Giáo hội toàn cầu

Đức Hồng y Parolin: Đối với Dức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng

  • In trang này
  • Lượt xem: 474
  • Ngày đăng: 13/03/2024 05:44:11

 

Trong cuộc phỏng vấn của báo “Corriere della Sera-Người đưa tin chiều” của Ý, được công bố vào ngày 12/3, liên quan đến lời mời gọi đàm phán của Đức Thánh Cha trong cuộc chiến ở Ucraina, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh tái khẳng định “Đối với Đức Thánh Cha đàm phán không phải là đầu hàng, nhưng là điều kiện cho một hoà bình công bằng và lâu dài”.

 

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thuỵ Sĩ, được công bố ngày 09/3, Đức Thánh Cha đã nói rằng trong chiến tranh người mạnh hơn là người biết nghĩ đến người dân, có can đảm giương cờ trắng và đàm phán. Và ngài còn khẳng định đàm phán không bao giờ là một sự đầu hàng.

 

Phóng viên của báo “Người đưa tin chiều” hỏi Đức Hồng Y rằng những lời này cho thấy Đức Thánh Cha đang yêu cầu đàm phán chứ không phải đầu hàng. Nhưng tại sao Đức Thánh Cha chỉ hướng đến Ucraina mà không cả hai bên. Và liệu việc lấy “thất bại” của bên bị tấn công làm lý do cho đàm phán có nguy cơ phản tác dụng?

 

Quốc vụ khanh Toà Thánh giải thích rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là “các điều kiện được tạo ra cho một giải pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm một hoà bình công bằng và lâu dài”. Theo nghĩa này, rõ ràng là việc tạo ra những điều kiện như vậy không chỉ tùy thuộc vào một trong các bên nhưng cả hai bên, và đối với Đức Hồng Y, điều kiện đầu tiên chính xác là chấm dứt tấn công.

 

Đức Hồng Y nói: “Chúng ta không bao giờ được quên bối cảnh và trong trường hợp này là câu hỏi đã được đặt ra với Đức Thánh Cha, và ngài đã trả lời về đàm phán và đặc biệt là về can đảm trong đàm phán, điều không bao giờ có nghĩa là đầu hàng. Tòa Thánh theo đuổi đường lối này và tiếp tục yêu cầu ‘ngưng bắn’ - và những kẻ xâm lược trước hết phải ngừng bắn - và do đó mở ra các cuộc thương thuyết. Đức Thánh Cha giải thích rằng đàm phán không phải là yếu đuối nhưng là sức mạnh. Đó không phải là đầu hàng nhưng là sự can đảm. Và nói với chúng ta rằng chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến mạng sống con người, đến hàng trăm ngàn sinh mạng con người đã hy sinh trong cuộc chiến ở trung tâm châu Âu. Đây là những từ áp dụng cho Ucraina cũng như Thánh Địa và các cuộc xung đột đẫm máu khác trên thế giới”.

 

Về câu hỏi “Vậy còn cơ hội cho một giải pháp ngoại giao?”, Đức Hồng Y trả lời: “Đây là những quyết định phụ thuộc vào ý chí con người nên luôn có khả năng đạt được giải pháp ngoại giao. Cuộc chiến chống Ucraina không phải là hậu quả của một thảm họa thiên nhiên không thể kiểm soát nhưng là do tự do của con người, và chính ý muốn con người vốn đã gây ra thảm kịch này cũng có khả năng và trách nhiệm thực hiện các bước để chấm dứt nó và mở đường cho một giải pháp ngoại giao”.

 

Tiếp tục cuộc phỏng vấn, phóng viên đề cập đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và chính Đức Thánh Cha đã nói đến “trách nhiệm” của hai bên. Câu hỏi được đặt ra là “Hai tình huống đó có điểm chung không?” Đức Hồng Y trả lời: “Chắc chắn có điểm chung, thực tế là, một cách nguy hiểm, chúng đã vượt quá mọi giới hạn có thể chấp nhận được, không thể giải quyết được. Cả hai cuộc xung đột đã ảnh hưởng đến một số quốc gia, và sẽ không tìm ra giải pháp nếu không có đàm phán nghiêm túc. Tôi lo ngại về sự thù hận mà các cuộc chiến đang tạo ra. Vết thương sâu như vậy khi nào mới có thể chữa lành?”

 

Nguồn: vaticannews.va/vi

Bài cùng chuyên mục:

Giới trẻ Canada ngày càng tham dự Thánh lễ nhiều hơn thế hệ trước (25/07/2024 09:56:34 - Xem: 196)

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giới trẻ Công giáo Canada ngày nay tham dự các cử hành ít nhất một lần mỗi tháng, nhiều hơn thế hệ trước.

Bộ Giáo lý đức tin và các cuộc “hiện ra” (25/07/2024 08:26:07 - Xem: 177)

Trong vòng 30 ngày qua, Bộ giáo lý đức tin đã công bố phán quyết về 4 hiện tượng gọi là “Đức Mẹ hiện ra” hoặc các mạc khải tư...

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm (25/07/2024 07:46:27 - Xem: 170)

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 đã kết thúc với Thánh lễ do Đức Hồng y Antonio Tagle,

Đức Thánh Cha cầu chúc Olympic Paris 2024 sẽ thúc đẩy hoà bình và tôn trọng (21/07/2024 10:55:51 - Xem: 157)

Ngày 19/7, Đức Thánh Cha gửi lời chào và cầu nguyện cho Thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình trước Thế vận hội Olympic mùa hè Paris, Pháp.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một Kitô hữu đứng đầu quân đội Pakistan (18/07/2024 18:32:57 - Xem: 294)

Thiếu tướng Julian Muazzam James đã được thăng làm tướng sư đoàn, trở thành Kitô hữu đầu tiên trong lịch sử 76 năm của quân đội Pakistan

Bộ Giáo lý Đức tin: Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bị vạ tuyệt thông vì ly giáo (07/07/2024 13:44:53 - Xem: 917)

Thông cáo báo chí lưu ý, quyết định do Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra, dựa theo giáo luật khoản 1, điều 1364

Chương trình viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore (07/07/2024 13:41:21 - Xem: 329)

Sáng thứ Sáu, ngày 05/7, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Đức Thượng phụ Bartolomeo I tái khẳng định mong muốn hiệp thông Kitô giáo (05/07/2024 07:21:31 - Xem: 408)

Ngài khẳng định rằng “sự hiệp nhất Kitô giáo vừa là một ân sủng khôn tả vừa là một nhiệm vụ thường xuyên”.

Thế kỷ 21 đã cho chúng ta hai thánh: Thánh Gioan-Phaolô II và Thánh Carlo Acutis (04/07/2024 08:56:41 - Xem: 457)

Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội đã phong thánh cho hàng ngàn thánh, họ là tấm gương cho người công giáo chúng ta. Nhưng chỉ có hai thánh ở thế kỷ 21

Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024 (04/07/2024 08:34:46 - Xem: 475)

Sáng ngày 1/7/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Công nghị thường kỳ về việc tuyên thánh cho một số chân phước

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7