Giáo hội toàn cầu

Động đất ở Ma-rốc: một đất nước cầu nguyện

  • In trang này
  • Lượt xem: 630
  • Ngày đăng: 11/09/2023 07:14:41

Nước Ma-rốc tuyên bố để tang ba ngày, sau trận động đất kinh hoàng ngày 8 tháng 9, tín hữu mọi tôn giáo được huy động để giúp đỡ nạn nhân.

 

Ngày chúa nhật 10 tháng 9, người dân Marrakech ngủ trên vỉa hè ở quảng trường Jamaa El Fna vì họ sợ những chấn động mới. Davide Bonaldo/Zuma Press/MaxPPP

 

Giây phút im lặng, tiếp theo là lời cầu nguyện “an nghỉ cho nạn nhân của trận động đất” và đọc một câu trong kinh Coran. Ngày chúa nhật, tất cả nhà thờ hồi giáo ở Ma-rốc kêu gọi cầu nguyện cho những người đã khuất.

 

Lời cầu nguyện này là lời cầu nguyện của nhà tiên tri Mohammed đã cầu nguyện khi vua Negus qua đời  – ông là vua  Ethiopia, từ kitô giáo trở lại hồi giáo, và chết cách xa Medina, nơi hồi đó có cộng đồng hồi giáo đầu tiên. Hai ngày sau trận động đất khủng khiếp ở Marrakech và vùng lân cận, chính vua Mohammed VI của Ma-rốc đã xin cộng đồng Ma-rốc đọc lời cầu nguyện này.

 

Lời cầu nguyện tang lễ không bắt buộc trong phụng vụ của người hồi giáo, nhưng họ thường cầu nguyện khi có thảm họa hay khi người thân yêu không thể cầu nguyện trước thi thể các nạn nhân.

 

Thảm họa xảy ra ở Ma-rốc tối thứ sáu 8 tháng 9 đã làm cho hơn 2.000 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Tại Pháp, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có Mohammed Moussaoui, chủ tịch Liên minh các nhà thờ hồi giáo Pháp (UMF) đã kêu gọi xin các nhà thờ hồi giáo “cầu nguyện” cho người đã khuất.

 

“Cơ hội phát triển tình huynh đệ đại đồng”

Sáng chúa nhật 10 tháng 9, người công giáo ở Marrakech tụ họp để cầu nguyện cho các nạn nhân trong thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ các Thánh Tử đạo do tổng giám mục Rabat cử hành tại nơi động đất cùng với giám đốc Caritas Ma-rốc. Sáng chúa nhật, hồng y Cristobal Lopez Romero giải thích với báo La Croix: “Tôi muốn khuyến khích cộng đồng tín hữu Marrakech tỏ lòng thương xót qua lời cầu nguyện và tình đoàn kết, qua tất cả giúp đỡ mà chúng tôi có thể làm.”

 

Ngài nói tiếp: “Chúng tôi muốn nhắc lại, Thiên Chúa là Đấng nhân từ và những điều này không đến từ Ngài, Ngài không phải là nguyên nhân. Thiên Chúa đau khổ với những người đau khổ, Ngài đứng bên cạnh họ và chúng ta phải thể hiện khuôn mặt thương xót này qua tình đoàn kết của chúng ta. Đây là dịp để chúng ta phát triển tình huynh đệ phổ quát.” Ngài cũng viết thư cho bộ Nội vụ Ma-rốc để nói lên tình đoàn kết của người công giáo trong thảm kịch này.

 

Cũng như nhiều nhà thờ hồi giáo ở Pháp đã kêu gọi đóng góp giúp Ma-rốc, Giáo hội công giáo địa phương cũng đã tổ chức cuộc quyên góp đặc biệt ở tất cả các cộng đồng đất nước. Hồng y Lopez Romero nhấn mạnh: “Một điều tích cực trong thảm kịch này là chúng tôi chứng kiến được tình đoàn kết như tuyết lở. Chúng tôi nhận được nhiều đóng góp từ Ý, Pháp, Tây Ban Nha… và chúng tôi phối hợp với chính quyền để giúp đỡ một cách hiệu quả nhất có thể.” 

 

“Chúng tôi gần gũi với người dân Ma-rốc”

Cộng đồng kitô giáo ở Marrakech, nơi có khoảng 300 tín hữu, chủ yếu là người châu Âu và châu Phi, cùng với khách du lịch đã huy động để giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng. Sơ Géraldine Alezeau, quản lý trường La Saadia cho biết: “Marrakech không bị thiệt hại nhiều, nhưng chúng tôi tiếp nhận người dân ở các vùng lân cận đến sân trường, họ sợ và đến trú ẩn ở nhà chúng tôi vì các tòa nhà của chúng tôi rất kiên cố.”

 

Sơ cho biết: “Chúng tôi thu gom quần áo, nhu yếu phẩm, nước uống. Tất cả các hiệp hội đều được huy động và chúng tôi liên hệ với Hội Chữ Thập Đỏ để biết nhu cầu cụ thể. Hiện tại chúng tôi không đi để không làm kẹt đường, nhưng chúng tôi đang cố gắng vận tải các vật dụng mà không cản trở các công việc khẩn cấp.”

 

 

Trận động đất làm cho ngọn tháp Koutoubia, nhà thờ hồi giáo nổi tiếng ở Marrakech, một trong những nhà thờ lớn hồi giáo lớn nhất vào buổi bình minh của hồi giáo thế kỷ 12 đã bị lung lay, tháp cao 77 mét không bị sụp đổ.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Giới trẻ Canada ngày càng tham dự Thánh lễ nhiều hơn thế hệ trước (25/07/2024 09:56:34 - Xem: 216)

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giới trẻ Công giáo Canada ngày nay tham dự các cử hành ít nhất một lần mỗi tháng, nhiều hơn thế hệ trước.

Bộ Giáo lý đức tin và các cuộc “hiện ra” (25/07/2024 08:26:07 - Xem: 193)

Trong vòng 30 ngày qua, Bộ giáo lý đức tin đã công bố phán quyết về 4 hiện tượng gọi là “Đức Mẹ hiện ra” hoặc các mạc khải tư...

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm (25/07/2024 07:46:27 - Xem: 184)

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 đã kết thúc với Thánh lễ do Đức Hồng y Antonio Tagle,

Đức Thánh Cha cầu chúc Olympic Paris 2024 sẽ thúc đẩy hoà bình và tôn trọng (21/07/2024 10:55:51 - Xem: 161)

Ngày 19/7, Đức Thánh Cha gửi lời chào và cầu nguyện cho Thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình trước Thế vận hội Olympic mùa hè Paris, Pháp.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một Kitô hữu đứng đầu quân đội Pakistan (18/07/2024 18:32:57 - Xem: 294)

Thiếu tướng Julian Muazzam James đã được thăng làm tướng sư đoàn, trở thành Kitô hữu đầu tiên trong lịch sử 76 năm của quân đội Pakistan

Bộ Giáo lý Đức tin: Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bị vạ tuyệt thông vì ly giáo (07/07/2024 13:44:53 - Xem: 920)

Thông cáo báo chí lưu ý, quyết định do Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra, dựa theo giáo luật khoản 1, điều 1364

Chương trình viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore (07/07/2024 13:41:21 - Xem: 331)

Sáng thứ Sáu, ngày 05/7, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Đức Thượng phụ Bartolomeo I tái khẳng định mong muốn hiệp thông Kitô giáo (05/07/2024 07:21:31 - Xem: 411)

Ngài khẳng định rằng “sự hiệp nhất Kitô giáo vừa là một ân sủng khôn tả vừa là một nhiệm vụ thường xuyên”.

Thế kỷ 21 đã cho chúng ta hai thánh: Thánh Gioan-Phaolô II và Thánh Carlo Acutis (04/07/2024 08:56:41 - Xem: 459)

Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội đã phong thánh cho hàng ngàn thánh, họ là tấm gương cho người công giáo chúng ta. Nhưng chỉ có hai thánh ở thế kỷ 21

Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024 (04/07/2024 08:34:46 - Xem: 476)

Sáng ngày 1/7/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Công nghị thường kỳ về việc tuyên thánh cho một số chân phước

Bài viết mới