Giáo hội toàn cầu

ĐTC chủ tế Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể lần thứ 52 tại Budapest

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,578
  • Ngày đăng: 15/09/2021 15:53:31
Lúc 11 giờ 30 Chúa Nhật 12/9/2021, Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể lần thứ 52 tại Budapest. Trong bài giảng, ngài mời gọi các tín hữu xác định Chúa Ki-tô mà chúng ta tin là có là Chúa Ki-tô thật không. Hãy đi từ việc ngưỡng mộ Chúa đến chỗ bắt chước Người. Hãy theo cách suy nghĩ của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các tín hữu siêng năng chầu Thánh Thể để được Chúa biến đổi, chữa lành sự cứng nhắc và quy kỷ và sẵn sàng bước đi theo Chúa để phục vụ anh chị em .
 

PopeFrancis-Budapest-1.jpeg

 

Sau khi gặp các các đại diện của Hội đồng Đại kết các Giáo hội Ki-tô và một số cộng đoàn Do Thái của Hungary, lúc 10 giờ 50 phút, Đức Thánh Cha đi xe mui trần vòng quanh Quảng trường các Anh hùng để chào các tín hữu. Đây là quảng trường lớn nhất tại Budapest và quan trọng về phương diện lịch sử và chính trị. Nơi này có “Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ”, được xây dựng vào năm 1896, nhân dịp kỷ niệm một ngàn năm Hungary được thành lập. Xe chở Đức Thánh Cha đi dọc qua các con đường xung quanh quảng trường giữa tiếng hoan hô chào đón của đông đảo người dân Hungary. Đức Thánh Cha ban phép lành cho dân chúng và thỉnh thoảng ngài dừng lại chúc lành cho các em bé.

 

PopeFrancis-Budapest-2.jpeg

 

Đúng 11 giờ 30, đoàn đồng tế gồm các Hồng y và giám mục cùng Đức Thánh Cha tiến ra lễ đài, bắt đầu Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể lần thứ 52, trước sự tham dự của khoảng 250 ngàn tín hữu hiện diện tại Quảng trường các Anh hùng. Đồng tế với Đức Thánh Cha có hơn 100 Hồng y, giám mục, trong đó có nhiều giám mục Công giáo Đông phương, và khoảng 500 linh mục. Một số vị đại diện các Giáo hội Chính Thống, Tin Lành cũng hiện diện tham dự Thánh lễ. Một ca đoàn hùng hậu với một ngàn ca viên phụ trách phần thánh ca.

 

PopeFrancis-Budapest-3.jpeg

 

Bắt đầu Thánh lễ, Đức Hồng y Peter, Erdo, Tổng giám mục của Budapest cảm ơn Đức Thánh Cha đã nhận lời mời chủ tế Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể lần thứ 52. Đức Hồng y cũng nhắc lại lý do các Đại Hội Thánh Thể và đặc biệt là các Thánh Lễ kết thúc được xem như Statio Orbis: các cử hành Thánh Thể cho thấy rõ ​​ràng có một cộng đoàn to lớn duy nhất được hình thành xung quanh Bàn tiệc của Chúa. Đức Hồng y nói rằng Thánh lễ hôm nay là một biểu tượng vô cùng mạnh mẽ đánh dấu sự hiệp nhất của Giáo hội xung quanh Chúa Kitô.  Ngài cũng nhắc đến sự hiện diện của những người không phải Ki-tô hữu; đây là một dấu chỉ của các thời đại, nghĩa là ơn gọi của Giáo hội ở giữa lòng nhân loại như là sứ giả của Chúa Ki-tô giữa các dân tộc.

 

Đức Hồng y tặng Đức Thánh Cha một bản sao của Thánh giá Truyền giáo. Theo Đức Hồng y, Thánh giá có đính thánh tích của các thánh và các chân phước trong vùng đánh thức lương tâm để chúng ta có thể sống thánh thiện ngay cả ngày nay, theo gương các vị Tử đạo và những vị Giải tội vĩ đại.

 

PopeFrancis-Budapest-4.jpeg

 

Trong bài  giảng, dựa trên câu hỏi Chúa Giê-su hỏi các môn đệ “Người ta bảo Thầy là ai?”, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu xác định Chúa Ki-tô mà chúng ta tin có là Chúa Ki-tô thật không. Ngài nói rằng câu hỏi của Chúa Giê-su đòi các môn đệ đưa ra một câu trả lời quyết định và đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình theo Thầy của họ. Đức Thánh Cha lưu ý rằng các môn đệ đã biết rõ về Chúa Giê-su, đã chứng kiến ​​nhiều phép lạ Người làm, bị ấn tượng bởi giáo huấn của Người, và đi theo Người bất cứ nơi đâu, nhưng họ vẫn chưa suy nghĩ như Người. Đức Thánh Cha nói: “Họ phải đi bước quyết định đó, từ ngưỡng mộ Chúa Giê-su đến bắt chước Chúa Giê-su”. Đức Thánh Cha nói rằng  Chúa cũng nhìn vào từng mỗi người chúng ta và hỏi: “Thật sự đối với con, Ta là ai”? Đối với con Ta là ai?”. Chúa muốn chúng ta trả lời từ kinh nghiệm cá nhân, từ cuộc sống của mình. Theo Đức Thánh Cha, “câu trả lời này canh tân đổi mới chúng ta, những môn đệ của Chúa” qua ba bước mà các môn đệ Chúa Giê-su đã thực hiện và cả chúng ta cũng có thể làm.

 

1. Loan báo về Chúa Giê-su. Thánh Phê-rô đại diện các môn đệ khác trả lời câu hỏi của Chúa Giê-su: “Thầy là Đấng Ki-tô”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng đây là câu trả lời chính xác. Nhưng Chúa Giê-su lại nghiêm cấm các môn đệ nói về điều này, lý do là vì nó chưa đầy đủ. Ngài giải thích, bởi vì “luôn có nguy cơ rao giảng về một ý tưởng cứu thế sai lầm, theo ý tưởng của con người chứ không phải của Thiên Chúa. Do đó, từ giây phút đó, Chúa Giê-su bắt đầu mặc khải về căn tính của Người, căn tính được thể hiện trong mầu nhiệm vượt qua, điều chúng ta tìm thấy trong Thánh Thể. Chúa giải thích rằng sứ vụ của Người sẽ đạt đến đỉnh điểm trong vinh quang phục sinh, nhưng chỉ sau khi chịu sỉ nhục trên thập giá”.

 

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trước những lời gây sốc này của Chúa Giê-su, chúng ta cũng có thể bị thất vọng và kinh ngạc. Chúng ta cũng muốn một Đấng Cứu Thế quyền năng hơn là một tôi tớ bị đóng đinh. Thánh Thể đang ở trước mặt chúng ta để nhắc nhở chúng ta Thiên Chúa là ai. Việc này không chỉ được thực hiện bằng lời nói, nhưng một cách cụ thể, tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa như Bánh được bẻ ra, như Tình yêu bị đóng đinh và trao tặng”. Và ngài nhấn mạnh: “Chúng ta có thể thêm vào nhiều nghi lễ, nhưng Chúa luôn ở đó, trong sự đơn sơ của chiếc Bánh để mình được bẻ ra, được phân phát và được ăn. Để cứu chúng ta, Đức Ki-tô đã trở thành tôi tớ; để ban cho chúng ta sự sống, Người đã chấp nhận cái chết”. Và Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu nên để cho mình bị kinh ngạc trước lời loan báo khó chấp nhận đó của Chúa Giê-su, để đi đến bước thứ hai là phân định cùng với Chúa Giê-su.

 

PopeFrancis-Budapest-5.jpeg

 

2. Phân định cùng với Chúa Giê-su. Phản ứng của thánh Phê-rô trước lời loan báo của Chúa chính là phản ứng của con người: ngay khi thập giá, viễn cảnh đau khổ, xuất hiện, chúng ta nổi loạn”. Đức Thánh Cha lưu ý: “Ngày nay, như trong quá khứ, thập giá không phải là thứ thời trang hoặc hấp dẫn. Tuy nhiên, nó chữa lành chúng ta từ nội tâm”. Ngài giải thích: “Đứng trước Chúa bị đóng đinh, chúng ta trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm hữu ích, một cuộc xung đột gay gắt giữa ‘suy nghĩ theo cách của Chúa’ và ‘suy nghĩ như con người'. Một mặt, chúng ta có cách suy nghĩ của Thiên Chúa, đó là cách lý luận của tình yêu thương khiêm nhường. Cách suy nghĩ của Thiên Chúa tránh xa sự áp đặt, phô trương và hiếu thắng, và luôn nhắm đến điều tốt đẹp của người khác, thậm chí đến mức hy sinh bản thân. Mặt khác, chúng ta có cách nghĩ của con người: đây là sự khôn ngoan của thế gian, gắn liền với danh dự và đặc quyền, hướng đến uy tín và thành công”.

 

Theo Đức Thánh Cha, với lối suy nghĩ của con người, cả chúng ta cũng có thể đã kéo Chúa “sang một bên”, đẩy Người vào một góc trong trái tim mình và tiếp tục đi theo cách riêng của mình và không để mình được hướng dẫn bởi cách suy nghĩ của Chúa Giê-su. Nhưng “Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta trong cuộc đấu tranh nội tâm này” bởi vì Chúa muốn chúng ta chọn Người. Đức Thánh Cha lưu ý rằng khác biệt ở đây là giữa Thiên Chúa thật sự và vị thần của “cái tôi” của chúng ta. Ngài giải thích: “Thiên Chúa, Đấng âm thầm ngự trị trên thập giá, thật khác xa với vị thần giả mà chúng ta muốn trị vì bằng quyền lực để khiến kẻ thù của chúng ta câm lặng!... Chúa Giê-su thức tỉnh chúng ta; Người không hài lòng với những tuyên bố về đức tin, nhưng yêu cầu chúng ta thanh tẩy đời sống tôn giáo của mình trước thập giá của Người, trước Bí tích Thánh Thể”.

 

Từ đó Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “dành thời gian chầu Thánh Thể để chiêm ngưỡng sự yếu đuối của Thiên Chúa. Chúng ta hãy để cho Chúa Giê-su Bánh Hằng Sống chữa lành sự khép kín của chúng ta và mở lòng ra để chia sẻ; xin Người chữa chúng ta khỏi sự cứng nhắc và sự quy kỷ của chúng ta; … và soi sáng cho chúng ta đi theo Người đến bất cứ nơi nào Người muốn dẫn đưa chúng ta đi”.

 

PopeFrancis-Budapest-6.jpeg

 

3. Đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giê-su nghiêm khắc yêu cầu thánh Phê-rô:  “Xatan! Lui lại đàng sau Thầy!” (Mc 8, 33). Và áp dụng cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nói: “Hành trình của Ki-tô hữu không phải là một cuộc chạy đua hướng tới thành công; nó bắt đầu bằng cách lùi lại, tìm tự do bằng cách không cần phải là trung tâm của mọi thứ. Thánh Phê-rô nhận ra rằng trung tâm không phải là Chúa Giê-su của mình, mà là Chúa Giê-su thật sự. Thánh nhân sẽ tiếp tục vấp ngã, nhưng từ lần tha thứ này đến lần tha thứ khác, ngài sẽ nhận thấy khuôn mặt của Thiên Chúa rõ ràng hơn. Và từ sự ngưỡng mộ trống rỗng đối với Chúa, thánh nhân sẽ noi gương Chúa cách cụ thể”.

 

Do đó, “lùi lại sau Chúa Giê-su có nghĩa là tiến bước trong cuộc sống với sự tin tưởng vững chắc của chính Chúa Giê-su, biết rằng chúng ta là con yêu dấu của Thiên Chúa. Đó là theo bước Thầy, Đấng đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (x. Mc 10, 45). Đó là đi ra mỗi ngày để gặp gỡ các anh chị em của chúng ta. Ở đó Thánh Thể thúc đẩy chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một Thân thể, sẵn sàng chia sẻ bản thân mình vì người khác”. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu “càng ngày càng cởi mở hơn với sự mới mẻ khó chấp nhận của Thiên Chúa chịu đóng đinh và phục sinh, là Bánh được bẻ ra để ban sự sống cho thế giới. Bằng cách này, chính chúng ta sẽ vui tươi và mang lại niềm vui cho người khác”.

 

PopeFrancis-Budapest-7.jpeg

 

Vào cuối Thánh lễ Đức tổng giám mục Piero Marini, Chủ tịch Ủy ban Đại hội Thánh Thể Quốc tế, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vị Vua đã tổ chức ngày lễ hội long trọng và sai các tôi tớ của Người đi ra các quảng trường, đến các nẻo đường để mời những người rốt cùng đến bàn tiệc của Con của Người. Đức cha cảm ơn Đức Thánh Cha đã muốn cử hành Thánh lễ kết thúc Đại hội lần thứ 52 và lặp lại lời kêu gọi chú trọng đến mầu nhiệm vĩ đại này, nguồn mạch và đỉnh điểm của sự sống và của sứ vụ của Giáo hội. Đức cha mong ước từ Thánh lễ ở trung tâm của châu Âu này phát sinh nguồn nước hằng sống có sức chữa lành các cộng đoàn Ki-tô và toàn thế giới.

 

PopeFrancis-Budapest-8.jpeg

 

Thánh lễ kết thúc với kinh Truyền Tin. Trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cảm ơn đại gia đình Ki-tô giáo Hungary với các anh chị em thuộc các nghi lễ, các hệ phái Ki-tô. Ngài đặc biệt cảm ơn các giám mục, các linh mục, tất cả các tu sĩ nam nữ, và tất cả anh chị em, và nhất là những người đã tích cực làm việc cho Đại hội Thánh Thể và cho việc cử hành Thánh lễ hôm nay. Ngài cảm ơn sự hiện diện của Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống Constantinople.

 

PopeFrancis-Budapest-9.jpeg

 

Đức Thánh Cha đã nói cảm ơn bằng tiếng Hungary để cảm ơn chính quyền dân sự và tôn giáo và nhân dân Hungary. Nhắc lại lời bài hát của Đại hội, “Qua ngàn năm, Thánh giá là cây cột của ơn cứu độ của anh chị em”, Đức Thánh Cha cầu xin Thánh giá là cầu nối của họ giữa quá khứ và tương lai. Ngài nói: “Thánh giá thúc giục chúng ta giữ cho nguồn cội của mình vững chắc, nhưng không co cụm phòng thủ; kín múc từ các nguồn mạch, cởi mở với những người đang khao khát các ân sủng trong thời đại của chúng ta”. Ngài mong ước “Thánh giá Truyền giáo”, biểu tượng của Đại hội đưa họ đến việc công bố Tin Mừng giải thoát của tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho mỗi người, bằng chính cuộc sống.

 

 Sau khi nhắc đến hai vị chân phước được tuyên phong hôm nay tại Ba Lan, Đức Hồng y Wyszyński  và nữ tu Elizabeth, những người đã làm chứng cho Tin Mừng, Đức Thánh Cha cầu xin Mẹ Maria, được người dân Hungary tôn kính với danh hiệu “Nữ vương Hồng phúc”, đồng hành và chúc lành cho người dân Hungary! Và ngài gửi lời chúc lành đến mọi người, đặc biệt là các thiếu nhi và người trẻ, người cao niên và các bệnh nhân, những người nghèo và người bị loại bỏ. Ngài kết thúc: “Cùng với anh chị em và vì anh chị em tôi nói: Isten, álddmeg a magyart! Xin Thiên Chúa chúc lành cho người Hungary”.

 

PopeFrancis-Budapest-10.jpeg

 

Hồng Thủy
(Vatican News 12.09.2021)

Bài cùng chuyên mục:

Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 77)

DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.

Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 52)

Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em

Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 303)

Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.

ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 218)

"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.

Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 241)

Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.

Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 553)

Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.

Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 232)

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.

ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 987)

Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne

Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 137)

Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...

Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 202)

Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7