Giáo hội toàn cầu

Hãy trở lại với Thánh lễ!

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,899
  • Ngày đăng: 23/10/2021 13:44:18

Bây giờ các cửa nhà thờ đang bắt đầu mở rộng, tôi muốn thúc giục mọi tín hữu đọc những lời này: Hãy trở lại với Thánh lễ!

 

 

Mười lăm tháng qua là thời gian khủng hoảng và nhiều gay go đối với đất nước chúng ta [Hoa Kì], và là một thử thách đặc biệt đối với người Công Giáo. Trong suốt giai đoạn COVID kinh khủng này, nhiều người trong chúng ta bị buộc ngưng tham dự Thánh lễ và Rước lễ. Thật vậy, vô số Thánh lễ và việc tôn sùng Thánh Thể được thực hiện trực tuyến, cám ơn Chúa vì điều này. Nhưng các tín hữu đã biết tận xương tủy rằng sự tham dự trực tuyến như thế tuyệt đối không thay thế cho việc tham dự thật. Bây giờ các cửa nhà thờ đang bắt đầu mở rộng, tôi muốn thúc giục mọi tín hữu đọc những lời này: Hãy trở lại với Thánh lễ!

 

Tại sao Thánh lễ có tầm quan trọng quyết định như thế? Công đồng Vaticanô II dạy cách xác tín rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Kitô hữu” – điều đó có nghĩa là: Kitô giáo đích thực phát xuất từ Thánh Thể và quy hướng về Thánh Thể. Thánh Thể là khởi nguyên và cùng tận của đời sống tâm linh, vừa là con đường vừa là cùng đích của người môn đệ Chúa Kitô. Các Giáo phụ đã mạnh mẽ dạy rằng Bí tích Thánh Thể là lương thực ban sự sống đời đời. Các ngài muốn nói rằng theo mức độ chúng ta tiếp nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, chúng ta được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống với Ngài ở đời sau. Thánh Tôma Aquinô đã nói rằng tất cả các Bí tích khác chứa đựng quyền năng của Chúa Kitô (virtus Christi) còn Bí tích Thánh Thể chứa đựng chính Chúa Kitô (ispe Christus) – và điều này giúp giải thích lí do thánh Tôma không thể dâng Thánh lễ mà không đầm đìa nước mắt. Chính nơi Thánh Lễ mà chúng ta được ban đặc ân lãnh nhận tặng phẩm có một không hai này. Chính nơi Thánh Lễ chúng ta nhận được thứ lương thực không thể thiếu. Không có Thánh Thể, tâm linh chúng ta chết đói.

 

Nếu tôi mở rộng phạm vi một chút, tôi xin nhắc lại rằng, cách chung, Thánh Lễ là nơi dành riêng để gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Trong Phụng vụ lời Chúa, chúng ta không đơn thuần nghe những lời của con người do các thiên tài thi ca soạn ra, mà đúng hơn là lời của Ngôi Lời. Trong các bài đọc, đặc biệt bài Tin Mừng, chính Chúa Kitô nói với chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta thưa lại với Người, bước vào bên trong cuộc đối thoại với Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Rồi tiếp đến, trong Phụng vụ Thánh Thể, cũng chính Chúa Giêsu, Đấng đã mở lòng với chúng ta, hiến dâng Mình và Máu của Người cho chúng ta hưởng dùng. Trước khi lên thiên đàng, hoàn toàn không thể có sự hiệp thông nào khác thân tình hơn với Chúa Phục Sinh.

 

Tôi nhận thấy trong thời COVID này nhiều người Công Giáo dần dần quen với sự dễ chịu khi tham dự Thánh Lễ trực tuyến bởi được thoải mái trong nhà riêng, không phải phiền phức ở bãi đậu xe đông đúc, con nít khóc la, hàng ghế chật ních. Nhưng một điểm then chốt của Thánh Lễ chính là chúng ta đến với nhau để làm thành một cộng đoàn. Khi chúng ta nói, cầu nguyện, hát, và xướng đáp với nhau, chúng ta nhận ra căn tính của mình là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu. Trong lúc cử hành phụng vụ, linh mục thực hiện chức năng với tư cách của Chúa Kitô (in persona Christi), còn những người đã được rửa tội khi tham dự nối kết chính mình một cách biểu trưng với Chúa Kitô là đầu và cùng nhau tiến dâng sự thờ phượng lên Chúa Cha. Có một sự tương tác giữa linh mục và giáo dân trong Thánh lễ rất đỗi quan trọng mặc dù thường không được chú ý tới. Ngay trước lời nguyện trên lễ vật, linh mục nói: “Anh chị em hãy cầu nguyện, để hi lễ của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”, và giáo dân đáp lại: “Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người”. Ngay lúc đó, đầu và các chi thể kết nối với nhau một cách có ý thức để làm nên một hi lễ hoàn hảo dâng tiến Chúa Cha. Vấn đề là điều này không thể xảy ra khi chúng ta bị phân tán trong nhà riêng của mình và ngồi trước màn hình máy tính.

 

Nếu tôi nói về tầm quan trọng của Thánh lễ bằng một hình thức tiêu cực hơn, Hội Thánh đã dạy cách vững chắc rằng người Công Giáo đã được rửa tội có bổn phận đạo đức phải dự lễ Chúa Nhật, và việc cố ý bỏ lễ, không có lí do chính đáng, là tội trọng. Tôi hiểu rằng những lời này làm cho nhiều người ngày nay khó chịu, nhưng nó không có ý như vậy, bởi vì nó hoàn toàn phù hợp với mọi điều chúng ta đã nói về Thánh lễ cho tới điểm này. Thật vậy, nếu Phụng vụ Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, là cuộc gặp gỡ đặc thù với Chúa Giêsu Kitô, là thời điểm Thân Thể Mầu Nhiệm tự biểu lộ trọn vẹn nhất, là đón nhận Bánh Bởi Trời – thì, nói theo nghĩa thiêng liêng, chúng ta tự đặt mình vào mối nguy hại vô cùng lớn khi chủ động tránh xa Thánh lễ. Như một bác sĩ lưu ý bạn đang gây hại cho cuộc sống của mình do ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, hút thuốc, và không chịu tập thể dục, cũng vậy vị bác sĩ linh hồn sẽ nói với bạn rằng việc bỏ tham dự Thánh lễ đang làm tổn hại sức khỏe tâm linh của bạn. Dĩ nhiên, như tôi nhắc đến ở trên, luật Hội Thánh vẫn luôn là một cá nhân có thể quyết định không đi Lễ vì những lí do chính đáng – và dĩ nhiên điều này vẫn còn được áp dụng trong những ngày đại dịch đang dần dịu đi.

 

Nhưng xin hãy trở lại với Thánh lễ! Tôi xin đề nghị bạn dẫn theo một người, là người đã vắng quá lâu hoặc có thể đã chìm sâu trong sự thoải mái suốt thời Covid. Hãy để cho nỗi khao khát Thánh Thể của bạn đánh thức thôi thúc truyền giáo trong bạn. Hãy rước những người từ khắp các nẻo đường lớn nhỏ; hãy mời các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình bạn; hãy gọi các trẻ em dậy vào sáng Chúa Nhật; hãy tắt máy tính. Hãy trở lại với Thánh lễ!

 

Việt Tâm chuyên ngữ từ wordonfire.org (09.6.2021)

Tác giả: Đức cha Robert Barron

 

Bài cùng chuyên mục:

Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 86)

DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.

Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 55)

Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em

Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 309)

Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.

ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 221)

"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.

Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 241)

Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.

Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 553)

Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.

Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 232)

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.

ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 988)

Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne

Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 137)

Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...

Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 203)

Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7