Hy sinh từ bỏ – cần nhưng chưa đủ
- In trang này
- Lượt xem: 5,144
- Ngày đăng: 18/11/2021 09:35:53
HY SINH TỪ BỎ - CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ
Những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng giúp hướng đến một giá trị nào khác lớn lao hơn.
Cách đây ít hôm có người quen giới thiệu cho tôi một fanpage cổ võ ơn gọi tận hiến. Tôi vào xem thử thì đập ngay vào mắt chính là hình ảnh Chúa Giêsu bị tra tấn máu me tung tóe được đặt làm hình nền. Tôi tự hỏi rằng không biết các bạn trẻ mới nhen nhúm ý định đi tu khi thấy hình ảnh đó thì có được thêm động lực dấn thân không nữa. Vâng, khi nói đến đời tu người ta thường nghĩ ngay đến hy sinh, từ bỏ. Không chỉ riêng đời tu thôi đâu, đời Kitô hữu nói chung cũng phải gắn liền với việc hy sinh và từ bỏ. Chúa Giêsu đã nói rõ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26). Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em là những người thân cận nhất mà còn từ bỏ được thì có gì nữa mà không thể từ bỏ. Mạng sống là thứ quý giá nhất mà từ bỏ được thì còn tha thiết điều gì nữa đâu. Tuy nhiên, lời dạy của Chúa Giêsu chưa kết thúc ở đó, Ngài nói thêm: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27). Hóa ra điều quan trọng nhất không phải là “vác thập giá”, thường được hiểu là hy sinh từ bỏ, mà là “đi theo” Chúa Giêsu. Nói cách khác, hy sinh từ bỏ chỉ là điều kiện cần, phải bước theo Chúa Giêsu nữa mới gọi là đủ.
Trong tin mừng theo thánh Luca, ngay sau lời dạy trên là câu chuyện minh họa về người xây tháp và ông vua đánh trận. Theo đó cả hai đều phải tính toán phí tổn hay sức lực của mình trước khi bắt đầu công việc. Rất có thể người xây tháp đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cần thiết, ông vua cũng tự tin hùng binh của mình sẽ thắng trận. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ. Nếu họ không bắt tay vào thực hiện công việc xây tháp hay đưa quân ra trận thì sẽ chẳng bao giờ có được kết quả như mong đợi. Hai hình ảnh này một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng đời sống đức tin không chỉ dừng lại ở “khâu chuẩn bị” như hy sinh từ bỏ mà còn cần phải “tiến hành” bước theo Chúa Giêsu. Lý tưởng của đời Kitô hữu là để Chúa Giêsu chiếm trọn vẹn con người mình đến mức mình trở thành một “Giêsu khác”.
Không ít người tín hữu than phiền theo đạo phải tuân thủ luật lệ này nọ, mất tự do. Lại có nhiều linh mục, tu sĩ khi về già chỉ thấy cuộc đời mình toàn những hy sinh thiệt thòi, không được sung sướng tận hưởng cuộc sống như bao nhiêu người khác. Vâng, có thể những người đó đã làm rất tốt việc hy sinh từ bỏ và cũng đã làm nhiều việc lành phúc đức trước mặt người đời. Họ chỉ thiếu mỗi một điều đó là để Chúa Giêsu đi vào cuộc đời mình một cách trọn vẹn. Không có Chúa Giêsu, những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ tạo nên những khoảng trống trong tâm hồn khiến con người trở nên bất hạnh hơn. Tạo ra khoảng trống là cần thiết, nhưng điều cần thiết hơn là để Chúa Giêsu lấp đầy khoảng trống đó.
Đức Giáo hoàng Phanxicô thường nhấn mạnh tới niềm vui trong đời sống người Kitô hữu. Trong bài giảng dịp lễ Các Thánh vừa rồi ngài còn nhấn mạnh rằng “không thể có sự thánh thiện nếu thiếu vắng niềm vui”. Ngài giải thích thêm rằng niềm vui đó không dừng lại ở mặt cảm xúc mà sâu xa hơn đó là niềm vui “có Chúa”. Cảm xúc có thể thay đổi theo các cung bậc khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng một người “có Chúa” thì sẽ luôn đón nhận mọi biến cố vui buồn xảy đến trong đời với con mắt yêu thương của Chúa. Do đó chỉ niềm vui “có Chúa” mới mang giá trị bền vững và là yếu tố giúp con người sống hạnh phúc triển nở.
Khi thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19,27) chắc hẳn ngài đang cảm nhận được sự bấp bênh khi phải “bỏ mọi sự”. Cũng may là ngài nói đầy đủ “bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Nếu không có vế “mà theo Thầy” thì câu trả lời nhận được rất có thể sẽ là: “Sao con dại thế, bỏ mọi sự vậy thì đâu được gì!” Vì thánh Phêrô đã hỏi đầy đủ nên câu trả lời của Chúa Giêsu cũng rất rõ ràng: “Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,27). Như vậy, nếu so sánh giữa “vốn” bỏ ra và “lợi nhuận” thu được thì người môn đệ của Chúa Giêsu đúng là lời to. Dù họ phải “bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất” nhưng bù lại họ nhận được gấp bội (hay gấp trăm) “số vốn” ấy, lại còn được khuyến mãi thêm “sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” nữa chứ. Tuy nhiên, một món hời như vậy cũng đòi hỏi phải có điều kiện của nó chứ không “dễ ăn” như người ta tưởng. Điều kiện ở đây được diễn tả trong một cụm từ ngắn gọn rất dễ bị bỏ quên đó là: “vì danh Thầy”.
Đây không phải là lần duy nhất Chúa Giêsu nhắc đến chữ “vì danh Thầy”. Theo đó, “vì danh Thầy” là điều kiện để một việc làm nhỏ bé trở nên có giá trị trước mặt Chúa: “Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9, 37). Tuy nhiên, “vì danh Thầy” cũng lại là nguyên nhân khiến người môn đệ bị bách hại: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Mt 10, 22). Người Kitô hữu có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước giờ cầu nguyện, trước bữa cơm hay trước khi đi đường. Như thế, họ tuyên xưng việc họ đang làm hay sắp làm là “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Nếu một người làm mọi việc đều “nhân danh Chúa” chứ không phải là “nhân danh tôi” thì họ đích thị là người đã để Chúa chiếm lấy trọn vẹn con người mình rồi. Khi đó những hy sinh từ bỏ hay việc làm phúc đức của họ sẽ là những phương thế hữu hiệu giúp họ kết hiệp với Chúa mật thiết hơn.
Những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng giúp hướng đến một giá trị nào khác lớn lao hơn. Trong đời tu cũng như đời sống giáo dân, người môn đệ Chúa Giêsu luôn phải có sự hy sinh từ bỏ, từ những chuyện như dành thời giờ đọc kinh cầu nguyện, tham dự thánh lễ, chia sẻ của cải vật chất giúp đỡ than nhân cho đến việc chống lại những cám dỗ bất chính, từ bỏ đường xấu xa tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng những sự hy sinh từ bỏ như thế chỉ là điều kiện cần để đón nhận một giá trị khác tuyệt vời hơn, đó chính là mặc lấy Đức Giêsu. Chỉ khi “có Chúa” và “nhân danh Chúa” thì đời sống của con người mới trở nên sung mãn và đầy đủ hơn qua những hy sinh từ bỏ hàng ngày. Hình ảnh Chúa Giêsu đầy máu me vẫn chưa phải là kết cục cuối cùng của đời tu hay đời Kitô hữu nói chung. Quan trọng hơn, đằng sau thập giá đớn đau đó chính là niềm vui phục sinh vinh quang, đánh tan xiềng xích tội lỗi, mang lại sự sống đời đời.
Giuse Lê Đắc Thắng, SJ(dongten.net)
Bài cùng chuyên mục:
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 61)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 282)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 175)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 267)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 261)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 228)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 274)
Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?
Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 437)
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 414)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 844)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất