Giáo hội toàn cầu

Đời sống đạo của người Ý trong bối cảnh Năm Thánh sắp tới

  • In trang này
  • Lượt xem: 194
  • Ngày đăng: 07/12/2024 09:09:14

Trong cuộc phỏng vấn với Báo Quan sát viên Roma, nội dung dựa trên nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Xã hội (Censis), Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý đã đề cập đến “vùng xám” của đời sống đạo của người Ý, mời gọi đối diện với “vùng xám” một cách trung thực, không cố gắng phải nhìn theo cách tích cực nhưng cũng không theo cách tiêu cực. Tất cả cần phải được nhìn theo cái nhìn hy vọng của Năm Thánh sắp tới.

 

 

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Xã hội

Từ quan điểm “thực hành”

Theo ông Giulio De Rita, phụ trách cuộc nghiên cứu về đời sống đạo của người Ý, nếu nhìn từ quan điểm “thực hành” thì hiện nay người Ý không đến nhà thờ nhiều, không hoạt động tích cực trong giáo xứ, không chia sẻ giáo lý và không tôn trọng các nguyên tắc đạo đức. Đối với họ nguyên tắc luân lý của Giáo hội là những lời khuyên chứ không phải một bổn phận. Theo nghĩa này, số người Công giáo thực hành đạo như cách đây vài thập kỷ là rất ít.

Tuy nhiên, nếu nhìn từ một cái nhìn khác, những người tự nhận mình là người Công giáo, những người vẫn còn tình cảm Công giáo, cầu nguyện khi gặp khó khăn, làm dấu thánh giá, kêu cầu trước những ảnh tượng thì vẫn còn một con số đáng kể.

Trong một ý nghĩa nào đó, có thể yên tâm, bởi vì điều này giống như nói: một Giáo hội hiện hữu, Giáo hội ở bên ngoài hàng rào nhưng có Giáo hội, giờ đây cần đi ra ngoài và làm Giáo hội sống lại, trao cho Giáo hội những cơ hội mới.

 

“Vùng xám”

Nhưng có một thực tế làm suy yếu dấu hiệu hy vọng này, đó là “vùng xám” lớn, chiếm khoảng 40-50% người Ý, đây không phải điều an toàn, một nền tảng khá chắc chắn và khó thay đổi chiều kích.  Bởi vì nếu nhìn vào những người trẻ, nghĩa là dân số của ngày mai, người ta thấy tỷ lệ này mất 15 hoặc 20 điểm, tức là giảm gần một nửa. “Vùng xám” đó đang bốc hơi.  Điều này có nghĩa là có thể làm việc để Giáo hội sống lại nhưng biết rằng sẽ không thể đưa Giáo hội trở lại các chương trình tham gia như trước đây.  Do đó, cần phải có những hoạt động sáng tạo đối với đa số tương đối Kitô hữu này. Và chắc chắn đây không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ.

 

Khoảng 70% người Ý vẫn tự nhận có đức tin, 50% cầu nguyện, có đời sống tâm linh, tin vào cuộc sống sau khi chết, và từ cái nhìn này người ta có thể cảm thấy lạc quan, nhưng các xu hướng nói rằng đó không phải là một thực tế được củng cố nhưng là một chiều kích có khuynh hướng tan biến. Do đó, cần có những hình thức mới, cùng với ý thức rằng ngay cả khi làm việc tốt, cũng khó biến những “người Công giáo thuộc vùng xám” này thành những người Công giáo thực hành.

 

Quan điểm của Đức Hồng Y Zuppi

Theo Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục, dữ liệu có được từ nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Xã hội giúp Giáo hội hiểu khách quan hơn vì cung cấp cho những ai quan tâm chìa khóa để đọc. Đặc biệt, việc xem xét vùng màu xám này rất đáng chú ý; màu xám thực sự, như đã lưu ý, có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

 

Ngài nói: “Chúng ta không muốn diễn giải theo hướng tích cực để khích lệ, để nói với chúng ta rằng rốt cuộc thì chúng ta cũng không quá tệ. Tôi cho rằng đây sẽ là một cách tiếp cận sai, theo nghĩa Giáo hội luôn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề chứ không lẩn tránh hoặc giả vờ chúng không tồn tại, rơi vào cám dỗ phủ đường cho chúng”.

 

Ngược lại, theo ngài, Giáo hội đi vào lịch sử và những mâu thuẫn của lịch sử, vào những khó khăn hiển nhiên và chất vấn chúng ta rất nhiều. Và đây chính là ý nghĩa của con đường hiệp hành. Bởi vì liệu pháp làm chúng ta “bước ra ngoài” của Đức Thánh Cha Phanxicô dựa trên việc lắng nghe là cần thiết. Thực tế, chúng ta vẫn cần một số “điều trị” khác, cần phải nỗ lực rất nhiều. Và nếu chỉ đặt mình vào giữa những người khác thôi thì chưa đủ. Trên con đường hiệp hành, trong hai năm, Giáo hội Ý đã chọn con đường lắng nghe một cách chính xác để giúp mọi người hiểu và cũng để tinh luyện ngôn ngữ.

 

Có người không đồng ý, nói rằng “chúng ta (Giáo hội) phải giảng dạy và bây giờ thay vào đó chúng ta để cho mình được dạy dỗ”, nhưng điều này sai, vì bóp nghẹt đối thoại. Đối thoại không có nghĩa là đặt niềm tin của mình lên gác xép hoặc tương đối hóa xác tín của chính mình, nhưng có nghĩa là để cho thế giới chạm đến mình, để có thể nói và truyền đạt một cách hiệu quả loan báo về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng đã chết và đã sống lại.

 

Trong cuộc đối thoại này, chúng ta phải đối diện với “vùng xám”, một cách trung thực, không cố gắng phải nhìn theo cách tích cực nhưng cũng không theo cách tiêu cực.

Chìa khóa mà cuộc nghiên cứu mang lại cho chúng ta chính là “vùng xám” này, là sự pha trộn giữa liên kết và hoài nghi, nhưng đồng thời là sự thuộc về, sự quý trọng nhưng cũng có phê bình. Tất cả đều nằm trong một nền văn hóa có thể trở nên linh hoạt hơn, nơi mọi thứ chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, đây là nguy cơ lớn mà chúng ta phải đối diện khi ở trong khu vực này, và chúng ta phải cố gắng hiểu, chấp nhận thực tế như nó vốn có và cố gắng đưa ra những câu trả lời mà thực tế yêu cầu.

 

Con đường hiệp hành

Đề cập đến sự bùng nổ của kỹ thuật số, với mặt trái của nó là làm cho người ta dễ “tự nhốt mình”, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, Đức Hồng Y nhấn mạnh Giáo hội phải đi vào tất cả thực tế này và con đường hiệp hành là con đường đúng, đôi khi gặp một số khó khăn nhưng con đường này giúp chúng ta lại gần hơn với rất nhiều yêu cầu, mà nếu chúng ta vẫn tiếp tục đọc một cách hời hợt chúng ta sẽ không hiểu được. Trái lại, trong khi mở lại các điều kiện cho một cuộc đối thoại, gặp gỡ, mối quan hệ khả thi, chúng ta bước vào “vùng xám” này và có lẽ chúng ta có thể biết thực tế tốt hơn và đưa ra nhiều câu trả lời cho câu hỏi đang còn đó; và không phải những gì chúng ta nghĩ, nhưng là câu hỏi trong lòng mọi người.

 

Trở thành Công giáo là một thực tế vừa rất cá nhân vừa rất công khai

Theo nghiên cứu, 60% người Ý tuyên bố cầu nguyện hoặc hướng về Thiên Chúa. Con số này cũng liên quan đến những người không tin. Nghiên cứu cho thấy có một khía cạnh cảm xúc, tình cảm của cầu nguyện cá nhân, Đức Hồng Y nói Đức tin không phải là một vấn đề riêng tư, cá nhân. Chiều kích lựa chọn cá của cá nhân, lương tâm cá nhân và sự thuộc về không bao giờ đối lập nhưng trái lại bổ sung cho nhau. Trở thành Công giáo là một thực tế vừa rất cá nhân vừa rất công khai.

 

Chủ nghĩa tiêu dùng làm cho mọi thứ trở nên cá nhân hoá. Người ta nói tin vào hạnh phúc của mọi người, nhưng rồi lại ném mình vào hạnh phúc cá nhân và ở đó rồi bị quên lãng. Nhưng trong sâu thẳm người ta biết hạnh phúc gắn kết chúng ta với người khác, không ai có thể hạnh phúc một mình bởi vì chúng ta được “xây dựng” như thế. Bát Phúc không bao giờ là một vấn đề cá nhân vì kết hợp chúng ta với người khác, chúng ta là điều mà chúng ta sống cùng với người khác. Vì thế cần chú ý đến cảm xúc, khép mình trong chiều kích tâm lý, bên trong của mình.

 

Tin vào cuộc sống bên kia cái chết nhưng không tin vào sự phán xét

Về chủ đề cái chết, nghiên cứu cho thấy, người ta tin vào cuộc sống bên kia cái chết nhưng không tin vào sự phán xét, vào sức nặng của tội, vào bổn phận cư xử tốt trên mặt đất này, Đức Hồng Y nói: “Ngày nay, khi nói về tiêu chuẩn phán xét, thì điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí là tôi. Chủ nghĩa cá nhân đem lại sự biến dạng này. Tôi tự cho mình là trung tâm đến mức không cần biết có người đang khó chịu thái độ của tôi bởi vì tiêu chuẩn luôn là tôi. Tội cũng là điều này, không hiểu hậu quả thái độ của chính mình. Thực tế, chúng ta có một nhu cầu phán xét lớn và rồi chúng ta kết thúc bằng cách kể lại trong những giải thích không ngừng hoặc duy luân lý. Thiên Chúa phán xét, vì nếu không sẽ để chúng ta một mình. Thiên Chúa phán xét luôn dựa trên tình yêu. Phán xét của Chúa luôn kết hợp với lòng thương xót, tìm thấy sự tràn đầy trong lòng thương xót”. 

 

Tôn trọng là nền tảng, nhưng tình yêu làm cho sự tôn trọng trọn vẹn. Thế giới khủng khiếp của những thái độ duy luân lý giao động giữa nhẫn tâm và dễ dãi, trong đó điều quan trọng là mỗi người vẫn ở trên hòn đảo của mình. Và như thế chúng ta tiếp xúc nhiều hơn lý luận của cái xấu. Trái lại tất cả chúng ta phải hiểu rằng sự phán xét của Chúa dựa trên tình yêu và trong tình yêu Điều này thật tốt đẹp và giải thoát chúng ta, trong khi sự phán xét của nhà đạo đức đóng đinh và lên án chúng ta. Phán xét của Chúa cho chúng ta tự do và giúp chúng ta trở về với chính mình và làm chủ chính mình.

 

Hướng đến Năm Thánh

Dưới ánh sáng của tất cả những gì đã đề cập Đức Hồng Y cho rằng sự Quan phòng của Chúa được thể hiện trong Năm Thánh, đó chính là trung tâm, ước muốn tìm hy vọng. Năm Thánh hy vọng là dấu hiệu của một chọn lựa hướng đến tương lai. Nhắc nhở và mời gọi chúng ta trở thành “những người hành hương hy vọng” trong một thế giới làm chúng ta thất vọng, cho rằng tương lai là không thể. Hy vọng là đi vào lịch sử, nhìn vào các vấn đề và đối diện với cái ác. Trong dấu hiệu của Năm Thánh: hòa giải với chính mình và hòa giải với thế giới, chính trong niềm hy vọng về lời loan báo của Chúa Giêsu là Đấng trong đại dịch tiếp tục chỉ cho chúng ta con đường cứu độ. Hy vọng có ý nghĩa khi tình huống có vẻ tuyệt vọng, khi không thấy hy vọng và khi mọi thứ tối tăm, nhưng chính trong bóng tối mà chúng ta tin vào ánh sáng. Năm Thánh là việc thắp lên ánh sáng này, là một cánh cửa mở ra, một tương lai đi vào hiện tại và giúp chúng ta trả giá cho hy vọng, bởi vì hy vọng không hề rẻ, không phải là một siêu thị nơi tôi lấy những gì tôi cần. Hy vọng liên quan đến chúng ta, thay đổi chúng ta, và điều này có một cái giá, nhưng chúng ta biết rằng bằng cách làm như vậy, chúng ta xây dựng một cái gì đó sẽ mang lại kết quả và mở ra tương lai. Đây là vẻ đẹp, sự vĩ đại của Năm Thánh.

 

Vatican News

Bài cùng chuyên mục:

Cửa Thánh và Thời Gian Thánh (21/12/2024 07:57:25 - Xem: 108)

Chúa Giêsu tự nhận là mục tử đích thực của đàn chiên, là người duy nhất có thể bước vào chuồng chiên qua cửa, nhưng ngay lập tức, Người lại tự nhận là cửa chuồng chiên”.

Các sự kiện quan trọng trong Năm Thánh 2025 (12/12/2024 07:45:14 - Xem: 742)

Năm Thánh diễn ra 25 năm một lần, sẽ được đánh dấu bằng một loạt các sự kiện ở Rôma cho nhiều thành phần trong xã hội.

Sứ điệp của ĐGH Phanxicô nhân dịp mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris  (12/12/2024 07:38:35 - Xem: 302)

Nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại ngày 07/12/2024, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gửi sứ điệp đến Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich của Paris.

Cái nhìn tổng quát về Hồng y đoàn từ sau Công nghị ngày 7/12/2024 (11/12/2024 07:50:05 - Xem: 271)

Từ chiều ngày 7/12/2024, Giáo hội có tất cả 253 Hồng y đến từ hơn 90 quốc gia, trong đó có 140 Hồng y dưới 80 tuổi có quyền tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng

Các tân Hồng y của Đức Giáo hoàng Phanxicô tiết lộ điều gì về mật nghị tương lai? (09/12/2024 15:38:38 - Xem: 513)

Với con số kỷ lục 140 hồng y có thể tham gia một mật nghị Hồng y trong tương lai tại Nhà nguyện Sistine.

Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị phong 21 Hồng y  (08/12/2024 09:49:21 - Xem: 293)

Vatican News (07/12/2024) - Vào lúc 4 giờ chiều thứ Bảy ngày 7/12, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị phong 21 Hồng y mới. Đây là công nghị phong Hồng y lần thứ 10 trong hơn 11 năm Đức Thánh Cha Phanxicô lãnh đạo Giáo hội.

Động tác lạ đánh dấu lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris (05/12/2024 17:52:18 - Xem: 800)

Nghi thức mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ bắt đầu vào ngày 7-12-2024 với một động tác lạ lùng gậy giám mục của mình, Đức cha Ulrich, Tổng giám mục Paris, sẽ gõ ba lần vào cửa nhà thờ chính tòa.

Thánh giá Năm Thánh 2025 (04/12/2024 05:54:04 - Xem: 353)

Thánh giá chính thức của Năm Thánh 2025, biểu tượng trung tâm của cuộc hành hương Năm Thánh, đã được công bố.

Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh sẽ là cơ hội hoán cải cho mọi người (03/12/2024 18:19:29 - Xem: 133)

Viết lời tựa cho cuốn sách “Năm Thánh Hy vọng”, Đức Thánh Cha mơ về một thế giới hoà bình,

Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được phong chân phước (27/11/2024 11:59:11 - Xem: 688)

Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ ban hành sắc lệnh liên quan đến tiến trình phong chân phước cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7