Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Để sự phàn nàn là một đức tính

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,154
  • Ngày đăng: 21/02/2023 15:45:06

ĐỂ SỰ PHÀN NÀN LÀ MỘT ĐỨC TÍNH

 

Phàn nàn quá nhiều là một vấn đề, nhưng phàn nàn có thể giúp bạn trở thành một người đồng hành tốt, đây là cách để làm điều đó.

 

 

Tôi luôn cho rằng việc thường xuyên phàn nàn sẽ tạo ra một lối nhìn tiêu cực, và không lành mạnh. Những người có thói quen phàn nàn đấu tranh vất vả để tìm ra giải pháp tích cực cho những thất bại. Những lời cay độc của họ bắt đầu định hình cách họ suy nghĩ. Họ dường như thường ít hạnh phúc hơn những người lạc quan, gần như thể họ tự cho mình là không hạnh phúc. Theo nghĩa này, những người hay phàn nàn là kẻ thù tồi tệ nhất của chính họ.

 

Bất cứ khi nào thấy mình rơi vào tình trạng muốn phàn nàn, mà điều này xảy ra thường xuyên hơn những gì tôi muốn thừa nhận, tôi nhận ra rằng có điều gì đó đã đi chệch hướng. Khi có điều gì đó không ổn nhưng tôi không thể thực sự nó chính xác là gì, vì vậy tôi dồn một người bạn tội nghiệp của mình vào một góc và bắt đầu trút giận. Tôi nói không ngừng, tập trung vào nỗi bất hạnh của mình và không để bạn tôi xen vào một lời nào. Tôi chắc chắn là điều này cực kỳ khó chịu.

 

Có lẽ bạn đã từng nhận được một buổi than phiền giống như thế. Nếu vậy, bạn có thể biết rằng người phàn nàn thực sự không quan tâm đến việc nghe giải pháp cho điều họ phàn nàn. Ít nhất, họ cảm thấy thật tuyệt vời khi có cảm giácmình được lắng nghe. Chia sẻ sự than phiền là một cách dễ dàng để gắn kết, nhất là nếu cả hai người có cùng quan điểm. Sẽ rất hữu ích khi được nói rằng lối nhìn của bạn có giá trị. Sự phàn nàn khiến hai người xích lại gần nhau hơn vì cả hai đều cảm thấy được nhìn nhận và ủng hộ.

 

Vấn đề là chúng ta than phiền quá nhiều

Không có gì lạ khi phàn nàn tới 30 lần mỗi ngày, nhưng tôi chỉ đơn giản là không thấy điều này lành mạnh ra sao. Tôi không muốn tất cả các tương tác của mình trong suốt một ngày trở nên tiêu cực như thế. Tôi muốn nghĩ rằng mình có thể gắn kết với bạn bè theo những cách khác, thú vị, và tích cực hơn.

 

Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu, việc phàn nàn mang lại cảm giác rất tuyệt và thật khó để dừng lại. Nó trở thành một Lễ hội phát sóng những sự bất bình. Nhưng nếu chúng ta trở nên tiêu cực quá thường xuyên, những người bạn ban đầu thông cảm sẽ rút lui dần dần vì họ biết rằng cuộc trò chuyện luôn biến thành một buổi trút giận.

 

Hơn nữa, điều tôi nhận thấy là có thể cảm thấy tốt vào lúc này khi để cho những ý kiến tiêu cực của mình phóng ra một cách tự do và mau lẹ, nhưng cuối cùng, thì điều đó lại khiến mọi người cảm thấy tồi tệ hơn. Và rồi, tôi thường tự trách mình và hứa sẽ không bao giờ hành xử như vậy nữa.

Đây là khuyết điểm của việc phàn nàn.

 

Sự phàn nàn có trong Kinh thánh

Tuy nhiên, tôi không thể phủ nhận rằng, khi cầu nguyện qua các giờ Kinh Thần vụ hằng ngày, tôi thấy là tác giả Thánh vịnh phàn nàn rất nhiều. Đến nỗi các học giả Kinh thánh gọi một số Thánh vịnh nào đó là “Thánh vịnh Ai ca”. Nói cách khác, Thánh Vịnh là một bài than phiền với Thiên Chúa.

 

Là một linh mục, nhiều người thường đến gặp tôi và bày tỏ cảm giác tội lỗi về việc họ đã phàn nàn với Thiên Chúa ra sao, hoặc thậm chí họ đổ lỗi cho Ngài về những điều tồi tệ trong cuộc sống của họ. Tôi nói với họ rằng Thiên Chúa có thể đón nhận những điều ấy. Trên thực tế, như Thánh vịnh cho thấy, nếu được thực hiện đúng cách, phàn nàn là một phần rất quan trọng của một mối tương quan lành mạnh, chân thực và không tô vẽ. Một đời sống tâm linh mạnh mẽ – hoặc hôn nhân, hoặc tình bạn – đôi khi bao gồm cả những lời phàn nàn. Đó là cách chúng ta giải tỏa căng thẳng và tiếp tục tiến bước. Trung thực và minh bạch là yếu tố cốt lõi đối với bất kỳ mối tương quan nào.

Tất cả chúng ta thỉnh thoảng cần phải phàn nàn, nhưng phàn nàn một cách đúng đắn.

 

Trước hết, tần suất là quan trọng.

Dù mải mê phàn nàn nhưng cũng nên tiết chế để đừng xảy ra hơn 30 lần mỗi ngày. Đối với tôi, tỷ lệ tiêu cực cao như vậy cho thấy chứng nghiện loại phim bitruyền hình hoặc một niềm vui sai lầm khi cảm thấy mình là nạn nhân. Cần lưu ý rằng các Thánh vịnh không chỉ toàn là những lời phàn nàn, nhưng có rất nhiều Thánh vịnh tạ ơn, ngợi khen, và vui mừng. Đối với mỗi lời phàn nàn, hãy nhắc nhở bản thân về 2 hoặc hơn về những điều mà bạn biết ơn.

 

Thứ đến, phàn nàn với đúng người.

Đừng phàn nàn với người sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề của bạn và,kết quả là, trở nên buôn chuyện và yếm thế. Đừng tiếp tục phàn nàn lặp đi lặp lại cùng một vấn đề với nhiều người. Hãy nói điều đó một lần với một người đáng tin cậy, và coi như xong.

 

Chẳng hạn, tôi có một nhóm linh mục mà tôi thường chia sẻ những lời phàn nàn. Các ngài hiểu biết và kín đáo. Tôi sẽ không bao giờ chia sẻ những lời phàn nàn đó với bất kỳ ai khác nữa. Giáo hội không hoàn hảo, nhưng một linh mục hay phàn nàn và tiêu cực có thể làm cho Giáo hội dường như hết sức tồi tệ, trong khi thực tế, Giáo hội rất tuyệt vời. Về nhiều phương diện, Giáo hội Công giáo đã cứu mạng tôi. Sẽ thật đáng tiếc nếu thói quen phàn nàn che khuất sự thật này và làm tôi quên mất điều đó. Khi tôi có điều gì cần than phiền, tôi trình bày với đúng người và sau đó không nhắc đến nó nữa.

 

Đừng tìm kiếm những người bạn tâm giao, người sẽ không phản đối bạn nếu lời phàn nàn của bạn là vô căn cứ. Nhận ra thiếu sót là điều tốt, nhưng sẽ trở nên không lành mạnh khi tất cả những gì bạn làm là nói về nó thay vì tìm cách sửa chữa hoặc điều chỉnh thái độ của chính bạn đối với thiếu sót ấy.

 

Cuối cùng, phàn nàn vì một lý do cụ thể.

Hãy xử lý cảm xúc. Đánh giá tình huống. Tìm một giải pháp. Những lúc tôi cảm thấy tồi tệ nhất là khi tôi biết rằng mình đã phun ra những điều tiêu cực độc hại mà hoàn toàn không có lý do.

 

Phàn nàn, giống như mọi thứ khác, có thể là một tật xấu hoặc là một đức tính. Tất cả hệ tại ở cách chúng ta xử lý nó. Có lẽ món quà đích thực của việc phàn nàn là sự thừa nhận thực tế rằng cuộc sống không hoàn hảo, nhưng mọi thứ sẽ vẫn ổn. Như tác giả Thánh vịnh chia sẻ: “Tôi lớn tiếng kêu gào lên CHÚA, tôi lớn tiếng cầu khẩn CHÚA thương, lời than vãn, xin giãi bày lên Chúa, nỗi ngặt nghèo, kể lể trước thiên nhan” (Tv 142, 2-3).

 

Bạn luôn có thể tâm sự với ai đó và cảm thấy được thấu hiểu. Chắc chắn, sẽ chẳng ai trong chúng ta bị bỏ rơi và bị cô độc.

 

LmMichael Rennier

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: aleteia.org (08. 01. 2023)

Bài cùng chuyên mục:

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh (20/11/2024 07:32:12 - Xem: 99)

Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi (18/11/2024 07:48:28 - Xem: 109)

Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con làm gì để bỏ tật thủ dâm?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện (13/11/2024 10:51:58 - Xem: 162)

Cha ơi có cách nào để mình không bị phạm tội về tư tưởng không ạ. Đặc biệt lúc mình đọc kinh đi lễ cầu nguyện thì lúc đó mình suy nghĩ rất nhiều không chú tâm lắm đến việc nhà chúa.

Sinh nhật nào quan trọng nhất? (11/11/2024 19:25:35 - Xem: 302)

Nói qua nói lại, cái cần nhất Nhỏ nói sau cùng nè. Sinh nhật, ngày hiện diện trên đời cũng quan trọng như sinh nhật trên Nước Trời...

Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ? (05/11/2024 07:31:46 - Xem: 233)

Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của năm tháng viết.

Các Thánh – Họ là ai? (31/10/2024 05:53:13 - Xem: 405)

Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh đích thực nào lại đi tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 201)

Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 269)

Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?

Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 339)

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 226)

Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7