Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 110 - Sơ ơi cứu con!

  • In trang này
  • Lượt xem: 489
  • Ngày đăng: 22/12/2023 10:28:39

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 110: SƠ ƠI CỨU CON!

 

Câu hỏi: Bạn trẻ phải làm gì, giữa chọn lựa giữ lại thai nhi và tiếng đời bàn tán về việc có con trước hôn nhân?

 

 

 

Trả lời:  

Em nhắn tin cho tôi:

“Con đã sinh bé trai mạnh khỏe, bình an sơ ạ!”

Tôi mừng cho em và con, vì bé đã được sinh ra trong vòng tay của em và bà nội bé. Tôi nhìn lại quãng đường em đã đi qua mà tạ ơn Chúa với em. Có lẽ cuộc sống phía trước còn nhiều lo toan, vất vả… Nhưng đến lúc này, tôi tin rằng khi em nhìn sinh linh bé nhỏ Chúa dành cho em, em sẽ đủ mạnh mẽ sống và cùng con khám phá những cung bậc cuộc sống ở phía trước.

 

Mạng xã hội của nhà dòng xuất hiện tin nhắn của người lạ: “Con chào sơ!” kèm theo là khuôn mặt của một cô bé với hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Tôi đoán người này, đang có chuyện không vui. Tôi vào trò chuyện thân tình, mới biết em là một cô gái mới bước qua tuổi 18.

 

Tôi hỏi em: “Sơ có thể giúp con được chuyện gì?”

Em ngập ngừng thổ lộ: “Con đã… con đã có thai được 6 tháng!” và em tiếp tục khóc. Em nghẹn ngào qua những dòng chữ đẫm nước mắt. Lúc này, em thật sự bối rối và mang nhiều nỗi đau. Còn tôi thì xót xa cho em, em vừa bước qua tuổi 18, sống xa gia đình để kiếm kế sinh nhai. Vì yếu đuối em đã có con với người mình yêu. Khó khăn này chồng lên khó khăn trước, nỗi buồn này đan xen với nghịch cảnh cuộc đời em, làm em chới với không biết bám víu vào ai.

 

Tôi gọi điện cho em. Em bắt đầu kể cho tôi về cuộc đời của mình. Em tin tưởng các sơ, cho dù chưa gặp mặt tôi, nhưng em vẫn thổ lộ hết những nỗi niềm trong lòng. Có lẽ lúc này, em cần một người lắng nghe em nói, một bờ vai chỉ để em dựa vào.

 

Em sinh ra tại một tỉnh miền Trung, vì vùng quê nghèo nắng cháy đỏ da, khí hậu khắc nghiệt nên em đi tìm một việc để làm thật khó. Em tạm xa gia đình khi mới học xong cấp 2 theo đám bạn mới lớn vào Sài Gòn kiếm việc. Tuổi 15 em đã phải lo cho người khác miếng cơm cái áo. Đồng lương ít ỏi hàng tháng, em chắt chui tiết kiệm gởi về nuôi Mẹ - nuôi dượng và 4 đứa em thơ dại nơi quê nghèo. Em buồn vì hôm nay em lại dẫm chân lên vết xe đổ của mẹ em “chưa chồng mà đã có con”, rồi đây ai sẽ lo cho gia đình em ở quê? Đầu em quay cuồng trong hỗn độn của sự giằng xé.

 

Em bộc bạch: “Dượng lấy mẹ đã có 4 mặt con, nhưng ‘cơm không lành canh không ngọt’ dượng lại lấy em ra mà chửi rủa mẹ em”. Sự đay nghiến của dượng làm Mẹ em nhục nhã, em bị tổn thương nặng trước những câu chửi đầy xúc phạm của kẻ say. Chuyện em mang thai, mẹ em chưa biết.

 

Em lo lắng trong dòng lệ ngấn dài: “Mẹ con mà biết, chắc mẹ con không sống được quá sơ ơi!” Khi em chào đời, tiếng gièm pha dị nghị của người đời đã khiến mẹ em “chết đi sống lại”. Mẹ em lo lắng khi em phải xa gia đình vì miếng cơm manh áo, mẹ thủ thỉ khi em chuẩn bị đi xa: “Con cố gắng lo làm việc, đừng ăn chơi đua đòi lại khổ con ơi…”

 

Em nơm nớp lo sợ khi bào thai mỗi ngày một lớn “mình làm gì để nuôi con đây!”, “còn gia đình ở quê thì sao đây?”, “hay là phá bỏ? nhưng đạo Công giáo không cho phép được giết con…?” Em òa khóc trong tuyệt vọng. Người em run lên mỗi khi nhìn thấy số điện thoại của Mẹ chuông báo, vẫn là điệp khúc “con có tiền gởi cho Mẹ và các em”. Em đượm buồn, nói dối mẹ “nhà chủ đang khất nợ 3 tháng nay, nên con chưa có”. Nhưng thật ra, em đã nghỉ việc 3 tháng rồi vì thai nghén. Lòng em quặn đau vì biết ở nhà chẳng còn gạo, 4 đứa em mặt mũi xanh xao vì đói ăn. Thương mẹ thương em lòng em thắt lại vì đau.

 

Em nhờ tôi làm cầu nối với mẹ em, vì em không can đảm đối diện với hiện tại nhưng lại cần lắm một sự cảm thông. Tôi trở thành người thân duy nhất của em nối kết nhà trai với nhà gái. Mẹ em khóc ròng khi hay tin em mang thai, tôi chỉ biết nghe bà trách móc em, bà cương quyết không chấp nhận người bạn của em vì không cùng tôn giáo. Tôi an ủi bà trong tuyệt vọng. Thật may mắn cho em, bạn trai em thương em thật lòng, gia đình nhà trai không kiêng nệ lại đón nhận em trong tình người. Gia đình cũng ít con nên nghe có cháu nội, bà mừng lắm. Bà đón em về để tiện chăm sóc trong những tháng cuối thai kỳ cho dù hai em chưa cưới hỏi. Tôi và em mừng rơi nước mắt.

 

Có lẽ người đời dị nghị ra vào chuyện cưới xin của em “chưa hỏi đã về làm dâu”. Còn với tôi, tôi lại mừng khôn xiết vì đây là điều tốt nhất trong lúc này, những thủ tục cưới hỏi xin tạm gác trong hoàn cảnh “nước xôi lửa bỏng”. Mẹ ruột em vì sợ viết thương cũ làm rướm máu nên bà không chấp nhận bào thai, không chấp nhận con rể ngoại đạo, còn em thì côi cút tự xoay sở trong lúc cần lắm sự nâng đỡ ủi an.

 

Gia đình nhà trai chấp nhận em, tôi xúc động trong nghẹn ngào. Mừng quá em ơi! Những câu nói chanh chua xin ngừng lại để một sinh linh sắp được chào đời, điều đó còn tuyệt vời hơn rất nhiều so với sĩ diện hão của con người: “Phá bỏ thai nhi để khỏi mang tiếng, phá bỏ để khỏi trách nhiệm…” và có cả hành ngàn lý do để người ta có thể giết chết một mần sống mà Thiên Chúa ban tặng. Tôi mừng vì tội ác giết người đã không xảy ra với em.

 

Nghĩ về cuộc đời em với những nỗi buồn vô định, tôi thấy em thật can đảm và mạnh mẽ. Dù cuộc sống đầy những bấp bênh vùi dập em, em vẫn hướng về phía trước, mang trong mình niềm hy vọng vào Thiên Chúa, vào sự sống Ngài ban cho em. Em đã dám chấp nhận những rủi ro của tương lai để làm cho sự sống của Thiên Chúa được lớn lên. Thiên Chúa đã trao cho em một trẻ thơ mong manh và mời em hãy làm cho bé lớn lên. Tôi vui vì em đã đáp đền niềm tín thác của Ngài nơi em.

 

Em thân mến,

Lúc này em đã trở thành một người mẹ trẻ, tương lai của gia đình em nằm trong chính cách cư xử, cách sống của mỗi thành viên trong gia đình. Em hãy giúp cho con của mình cảm nhận gia đình là một mái ấm đầy yêu thương có cha có mẹ; là nơi con em tập tễnh những bước chân đầu tiên đi vào đời. Cho dù có vấp ngã, có té nhoài hoặc có te tua giữa dòng đời thì con em vẫn an tâm tin rằng: “Ba mẹ vẫn luôn bên cạnh khuyến khích đỡ nâng và tiếp tục giúp con bước tiếp”.

 

Em đã rất kiên cường chọn lựa giữ lại đứa bé – con của hai em giữa những cám dỗ của sự chối bỏ hôm nay. Em hãy giúp cho con của mình cũng trở nên mạnh mẽ và có một trái tim nhân ái, biết trân trọng sự sống, biết hy sinh xả thân vì người khác mà không quy về chính mình. Hãy giúp cho bé biết rằng: chỉ có lòng nhân ái, sự tha thứ mới xoa dịu những vết thương trong lòng. Cầu mong em có một gia đình hạnh phúc, vợ – chồng em có những đứa con ngoan, thảo hiếu cha mẹ, biết thương gia đình. Và em hãy nhớ rằng niềm hy vọng hướng về tương lai luôn giúp cho chúng ta vững vàng sống tiếp.

 

Hẹn gặp lại em!

Nữ tu Thiên Di, CND - CSA

Bài cùng chuyên mục:

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh (20/11/2024 07:32:12 - Xem: 94)

Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi (18/11/2024 07:48:28 - Xem: 105)

Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con làm gì để bỏ tật thủ dâm?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện (13/11/2024 10:51:58 - Xem: 162)

Cha ơi có cách nào để mình không bị phạm tội về tư tưởng không ạ. Đặc biệt lúc mình đọc kinh đi lễ cầu nguyện thì lúc đó mình suy nghĩ rất nhiều không chú tâm lắm đến việc nhà chúa.

Sinh nhật nào quan trọng nhất? (11/11/2024 19:25:35 - Xem: 302)

Nói qua nói lại, cái cần nhất Nhỏ nói sau cùng nè. Sinh nhật, ngày hiện diện trên đời cũng quan trọng như sinh nhật trên Nước Trời...

Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ? (05/11/2024 07:31:46 - Xem: 232)

Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của năm tháng viết.

Các Thánh – Họ là ai? (31/10/2024 05:53:13 - Xem: 405)

Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh đích thực nào lại đi tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 200)

Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 269)

Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?

Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 339)

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 226)

Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7