Đức Thánh Cha đã nói gì về tính hiệp hành
- In trang này
- Lượt xem: 336
- Ngày đăng: 27/09/2023 07:34:46
Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành được Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng vào tháng 10/2021. Thật ra trong những năm qua đã nhiều lần Đức Thánh Cha nói về tính hiệp hành, trước khi chính thức công bố triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về tính hiệp hành, điều mà ngài cho là thực sự quan trọng đối với Giáo hội.
Trong một số bình luận gần đây nhất về tính hiệp hành, Đức Thánh Cha đã nói, “việc nói về một ‘Thượng hội đồng về tính hiệp hành’ có thể có vẻ là một điều gì đó khó hiểu, mang tính tự quy chiếu, quá mang tính kỹ thuật, ít được công chúng quan tâm,” nhưng đó là “một điều gì đó thực sự quan trọng đối với Giáo hội”.
Hiệp hành: cầu nguyện
Ngài đã nói với các đại diện của giới truyền thông hôm 26 tháng 8 rằng: “Chính vào thời điểm này, khi nói nhiều nhưng nghe ít, và khi ý thức về công ích có nguy cơ bị suy yếu, thì toàn thể Giáo hội đã bắt tay vào hành trình cùng nhau khám phá lại lời nói”. Ngài nói thêm: “Bước đi cùng nhau. Cùng nhau hỏi. Cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phân định của cộng đoàn, điều mà đối với chúng ta đó là lời cầu nguyện, như các Tông đồ đầu tiên đã làm: Đây là tính hiệp hành, điều chúng ta muốn biến thành thói quen hàng ngày trong mọi cách thể hiện của Giáo hội”.
Giáo hội và Hiệp hành là đồng nghĩa
Ngày 17 tháng 10 năm 2015, trong diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Thánh Cha nói: “Thế giới mà chúng ta đang sống và thế giới mà chúng ta được mời gọi yêu thương và phục vụ, ngay cả với những mâu thuẫn của nó, đòi hỏi Giáo hội tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực sứ vụ của mình. Chính con đường hiệp hành này là điều Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”.
“Tính hiệp hành, như là một yếu tố cấu thành của Giáo hội, cung cấp cho chúng ta khuôn khổ giải thích thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ phẩm trật. Nếu chúng ta hiểu, như Thánh Gioan Kim khẩu đã nói, rằng ‘Giáo hội và Hiệp hành là đồng nghĩa’, vì Giáo hội không gì khác hơn là ‘cuộc hành trình cùng nhau’ của đàn chiên của Thiên Chúa dọc theo các nẻo đường lịch sử hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, thì chúng ta cũng hiểu rằng, trong Giáo hội, không ai có thể được ‘nâng lên’ cao hơn người khác. Ngược lại, trong Giáo Hội, điều cần thiết là mỗi người phải ‘hạ thấp’ chính mình để phục vụ anh chị em mình trên hành trình”.
“Trong một Giáo hội hiệp hành, Thượng Hội đồng Giám mục chỉ là biểu hiện rõ ràng nhất của động lực hiệp thông vốn truyền cảm hứng cho mọi quyết định của Giáo hội”.
Không có Chúa Thánh Thần thì không có tính hiệp hành
Sau đó, ngỏ lời với Ủy ban Thần học Quốc tế vào ngày 29/11/2019, Đức Thánh Cha nói: “Trong 5 năm qua, anh chị em đã đưa ra được hai tài liệu quan trọng. Tài liệu đầu tiên làm sáng tỏ thần học về tính hiệp hành trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Anh chị em đã cho thấy việc thực hành tính hiệp hành, truyền thống nhưng luôn được đổi mới, là việc áp dụng, trong lịch sử của Dân Chúa trên hành trình của họ, việc thực hiện Giáo hội như một mầu nhiệm hiệp thông, theo hình ảnh hiệp thông Ba Ngôi. Như anh chị em đã biết, chủ đề này rất gần gũi với trái tim tôi...
“Và vì điều này, tôi cảm ơn anh chị em về tài liệu của anh chị em, bởi vì ngày nay người ta nghĩ rằng tính hiệp hành là nắm tay nhau và bắt đầu một cuộc hành trình, cử hành với giới trẻ, hoặc thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến: ‘Các bạn nghĩ gì về việc phong chức linh mục cho phụ nữ?’ Hầu như đó là điều đã được thực hiện, phải không? Tính hiệp hành là một cuộc hành trình của Giáo hội có một linh hồn là Chúa Thánh Thần. Không có Chúa Thánh Thần thì không có tính hiệp hành”.
Tính hiệp hành là sự thể hiện bản chất, hình thức, phong cách và sứ mạng của Giáo hội
Ngày 18 tháng 9 năm 2021, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu Giáo phận Rôma: “Tính hiệp hành không phải là một chương trong sách giáo khoa về Giáo hội học, càng không phải là một mốt nhất thời hay một khẩu hiệu được bàn tán trong các cuộc họp của chúng ta. Tính hiệp hành là sự thể hiện bản chất, hình thức, phong cách và sứ mạng của Giáo hội. Chúng ta có thể nói về Giáo hội như là ‘có tính hiệp hành’ mà không giản lược từ đó thành một cách mô tả hay định nghĩa khác về Giáo hội. Tôi nói điều này không phải như một quan điểm thần học hay thậm chí là suy nghĩ của riêng tôi, mà dựa trên những gì có thể được coi là ‘cẩm nang’ đầu tiên và quan trọng nhất về Giáo hội học: đó là sách Công vụ Tông đồ”.
Những nguy cơ có thể gặp trong Thượng Hội đồng
Gần hơn, trong diễn văn khai mạc Thượng Hội đồng về Tính hiệp hành vào ngày 9/10/2021, Đức Thánh Cha nói: “Thượng hội đồng, trong khi mang lại một cơ hội tuyệt vời cho việc hoán cải mục vụ về mặt truyền giáo và đại kết, cũng không được miễn trừ một số rủi ro nhất định. Tôi sẽ đề cập đến ba trong số này”.
Chủ nghĩa hình thức
“Đầu tiên là chủ nghĩa hình thức. Thượng Hội đồng có thể được rút gọn thành một sự kiện đặc biệt, nhưng chỉ diễn ra bên ngoài; điều đó sẽ giống như việc chiêm ngưỡng mặt tiền tráng lệ của một nhà thờ mà không hề thực sự bước vào bên trong. Nếu chúng ta muốn nói về một Giáo hội hiệp hành, chúng ta không thể chỉ hài lòng với vẻ bề ngoài; chúng ta cần nội dung, phương tiện và cơ cấu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và tương tác trong Dân Chúa, đặc biệt là giữa các linh mục và giáo dân.
Duy lý trí
“Nguy cơ thứ hai là sự duy lý trí. Thực tế biến thành sự trừu tượng, và chúng ta, với những suy tư của mình, cuối cùng lại đi theo hướng ngược lại. Điều này sẽ biến Thượng Hội đồng thành một loại nhóm nghiên cứu, đưa ra những cách tiếp cận uyên bác nhưng trừu tượng đối với các vấn đề của Giáo hội và những tệ nạn trong thế giới của chúng ta. Những con người bình thường nói những điều thông thường, không có chiều sâu hay hiểu biết thiêng liêng sâu sắc, và rốt cuộc đi theo những chia rẽ ý thức hệ và đảng phái quen thuộc và không hiệu quả, xa rời thực tế của Dân thánh Thiên Chúa và đời sống cụ thể của các cộng đồng trên khắp thế giới.
Cám dỗ tự mãn
“Cuối cùng, cám dỗ tự mãn, thái độ nói rằng: ‘Chúng ta đã luôn làm theo cách này’ (Evangelii Gaudium, 33) và tốt hơn là đừng thay đổi. Câu nói đó - ‘Chúng ta luôn làm theo cách đó’ - là liều thuốc độc cho đời sống của Giáo hội. Những người nghĩ theo cách này, có lẽ thậm chí không nhận ra điều đó, đã phạm sai lầm khi không coi trọng thời đại chúng ta đang sống. Cuối cùng, mối nguy hiểm là áp dụng những giải pháp cũ cho những vấn đề mới”.
Không có tinh thần cầu nguyện này thì không có tính hiệp hành
Và gần đây nhất, vào ngày 4/9/2023, trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Roma, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh: “Không có chỗ cho ý thức hệ trong Thượng hội đồng. Đó là một động lực khác. Thượng Hội đồng là cuộc đối thoại giữa những người đã được rửa tội nhân danh Giáo hội, về đời sống của Giáo hội, về đối thoại với thế giới, về những vấn đề ảnh hưởng đến nhân loại ngày nay. Nhưng khi bạn suy nghĩ theo một con đường ý thức hệ thì Thượng hội đồng chấm dứt”.
“Có một điều chúng ta phải bảo vệ là ‘bầu khí hiệp hành’. Đây không phải là một chương trình truyền hình nơi mọi thứ được nói đến. Có khoảnh khắc tôn giáo, có khoảnh khắc trao đổi tôn giáo. Hãy xem xét rằng trong các phiên họp của Thượng Hội đồng, họ phát biểu trong 3-4 phút mỗi người, ba [người], và sau đó có 3-4 phút im lặng để cầu nguyện... Không có tinh thần cầu nguyện này thì không có tính hiệp hành, ở đó là chính trị, chủ nghĩa nghị viện”.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Bài cùng chuyên mục:

“Tuần lễ Đỏ” - tuần lễ vinh danh các Kitô hữu chịu bách hại vì đức tin (07/12/2023 05:57:06 - Xem: 100)
Năm nay sự kiện “Tuần lễ Đỏ” diễn ra từ ngày 19 đến 26/11, cùng với một số sự kiện đặc biệt được tổ chức để nhấn mạnh đến hoàn cảnh khó khăn của các Kitô hữu

Linh mục hạnh phúc vui vẻ (04/12/2023 07:55:02 - Xem: 212)
Ở Lộ Đức, các bức tường ngăn cách linh mục dường như tan chảy: mặt trời của tình huynh đệ được tìm lại.

Đức Thánh Cha mời gọi các chủng sinh đặt Chúa trên hết mọi sự (02/12/2023 08:12:53 - Xem: 142)
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi yêu mến Chúa trên hết mọi sự thì linh mục sẽ vượt thắng mọi khủng hoảng, mọi khó khăn.

Trước chuyến đi của Đức Thánh Cha tại Dubai nhân Hội nghị COP28 (27/11/2023 05:48:35 - Xem: 158)
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô dành tới 3 ngày, từ 1 đến 3/12/2023 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh COP28 tại Dubai,

ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức (23/11/2023 06:19:19 - Xem: 328)
ĐTC kêu gọi: “Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho mối quan tâm chung của chúng ta về sự hiệp nhất”.

Đức Thánh Cha: Cảnh Giáng sinh phải là dịp để loan báo Tin Mừng (22/11/2023 15:52:44 - Xem: 376)
Đức Thánh Cha nhắc nhở khi làm cảnh Giáng sinh phải khơi dậy sự ngạc nhiên, một dịp để loan báo Tin Mừng.

2.600 linh mục Philippines tĩnh tâm: Giáo dân được mời gọi giúp linh mục nên thánh (21/11/2023 10:58:20 - Xem: 457)
Món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng cho một linh mục là thực sự trân trọng và cầu nguyện cho họ

Các Giám Mục Ba Lan chống nguy cơ ly giáo tại Đức (20/11/2023 08:34:36 - Xem: 426)
Tuy có sự cảnh giác rõ ràng của Tòa Thánh, nhưng nhóm chủ trương Con đường Công nghị bất chấp và thậm chí gần đây còn lợi dụng và lèo lái tinh thần của Thượng Hội đồng Giám mục

Phỏng vấn Đức Phanxicô nhân kết thúc năm 2023 (18/11/2023 10:25:14 - Xem: 318)
Hai tháng trước khi kết thúc năm 2023, Đức Phanxicô kết thúc năm bằng cuộc phỏng vấn mới với hãng tin Yesla của Nhà nước Argentina

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 7 năm 2023 (17/11/2023 05:50:23 - Xem: 280)
Sáng ngày 13.06, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 7, sẽ được cử hành vào Chúa nhật ngày 19.11.2023.
-
Thứ Sáu 08/12/2023 – Thứ Sáu tuần 1 mùa vọng – ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân. – Xin Vâng.
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
-
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Vòng Hoa Mùa Vọng
Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...
-
Bình dân và học thuật
Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...