không công nhận thẩm quyền của ngài. Điều tương tự đã xảy ra cho Chúa Giêsu : các môn đệ của Người đôi khi không hiểu Người và có những người ngoại giáo ngưỡng mộ Người. Nếu, như chính Người đã nói, « tôi tớ không lớn hơn chủ » (Ga 13, 16), thì không cần phải mong chờ « vị đại diện của Chúa Kitô » ở trần gian này tạo được sự nhất trí ở trong Giáo hội (ủng hộ ngài), ngay cả ở bên ngoài (chống lại ngài). Vả lại, điều đó cũng có giá trị cho bất cứ cha sở ở địa phương nào : không phải tất cả giáo dân trong giáo xứ của ngài đều ca ngợi ngài, trong khi không thiếu những người ngoại đạo sẵn sàng công nhận ngài đóng góp tích cực cho đời sống xã hội.
Có lẽ điều đáng kinh ngạc nhất là một thể chế cũng lâu đời (nếu không nói là cổ xưa) như ngôi giáo hoàng vẫn tồn tại sau những biến động của các nền văn minh mà sẽ khiến cho các tổ tiên của chúng ta ngỡ ngàng nếu họ quay trở lại giữa chúng ta. Đấng kế vị thánh Phêrô không cần phải là một ông vua tạm thời nữa để giữ sự độc lập của mình đối với các nhà cầm quyền, và ngài cảm thấy thoải mái với các công nghệ mới vốn xóa bỏ các khoảng cách : máy bay cho phép ngài đi khắp thế giới thu hút đám đông và, từ báo in cho đến các mạng xã hội, ngang qua radio, hình ảnh, truyền hình và Internet, các sứ điệp của ngài len lỏi vào tất cả các phương tiện.
Trong kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông
Tuy nhiên, sự hiện đại hóa này có nghĩa rằng, nếu Đức Giáo hoàng sử dụng các phương tiện truyền thông, thì, đáp lại, các phương tiện này sẽ khai thác ngài như một vật liệu chọn lựa và thực tế là không bao giờ cạn. Một hệ quả là công cụ truyền thông có khuynh hướng dẫn dắt đến những gì nó chuyển tải và chỉ truyền đạt những gì phù hợp với khuôn mẫu của nó. Khi Đức Giáo hoàng quy tụ hơn một triệu người hay được chào đón ở những nơi mà các Kitô hữu là rất ít, hay khi một trong những tuyên bố của ngài khiến người ta bối rối, thì đó là « thông tin », không chỉ được chuyển tiếp, nhưng còn được bình luận. Thế nhưng, cỗ máy phát sóng giật gân không dừng lại ở đó. Nó biến Giám mục của Rôma thành một « người nổi tiếng », một người sáng giá, một ngôi sao, trong phạm trù « công chúng ».
Vì thế, các chi tiết về con người của ngài « được bán » chạy : gia đình và nguồn gốc của ngài, tuổi trẻ, lộ trình, những chuyện kín đáo của những người thân cũ, tính tình của ngài được tiết lộ qua các giai thoại, những vấn đề sức khỏe của ngài….Tất cả điều đó thúc đẩy đóng khung con người từ những gì ngài đã là, giải thích hoạt động của ngài như những phản ứng đối với những thách đố mà giờ đây một cá nhân sẽ không còn thay đổi được nữa phải đối mặt. Đó là một lối tiếp cận về lợi ích nào đó khi vấn đề là một nguyên thủ quốc gia. Do đó, Victor Hugo đã có thể viết rằng từ khi chào đời, khi « thế kỷ này đã được hai năm […], Napoléon đã thành công dưới thời Bonaparte ». Nhưng chúng ta không thể nói rằng trước năm 2013 ở Buenos Aires, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã xuất hiện dưới thời Jorge Bergoglio.
Chính sứ mạng định hình lại con người, chứ không ngược lại
Một Giáo hoàng không còn là Hồng y mà ngài đã từng nữa. Một lý do là ngài đã không vận động hoặc công bố chương trình như bất kỳ tổng thống đắc cử nào ngày nay. Nếu trước đây đã có những ứng cử viên, thì đó là vì những lý do chính trị mà lẽ ra không nên can thiệp. Nhưng những người được đặt lên ngôi giáo hoàng bởi phe nhóm này hay phe nhóm kia, dù đời sống đạo đức riêng tư của họ không xứng đáng (chúng ta sẽ trích dẫn Alexandre VI Borgia), đã không thành công trong việc làm hỏng đi sứ mạng được lãnh nhận, vì sứ mạng này định hình lại người mà sứ mạng này rơi vào nhiều hơn là người đó có thể làm bại hoại sứ mạng này.
Hãy lấy vài ví dụ. Chân phước Piô IX ở thế kỷ XIX trước tiên bị dán nhãn « người theo chủ nghĩa tự do », rồi « kẻ phản động ». Có phải ngài đã thay đổi ? Chúng ta có thể cho rằng sự tiến triển khá triệt để của bối cảnh (mối đe dọa về việc phụ thuộc vào Nhà nước Ý đang được xây dựng trên cơ sở một chủ nghĩa bài giáo sĩ vốn đang lan rộng ở Châu Âu) đã khiến ngài tái khẳng định tính đặc biệt của trách vụ của ngài, trong đó ngài không thể tùng phục « não trạng tân thời » hơn là trật tự lâu đời. Trong viễn cảnh này, việc xếp loại « cánh tả » hay « cánh hữu » tóm lại là giảm thiểu chức vụ giáo hoàng thành những chiều kích vốn xa lạ với ngài và không cho phép hiểu mấy về nó.
Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI
Cũng thế, gần chúng ta hơn, thánh Gioan-Phaolô II, người phê bình chủ nghĩa cộng sản và là người kiến tạo sự sụp đổ của nó, đã được ca ngợi là người bảo vệ các quyền tự do, trước khi bị coi là « chủ nghĩa bảo thủ ». Đức Tổng Giám mục giáo phận Cracovie từng là một mục tử triết gia, khai triển một cái nhìn về con người và ơn gọi của nó vốn trang bị về mặt đạo đức cho cuộc đối kháng thắng lợi đối với chế độ độc tài ý thức hệ. Trở thành Giáo hoàng, trong khi vẫn là một nhà trí thức tầm cỡ, một người am hiểu tình hình cách thấu đáo, một « nhà truyền thông » xuất sắc, nhưng ngài đã tỏ ra là thần học gia hơn và do đó trung thành cách rõ ràng hơn với tất cả những gì mà Truyền Thống, trong tính mạch lạc, tính liên tục và sức mạnh đồng hóa của nó, có tính chuẩn mực và phong nhiêu trong đời sống của Giáo hội và cho đến trong kỷ luật của mình.
Người ta đã cho rằng sau ngài, Đức Bênêđíctô XVI đã vẫn là ĐHY Ratzinger, học giả thiên về trừu tượng, được đề cao là người bảo vệ tín điều, và ít có tính cách đặc sủng. Đó là một hình ảnh không chính xác. Các thông điệp của ngài về đức ái (Deus Caritas est) và về đức cậy (Spe salvi) đã vang vọng vượt quá biên giới Giáo hội, và có lẽ thông điệp còn hơn nữa (Caritas in veritate), khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng tòa cầu hóa, tài chính và sinh thái, ngài đã hiện đại hóa học thuyết xã hội của các vị tiền nhiệm của mình. Và ngài đã chứng tỏ trong chuyến tông du Pháp vào năm 2008 rằng ngài biết đáp ứng những mong đợi của đám đông. Việc từ nhiệm của ngài đã không phải là một phương tiện cho ngài trở lại với việc nghiên cứu yêu thích của mình. Đơn giản ngài đã nhận thấy không còn sức để đảm nhận những gì được giao phó cho ngài.
Đức Phanxicô
Phong cách của người kế nhiệm của ngài chắc chắn khác biệt. Nhưng đó không phải là vì tính cách của ngài, cũng không phải bởi vì ngài sẽ luôn là một tu sĩ dòng Tên người Argentina, ý thức rằng tương lai không diễn ra ở Châu Âu cổ kính. Hành động của ngài tùy thuộc trước tiên không phải quá khứ của ngài, cũng không phải tính khí của ngài, nhưng là những ưu tiên mà ngài phân định ở phạm vi hoàn vũ mà giờ đây là của ngài. Cho dù ngài biết sức nặng của các ý tưởng, nhưng ngài nhận thức rằng ngày nay, trên khắp thế giới, đức tin và sự vô tín đều được sống trước khi được suy nghĩ. Từ đó những sứ điệp, về tổng thể, nhắm nuôi dưỡng đời sống tâm linh, mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa, và mang lại những phương thế để đương đầu với các thử thách cá nhân cũng như tập thể trong niềm hy vọng mà không khoác lác.
Nếu chúng ta muốn là người Công giáo, thì đừng kém phần khó chịu khi tâng bốc Đức Giáo hoàng lên tận mây xanh vì ngài đồng ý với chúng ta, hơn là khi tỏ ra không hài lòng bởi vì ngài hơi làm đảo lộn chúng ta. Sứ mạng của ngài là mở ra và đồng thời thống nhất các viễn cảnh. Thánh Gioan-Phaolô II đã khích lệ chúng ta đừng sợ. Chúng ta có thể và phải luôn cầu nguyện để bất kỳ ai kế nhiệm ngài đều không sợ làm phật lòng chúng ta hay không quá làm hài lòng chúng ta bằng cách củng cố chúng ta trong sự tự mãn.
Bài cùng chuyên mục:
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 86)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 55)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 309)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 220)
"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.
Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 241)
Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.
Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 553)
Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.
Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 232)
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 988)
Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne
Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 137)
Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 202)
Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất