Tâm linh - Tu đức

Đối diện với sự tê liệt cảm xúc

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,167
  • Ngày đăng: 17/12/2021 09:41:34

ĐỐI DIỆN VỚI SỰ TÊ LIỆT CẢM XÚC

 

Nếu chúng ta đang trong vòng kìm tỏa của một nỗi ám ảnh, thì ở một mình trong nhà nguyện có vẻ không phải là môi trường lý tưởng.

 

 

Ông già trong Nỗi buồn, Trên ngưỡng cửa của Vĩnh cửu (Old Man in Sorrow, On the Threshold of Eternity) biểu tượng về sự đau khổ của họa sĩ Vincent van Gogh trong những tháng cuối đời của ông ở Auvers-sur-Oise.

 

Sức mạnh lớn nhất của chúng ta thường là chuyện yếu đuối lớn nhất của chúng ta. Nhạy cảm là một thiên tư, nhiều người nhạy cảm sẽ nói cho bạn biết, thiên tư đó có thể là một ơn rất phức tạp. Có lúc, sự gan lỳ dày dạn có thể cứu bạn khỏi nhiều đau khổ, nhất là những đau khổ trong trái tim.

 

Ngòi bút thiêng liêng Henri Nouwen là người vô cùng nhạy cảm. Đó vừa là ơn vừa là lời nguyền của cha. Cha đã đau khổ nhiều vì sự nhạy cảm của mình. Ví dụ như, đã có vài lần cha yêu đến tuyệt vọng, nhưng vì đã khấn lời khấn độc thân khiết tịnh và vì tình cảm hai phía không như nhau, nên cha bị bỏ rơi trong nỗi ám ảnh, nản lòng và tê liệt về mặt cảm xúc. Những cảm giác ám ảnh ấy chiếm lấy cha đến nỗi cha đã phải nhờ đến trị liệu y khoa. Theo lời thú nhận của cha, đó là những giai đoạn tăm tối và đau đớn nhất đời cha.

 

Trên đời này, có nhiều người giống như cha và trong mỗi một chúng ta cũng có phần nào đó giống như cha, vô cùng nhạy cảm. Một trong những người mà cha Nouwen xem là anh hùng là họa sĩ Vincent Van Gogh, một người đã khổ sở vì sự nhạy cảm quá độ, đến nỗi có lúc vì quá đau đớn trong tình yêu mà ông đã cắt đứt một tai rồi gửi cho người ông yêu. Một người nữa mà cha Nouwen thần tượng là triết gia người Đan Mạch, Soren Kierkegaard, với những tác phẩm tôn giáo và triết học thấm đẫm cô đơn của ông. Không phải ngẫu nhiên khi quá nhiều thiên tài đầy sáng tạo, như họa sĩ, nhà văn, diễn viên, thường rơi vào vòng kìm tỏa của ám ảnh cảm xúc. Tôi cho rằng chuyện này cũng đúng với tất cả chúng ta ở một mức độ nào đó.

 

Chúng ta phải làm gì khi ám ảnh cảm xúc làm chúng ta tê liệt?

 

Tôi đã hai lần đặt câu hỏi này cho các bác sĩ tâm lý. Lần đầu tiên là với nhà tâm lý học lừng danh người Hà Lan, Antone Vergote. Tôi đã hai lần được dự khóa học của ông, và một lần tôi đã hỏi ông câu này: Làm sao để giúp một người bị tê liệt quá đỗi vì thất tình hay một nỗi đau đớn khác làm cho người đó phải tự tử? Ông trả lời một cách rất khiêm tốn. Ông nói, đây là một tình trạng khó xử lý nhất trong bản thân, trong gia đình, trong bạn bè và trong cả việc mục vụ cũng như tư vấn tâm lý. Ông thừa nhận, tâm lý học vẫn còn đấu tranh để xác định cách phản ứng hữu hiệu và cho rằng có lẽ chúng ta có thể tìm được nhiều quan điểm khai sáng trong tác phẩm của những tiểu thuyết gia vĩ đại.

 

Sau đó ông cho biết, ám ảnh cảm xúc là một dạng của tập trung quá độ, một sự gắn chặt giữ chúng ta trong vòng kìm tỏa của nó, cho đến khi chúng ta có thể phá vỡ ấn niêm. Và cái có thể giúp ích trong tình trạng này là một sự phân tâm, bất kỳ thứ gì có thể khiến tâm trí người đó rời khỏi sự cố định chặt cứng đó. Tôi biết nói thế này có vẻ không ổn, nhất là khi chúng ta luôn nghe lời khuyên trong đạo, “hãy đưa những vấn đề của mình đến nhà nguyện”.  Chẳng phải cầu nguyện là câu trả lời sao? Phải, và nên là thế, nhưng việc đó cũng có những nguy cơ. Nếu chúng ta đang trong vòng kìm tỏa của một nỗi ám ảnh, thì ở một mình trong nhà nguyện có vẻ không phải là môi trường lý tưởng. Khi đang bị tê liệt về cảm xúc và lại ở một mình, thì bóng tối sẽ chiếm lấy chúng ta. Trong những thời khắc tăm tối nhất, chính Thiên Chúa nhập thể, ngón tay của Thiên Chúa qua sự chăm sóc của tha nhân, mới chính là nhà nguyện thật sự mà chúng ta cần tìm đến.

 

Nhà tâm lý học thứ hai mà tôi hỏi về vấn đề này đã bổ sung thêm lời khuyên này: Đừng bao giờ ở một mình trong dạng bóng tối này. Thật vậy, đừng bao giờ một mình đi vào bóng tối đó. Hãy ở cùng ai đó, một người bạn, một người thầy, một bác sĩ, người tư vấn, một người cùng cảnh ngộ, bất kỳ ai. Tôi nhớ một chuyện từ vài năm trước, một thanh niên tìm đến tôi, anh đang chịu dạng ám ảnh này, anh bảo, anh muốn lái xe một mình đến miền núi, thuê một ngôi nhà gỗ biệt lập và “nghĩ cho thông”. Tôi mạnh mẽ khuyên anh tuyệt đối đừng làm thế, vì cô độc và tách biệt khi đang ở trong nỗi ám ảnh này có thể sẽ vô cùng nguy hiểm. Cái anh cần là những gì có thể giúp anh phân tâm, là công việc, bạn bè, đời sống bình thường, những kiểu thoát ly hiện thực thông thường.

 

Đâu phải ai cũng được như Chúa Giêsu, một mình đi vào bóng tối của cuộc khổ nạn. Ngoại trừ khi, Ngài không hề cô độc. Ngài ở cùng Cha. Nếu chúng ta có đức tin đủ mạnh, chúng ta sẽ biết có Chúa ở bên cạnh chúng ta, như thế chúng ta có thể mạo hiểm đi vào bóng tối một mình. Vậy, chúng ta có thể đưa sự tê liệt cảm xúc của mình đến nhà nguyện, đến ngôi nhà gỗ trên miền núi hẻo lánh. Tuy nhiên, nếu chúng ta sợ bản ngã đầy thương tích của mình làm chúng ta bất lực và nghĩ đến chuyện tự tử, thì chúng ta hãy giữ chặt bàn tay của một người bạn đáng tin cậy hay bám lấy bất kỳ sự phân tâm nào có thể phá vỡ nỗi ám ảnh đang làm chúng ta tê liệt.

 

Một trong những lần cha Henri Nouwen phải đi bác sĩ vì chứng trầm cảm, cha đã viết quyển sách “Tiếng nói bên trong của tình yêu”, để chia sẻ cách cha đương đầu với chuyện này.  Cái mà cha nghiệm ra được là trái tim của chúng ta lớn hơn những vết thương của chúng ta, nhưng khi ở trong bóng tối, không phải lúc nào chúng ta cũng biết được thế.

 

J.B. Thái Hòa dịch

Ronald Rolheiser,

Bài cùng chuyên mục:

Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 61)

Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.

Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 282)

Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.

Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 175)

Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.

Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 267)

Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.

Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 261)

Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.

Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 228)

Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?

Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 274)

Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?

Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 437)

Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.

Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 414)

Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.

Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 844)

Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7