Giáo hội toàn cầu

Hồng y Gerhard Müller báo động về mối nguy hiểm nghiêm trọng có thể dẫn nhân loại đến tự sát tập thể

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,699
  • Ngày đăng: 06/10/2022 07:30:36

 

Hồng y Gerhard Muller, bộ trưởng Bộ Tín Lý báo động về mối nguy hiểm nghiêm trọng có thể dẫn nhân loại đến “tự sát tập thể”. Hồng y Gerhard Müller, nguồn ảnh: Bohumil Petrik / ACI Press

 

Hồng y Gerhard Müller nói trong một bài bằng tiếng Tây Ban Nha được thư ký của ngài thuyết trình ngày 30 tháng 9 tại Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 14 tổ chức tại Mexico từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 21 tháng 10: “Kitô giáo cổ động cho văn minh của sự sống và thách thức văn hóa của thuyết nhân học hư vô, một chủ thuyết kết thúc bằng sự tự sát tập thể của nhân loại. Chủ nghĩa vô thần là chủ nghĩa hư vô. Hoa trái của nó là cái chết.”

 

Trên trang web của mình, Đại hội tuyên bố đây là “một sự kiện quốc tế và liên tôn giáo lớn nhằm đoàn kết và trang bị cho các nhà lãnh đạo, tổ chức và gia đình để khẳng định, kỷ niệm và củng cố gia đình như môi trường tự nhiên và cơ bản của con người, chìa khóa cho sự hưng thịnh của những cá nhân trưởng thành và xã hội bền vững.”

 

Trong bài giảng của ngài, hồng y danh dự giải thích: “Chủ thuyết hư vô là cảm nhận của thời đại mới cho rằng Chúa đã chết”, như triết gia Hegel viết, có thể dẫn đến cảm nhận con người không có gì là xấu, được tồn tại và làm tất cả những gì nó thích, nếu chúng ta tin rằng lý tính thần thiêng đã không còn và mọi sự đều do bàn tay con người.”

 

Trong bài diễn văn có tiêu đề “Con người được tạo ra theo hình ảnh và giống Thiên Chúa: một tuyên ngôn chống lại thuyết nhân học hư vô,” hồng y đề cập đến luận điểm của triết gia Nietzsche, “nhà tiên tri của chủ nghĩa hư vô hậu kitô giáo”, người tuyên bố “cái chết của Chúa”; và theo sử gia Yuval Noah Harari, người “đã trở thành một thứ giống như bậc thầy của cái gọi là chủ nghĩa hậu nhân văn và siêu nhân.”

 

‘Siêu nhân thần thánh’ có thể trở thành ‘ác nhân vô nhân đạo’

Hồng y danh dự giải thích: “Trong tư cách là sử gia, chính bản thân Harari hiểu tầm nhìn về một siêu nhân thần thánh có thể nhanh chóng trở nên vô nhân quỷ quái như thế nào. Thế kỷ 20 đã chứng minh điều này một cách tàn nhẫn. Ở Tây và Đông Âu. Đặc biệt là ở Đức và Nga.”

 

Hồng y Müller báo động: “Nếu con người không còn là một sinh vật được tạo ra theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa Ba Ngôi, thì con người sẽ chìm vào vực sâu của thuyết nhân học hư vô.”

 

Chẳng hạn, hồng y ám chỉ đến những người sửa mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của họ để ‘nâng cấp’ hoặc để ‘làm mới’. Đó không còn là mốt của Hollywood nữa, nhưng họ là những người đáng được thương đã rơi vào – mà không hề hay biết – thuyết nhân học hư vô.

 

“Thuyết nhân học hư vô có cha đẻ của nó là niềm tự hào của một sinh vật muốn trở nên giống Chúa (sách Sáng thế 3: 5) và muốn tự mình thiết lập sự khác biệt giữa thiện và ác, đúng và sai cho chính mình.”

 

Hồng y nói tiếp: “Đó là sự điên rồ mù quáng của những kẻ nghịch đạo không tin Chúa, những kẻ đánh đổi ‘vinh quang của một Chúa không thoái hóa’ để lấy những hình ảnh tự tạo theo ý thức hệ của mình. Khi con người thờ phượng tạo vật thay vì Đấng sáng tạo, thì con người sẽ đánh mất sự vinh hiển được là con cái và là bằng hữu của Chúa”.

 

Thù địch với cuộc sống và hôn nhân

Hồng y cảnh báo, thuyết nhân học hư vô là “thù địch đáng kể với sự sống” vì nó khuyến khích hành động “giết trẻ em trong bụng mẹ như một quyền của con người và đòi hỏi cái gọi là ‘cái chết nhân từ’ (trợ tử) vì đã ‘cạn kiệt’ hoặc không còn được xem như một con người”.

 

Ngài nói tiếp: “Nhưng thành quả thối rữa của thuyết nhân học hư vô cũng thể hiện qua hoài nghi về hôn nhân giữa nam và nữ, được xem là một biến thể trong số bất kỳ khả năng nào của việc hưởng thụ thỏa mãn tình dục một cách ngẫu nhiên mà không nhường bước trước một tình yêu trọn vẹn và không vượt lên chính mình (hình thức) thành người thứ ba, cụ thể là đứa bé, hoa trái của tình yêu trong lòng cha mẹ.”

 

Do đó, mối quan hệ của hôn nhân dẫn đến đơm hoa kết trái bị phủ nhận, “mà Đấng Tạo Hóa đã chúc phúc cho người nam, người nữ để họ lưu truyền, gìn giữ và phát huy sự sống do Thiên Chúa tạo dựng”.

 

Ý thức hệ giới tính

Sau đó, hồng y Müller đề cập đến vấn đề ý thức hệ giới tính, vốn tạo ra sự phân biệt sai lầm giữa giới tính sinh học và giới tính như một cấu trúc văn hóa xã hội.

Ngài nói: “Ngoài sự thật đã được chứng minh về mặt sinh học, rằng việc thay đổi giới tính thực sự là không thể, việc giả tưởng tự do lựa chọn giới tính của một người là phủ nhận ý muốn của Chúa dành cho loài người chúng ta. Mỗi con người đều tồn tại trong bản chất cơ thể (của mình) với biểu hiện nam hoặc nữ. Ý thức hệ về giới chắc chắn cũng nằm dưới sự chi phối của thuyết nhân học hư vô, tước đoạt khả năng của cả nam giới và nữ giới. Một người đàn ông, nhờ đức tính thiêng liêng và thể xác của mình, có khả năng trở thành người chồng yêu thương vợ, người cha trung thành với con cái. Nhưng người đó không thể làm vợ hoặc làm mẹ cho người khác mà không phản bội chính mình.”

 

Cựu bộ trưởng bộ Tín Lý nói rằng “không ai có thể cải cách hoặc hiện đại hóa huấn dạy của Đức Kitô vì chính Ngài (qua  Nhập thể) đã mang tất cả sự mới mẻ và hiện đại để đổi mới và làm sống động con người,” như Thánh Irenaeus của Lyon, gần đây được Đức Phanxicô tuyên bố là tiến sĩ Giáo hội đã nói.

 

Nguy hiểm cho Giáo hội

Hồng y nói: “Thuyết nhân học hư vô thực sự đã trở nên nguy hiểm cho Giáo hội khi ngay cả các nhà thần học công giáo ở các vị trí chủ chốt, không còn cho rằng sự mặc khải duy nhất về mặt lịch sử và không thể điều khiển được của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, mà thay vào đó tạo một thỏa hiệp sai lệch với chủ nghĩa hậu nhân văn, chỉ để Giáo hội ‘tồn tại’ với tư cách là một tổ chức xã hội trong một thế giới hiện đại không có Chúa.”

 

Đối với “thần học không có Thiên Chúa” này, thì “sự sáng tạo và giao ước, Nhập thể và hy sinh của Chúa Giêsu trên thập giá và sự sống lại của Ngài chỉ được xem là những biểu tượng hiện sinh của tính chất thần thoại.”

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 185)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 694)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 387)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 227)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 240)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 253)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 266)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 532)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 381)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 448)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7